Sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Hướng làm giàu bền vững của bà con Hải Dương

Tỉnh Hải Dương được thiên nhiên ưu đãi về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Người dân đã phát huy những lợi thế đó, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, tạo ra những nông phẩm an toàn, chất lượng, mở ra hướng làm giàu bền vững.

Hải Dương hiện có gần 50 ha nhà màng, nhà lưới, canh tác các loại cây như: dưa lưới, dưa chuột, hoa, rau ăn lá... theo quy trình VietGAP. Nông phẩm sản xuất theo các mô hình này có chất lượng đảm bảo, được bán ra thị trường với giá cao, cho giá trị từ gần 1 tỷ đồng/ha/năm. Tính riêng trồng dưa lưới trung bình 3 vụ/năm cho giá trị 1,5-3 tỷ đồng/ha/năm

Hải Dương hiện có gần 50 ha nhà màng, nhà lưới, canh tác các loại cây như: dưa lưới, dưa chuột, hoa, rau ăn lá... theo quy trình VietGAP. Nông phẩm sản xuất theo các mô hình này có chất lượng đảm bảo, được bán ra thị trường với giá cao, cho giá trị từ gần 1 tỷ đồng/ha/năm. Tính riêng trồng dưa lưới trung bình 3 vụ/năm cho giá trị 1,5-3 tỷ đồng/ha/năm

Xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là địa phương nổi bật trong việc sản xuất các sản phẩm OCOP như dưa lưới ruột xanh, dưa lưới ruột vàng, dưa chuột, cải bắp, su hào trong hệ thống nhà màng, nhà lưới. Ông Nguyễn Xuân Thơ, Chủ tịch UBND xã Phạm Trấn cho biết: "Diện tích nhà màng, nhà lưới trên toàn xã hiện đạt khoảng 26 hecta. Hội Nông dân của xã tổ chức nhiều lớp tập huấn về VietGAP, giúp nhiều người dân tiếp cận với với cách sản xuất khoa học mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, tăng năng suất, thu lợi nhuận kinh tế cao"

Xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là địa phương nổi bật trong việc sản xuất các sản phẩm OCOP như dưa lưới ruột xanh, dưa lưới ruột vàng, dưa chuột, cải bắp, su hào trong hệ thống nhà màng, nhà lưới. Ông Nguyễn Xuân Thơ, Chủ tịch UBND xã Phạm Trấn cho biết: "Diện tích nhà màng, nhà lưới trên toàn xã hiện đạt khoảng 26 hecta. Hội Nông dân của xã tổ chức nhiều lớp tập huấn về VietGAP, giúp nhiều người dân tiếp cận với với cách sản xuất khoa học mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, tăng năng suất, thu lợi nhuận kinh tế cao"

“Là thành viên của HTX Tân Minh Đức, chúng tôi được tham gia tập huấn về chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây hàng tháng, hàng tuần; tổ chức đi tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi, các mô hình trồng rau an toàn ở những địa phương khác trong cả nước. Ngoài ra, HTX cũng liên kết với các đầu mối thu mua sản phẩm có uy tín, giúp bà con yên tâm về đầu ra tiêu thụ sản phẩm”, anh Nguyễn Xuân Lộc (thôn Côi Hạ, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc) cho biết

“Là thành viên của HTX Tân Minh Đức, chúng tôi được tham gia tập huấn về chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây hàng tháng, hàng tuần; tổ chức đi tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi, các mô hình trồng rau an toàn ở những địa phương khác trong cả nước. Ngoài ra, HTX cũng liên kết với các đầu mối thu mua sản phẩm có uy tín, giúp bà con yên tâm về đầu ra tiêu thụ sản phẩm”, anh Nguyễn Xuân Lộc (thôn Côi Hạ, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc) cho biết

Mỗi mẫu ruộng ứng dụng làm nhà màng, nhà lưới trong HTX Tân Minh Đức trồng được 7.500 gốc dưa lưới. Trong điều kiện đảm bảo kỹ thuật chăm sóc, một gốc dưa lưới chính vụ cho quả đạt trọng lượng từ 1,4 -1,7 kg. Giá thu mua dao động từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, thị trường thiêu thụ dưa lưới của HTX Tân Minh Đức đa dạng từ các siêu thị lớn đến các chợ đầu mối truyền thống ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên…

Mỗi mẫu ruộng ứng dụng làm nhà màng, nhà lưới trong HTX Tân Minh Đức trồng được 7.500 gốc dưa lưới. Trong điều kiện đảm bảo kỹ thuật chăm sóc, một gốc dưa lưới chính vụ cho quả đạt trọng lượng từ 1,4 -1,7 kg. Giá thu mua dao động từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, thị trường thiêu thụ dưa lưới của HTX Tân Minh Đức đa dạng từ các siêu thị lớn đến các chợ đầu mối truyền thống ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên…

