Sau dầu hướng dương, dầu cọ sẽ lại thiếu hụt?

Dầu cọ sẽ trở thành hàng hiếm mới hay không khi nhà sản xuất dầu ăn lớn nhất thế giới là Indonesia đã chính thức đình chỉ tất cả các hoạt động xuất khẩu dầu cọ, sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Sau dầu hướng dương sẽ là dầu cọ?

Indonesia đã đình chỉ tất cả các hoạt động xuất khẩu dầu cọ của nước này kể từ ngày 28/4. Nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới đã mở rộng lệnh cấm xuất khẩu đối với nguyên liệu thô làm dầu ăn, bao gồm các lô hàng dầu cọ thô và hầu hết các sản phẩm tinh chế chỉ vài giờ trước khi nó có hiệu lực vào nửa đêm thứ Tư (27/4), nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước và giảm giá tăng vọt.

Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất hành tinh và chiếm gần 35% xuất khẩu của thế giới. Giá dầu thực vật đã thực sự đạt đỉnh sau khi Indonesia công bố biện pháp cấm xuất khẩu.

Dầu cọ được bán với giá 19.000 đến 20.000 rupiah một lít (30.000-31.600 VNĐ/lít) tại các thị trường của Jakarta hôm 28/4. Thị trường đã tỏ ra nhẹ nhõm khi Bộ trưởng Kinh tế Indonesia hôm 26/4 cho biết lệnh cấm sẽ chỉ bao gồm olein cọ tinh chế, tẩy trắng và khử mùi (RBD), nhưng một ngày sau, các nhà chức trách thông báo các sản phẩm khác cũng sẽ được đưa vào lệnh cấm. Điều đó đã tác động ngay đến giá dầu thực vật toàn cầu, khiến giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia tăng 9,8%.

Thị trường đã tỏ ra nhẹ nhõm khi Bộ trưởng Kinh tế Indonesia hôm 26/4 cho biết lệnh cấm sẽ chỉ bao gồm olein cọ tinh chế, tẩy trắng và khử mùi (RBD), nhưng một ngày sau, các nhà chức trách thông báo các sản phẩm khác cũng sẽ được đưa vào lệnh cấm.

Thị trường đã tỏ ra nhẹ nhõm khi Bộ trưởng Kinh tế Indonesia hôm 26/4 cho biết lệnh cấm sẽ chỉ bao gồm olein cọ tinh chế, tẩy trắng và khử mùi (RBD), nhưng một ngày sau, các nhà chức trách thông báo các sản phẩm khác cũng sẽ được đưa vào lệnh cấm.

Đất nước với 270 triệu dân đang phải đối mặt với các vấn đề về phân phối và lưu trữ trong kho dự trữ khi các nhà sản xuất muốn tận dụng lợi thế của giá tăng để bán các lô hàng ra thị trường quốc tế. Điều này gây bất lợi cho người tiêu dùng Indonesia.

Do lo ngại căng thẳng xã hội gia tăng, Jakarta đã quyết định tắt vòi dầu cọ để ưu tiên cung cấp cho người dân trong nước và cố gắng ngăn chặn giá tăng cao.

Căng thẳng tạm thời

Biện pháp này là "một cú đánh thực sự" sẽ "kéo chi phí sản xuất lên". "Đây là một tin rất xấu", Jérome Foucault, chủ tịch Hiệp hội các công ty sản phẩm thực phẩm chế biến (Adepale) than thở.

Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, dầu cọ là một trong những thành phần chính để chế biến các sản phẩm (bánh quy, bánh ngọt, sôcôla, v.v.).

Ngoài ngành công nghiệp thực phẩm, dầu cọ còn được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và các sản phẩm vệ sinh. Tuy nhiên, không giống như hướng dương, áp lực đối với nguồn cung dầu cọ có thể chỉ là tạm thời: quả cọ phải được ép nhanh sau khi hái vì nó không giữ được lâu và khả năng lưu trữ có hạn ở Indonesia.

Sahat Sinaga, quan chức cấp cao của Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (GAPKI), cho biết quyết định đó đã gây sốc trong ngành, nhưng ông tin rằng vấn đề nguồn cung có thể được giải quyết không lâu sau lễ hội Hồi giáo Eid al-Fitr vào đầu tháng 5. Ông nói thêm rằng mục tiêu xuất khẩu dầu cọ là 34 triệu tấn vào năm 2022 sẽ được đáp ứng.

Bộ trưởng Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết nước này sẽ tiếp tục xuất khẩu khi giá dầu ăn bán buôn giảm xuống còn 14.000 rupiah (22.133 VNĐ) trên toàn quốc, sau khi tăng vọt 70% trong những tuần gần đây.

Hiệp hội dầu cọ GAPKI cũng đang làm việc với chính phủ để đảm bảo nguồn cung dầu ăn giá cả phải chăng, nhưng kêu gọi các nhà chức trách tránh một lệnh cấm kéo dài và tàn khốc đối với xuất khẩu dầu cọ.

“Lệnh cấm hoàn toàn đối với việc xuất khẩu CPO và tất cả các dẫn xuất của nó, nếu kéo dài, sẽ có tác động rất tiêu cực đến không chỉ các công ty trồng trọt, nhà máy lọc dầu và đóng gói, mà còn hàng triệu nông hộ nhỏ”, GAPKI cho biết trong một tuyên bố.

Trung Việt

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//the-gioi/sau-dau-huong-duong-dau-co-se-lai-thieu-hut-1085148.html