Gắn bó với nông nghiệp hữu cơ trồng trong nhà màng, nhà lưới từ năm 2021, anh Phùng Danh Viên (thôn Nam Cầu 2, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc) cho biết: “Trước đây làm nông nghiệp truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và thị trường. Từ ngày làm nhà màng, nhà lưới, chúng tôi dễ dàng quản lý được sâu bệnh, không lo về thời tiết, chất lượng nông phẩm được đảm bảo an toàn. Từ đó, người nông dân cũng thu lợi nhuận cao. Nếu giá cả thị trường ổn định, cứ một hecta nhà lưới nhà màng lãi cho lãi từ 1,2 -1,5 tỷ/năm”

Gắn bó với nông nghiệp hữu cơ trồng trong nhà màng, nhà lưới từ năm 2021, anh Phùng Danh Viên (thôn Nam Cầu 2, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc) cho biết: “Trước đây làm nông nghiệp truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và thị trường. Từ ngày làm nhà màng, nhà lưới, chúng tôi dễ dàng quản lý được sâu bệnh, không lo về thời tiết, chất lượng nông phẩm được đảm bảo an toàn. Từ đó, người nông dân cũng thu lợi nhuận cao. Nếu giá cả thị trường ổn định, cứ một hecta nhà lưới nhà màng lãi cho lãi từ 1,2 -1,5 tỷ/năm”

Hợp tác xã Tân Minh Đức (xã Phạm Trấn) hiện có 174 thành viên. Hệ thống nhà màng, nhà lưới trên địa bàn xã ngày một tăng về số lượng và diện tích, nên HTX đã thành lập Hội nhà lưới nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, kết nối những người đam mê khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Hợp tác xã Tân Minh Đức (xã Phạm Trấn) hiện có 174 thành viên. Hệ thống nhà màng, nhà lưới trên địa bàn xã ngày một tăng về số lượng và diện tích, nên HTX đã thành lập Hội nhà lưới nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, kết nối những người đam mê khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Nông dân Hải Dương đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hữu cơ, sản xuất công nghệ cao nhằm gia tăng giá trị cho nông sản địa phương

Nông dân Hải Dương đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hữu cơ, sản xuất công nghệ cao nhằm gia tăng giá trị cho nông sản địa phương

Là một trong hai vùng trồng thanh long của Hải Dương, xã Bạch Đằng (huyện Kinh Môn) từ lâu đã nổi tiếng là vựa sản xuất thanh long lớn của tỉnh, trong đó có HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng. HTX hiện có khoảng 60 hecta thanh long ruột đỏ; trung bình bà con thu khoảng 43-45 tấn/hecta/năm

Là một trong hai vùng trồng thanh long của Hải Dương, xã Bạch Đằng (huyện Kinh Môn) từ lâu đã nổi tiếng là vựa sản xuất thanh long lớn của tỉnh, trong đó có HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng. HTX hiện có khoảng 60 hecta thanh long ruột đỏ; trung bình bà con thu khoảng 43-45 tấn/hecta/năm

Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cùng với việc áp dụng các biện pháp canh tác, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGap, thanh long ruột đỏ ở địa phương nhanh chóng tạo được thương hiệu trên thị trường. Năm 2020, thanh long của HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng được tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, đạt tiêu chuẩn chất lượng vàng trong nông nghiệp Việt Nam. Sản phẩm hiện được dán tem truy xuất nguồn gốc và có mặt ở nhiều chuỗi cửa hàng, siêu thị trong nước

Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cùng với việc áp dụng các biện pháp canh tác, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGap, thanh long ruột đỏ ở địa phương nhanh chóng tạo được thương hiệu trên thị trường. Năm 2020, thanh long của HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng được tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, đạt tiêu chuẩn chất lượng vàng trong nông nghiệp Việt Nam. Sản phẩm hiện được dán tem truy xuất nguồn gốc và có mặt ở nhiều chuỗi cửa hàng, siêu thị trong nước

Được thành lập từ năm 2018, đến nay HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng đã mở rộng, thu hút hơn 40 người tham gia. Nông dân trong HTX không chỉ chịu khó về lao động mà còn chịu khó sáng tạo, đổi mới. Nhiều hộ gia đình đã đẩy mạnh đầu tư như các thiết bị công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống tưới nước tự động, áp dụng công nghệ cao vào làm đất... giúp giảm đáng kể chi phí nhân công, ví dụ trước phải mất đến 20 công/sào, nay chỉ còn 7-8 công/sào

Được thành lập từ năm 2018, đến nay HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng đã mở rộng, thu hút hơn 40 người tham gia. Nông dân trong HTX không chỉ chịu khó về lao động mà còn chịu khó sáng tạo, đổi mới. Nhiều hộ gia đình đã đẩy mạnh đầu tư như các thiết bị công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống tưới nước tự động, áp dụng công nghệ cao vào làm đất... giúp giảm đáng kể chi phí nhân công, ví dụ trước phải mất đến 20 công/sào, nay chỉ còn 7-8 công/sào

Hiện nay, HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng không chỉ chú trọng sản xuất nông sản sạch, an toàn mà còn gắn trải nghiệm du lịch đồng ruộng cho du khách, mang lại hiệu quả lao động cũng như tăng giá trị sản phẩm cho bà con. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Giám đốc HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng cho biết: “Du khách đến với xã Bạch Đằng (Gia Lộc) sẽ được trải nghiệm thực tế quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài trồng loại cây chủ lực là thanh long ruột đỏ và các rau màu khác, gia đình tôi cũng mạnh dạn đưa đầu tư hơn 9.000m vuông nhà màng, nhà lưới để trồng nho. Dự kiến năm 2024 sẽ có nho để cung cấp ra thị trường và có thêm sản phẩm hữu cơ mới cho du khách trải nghiệm”

Hiện nay, HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng không chỉ chú trọng sản xuất nông sản sạch, an toàn mà còn gắn trải nghiệm du lịch đồng ruộng cho du khách, mang lại hiệu quả lao động cũng như tăng giá trị sản phẩm cho bà con. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Giám đốc HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng cho biết: “Du khách đến với xã Bạch Đằng (Gia Lộc) sẽ được trải nghiệm thực tế quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài trồng loại cây chủ lực là thanh long ruột đỏ và các rau màu khác, gia đình tôi cũng mạnh dạn đưa đầu tư hơn 9.000m vuông nhà màng, nhà lưới để trồng nho. Dự kiến năm 2024 sẽ có nho để cung cấp ra thị trường và có thêm sản phẩm hữu cơ mới cho du khách trải nghiệm”

Những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển mạnh một số sản phẩm cây trồng như hành, tỏi, sắn dây, nếp cái hoa vàng, thị xã Kinh Môn cũng tập trung phát triển, đa dạng hóa cây ăn quả đặc biệt là sản phẩm OCOP chứng nhận 4 sao cam Vũ Xá (ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch Thất Hùng, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương)

Những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển mạnh một số sản phẩm cây trồng như hành, tỏi, sắn dây, nếp cái hoa vàng, thị xã Kinh Môn cũng tập trung phát triển, đa dạng hóa cây ăn quả đặc biệt là sản phẩm OCOP chứng nhận 4 sao cam Vũ Xá (ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch Thất Hùng, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương)

Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc HTX nông sản sạch Thất Hùng cho biết: “5 hecta cam Thất Hùng được UBND tỉnh hỗ trợ liên kết cung ứng dịch vụ đầu vào, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm. Sau khi liên kết, HTX có đầu tư đầu tư thêm về phân bón, bao bì, nhãn mác và thực hiện truy xuất nguồn gốc nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ vậy, giá trị cam Vũ Xá bán ra thị trường cao hơn so với các loại cam khác trên thị trường. Giá bán cam Vũ Xá trên thị trường hiện nay dao động khoảng 55.000 - 60.000/kg”

Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc HTX nông sản sạch Thất Hùng cho biết: “5 hecta cam Thất Hùng được UBND tỉnh hỗ trợ liên kết cung ứng dịch vụ đầu vào, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm. Sau khi liên kết, HTX có đầu tư đầu tư thêm về phân bón, bao bì, nhãn mác và thực hiện truy xuất nguồn gốc nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ vậy, giá trị cam Vũ Xá bán ra thị trường cao hơn so với các loại cam khác trên thị trường. Giá bán cam Vũ Xá trên thị trường hiện nay dao động khoảng 55.000 - 60.000/kg”

Vườn cam ở Thất Hùng ngày càng thu hút nhiều thương lái đến thu mua

Vườn cam ở Thất Hùng ngày càng thu hút nhiều thương lái đến thu mua

Chị Nguyễn Thị Hà (Khu dân cư Vũ Xá, phường Thất Hùng, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) cho biết: “Cam Vũ Xá ở Thất Hùng được trồng theo phương pháp hữu cơ nên cho quả to, mọng nước, có vị ngọt thanh, thơm. Mặc dù giá giá trị cam Thất Hùng cao hơn các loại cam khác ở thị trường, nhưng bởi sự uy tín, độ an toàn nên khách hàng vẫn tìm mua nhiều”

Chị Nguyễn Thị Hà (Khu dân cư Vũ Xá, phường Thất Hùng, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) cho biết: “Cam Vũ Xá ở Thất Hùng được trồng theo phương pháp hữu cơ nên cho quả to, mọng nước, có vị ngọt thanh, thơm. Mặc dù giá giá trị cam Thất Hùng cao hơn các loại cam khác ở thị trường, nhưng bởi sự uy tín, độ an toàn nên khách hàng vẫn tìm mua nhiều”

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao ở Hải Dương không chỉ làm giàu cho mỗi hộ gia đình mà còn góp phần làm thay đổi thay diện mạo ngành nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao ở Hải Dương không chỉ làm giàu cho mỗi hộ gia đình mà còn góp phần làm thay đổi thay diện mạo ngành nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.

CTV Huyền Chi/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/san-xuat-nong-nghiep-huu-co-huong-lam-giau-ben-vung-cua-ba-con-hai-duong-post1068802.vov