'Rồng và Phật giáo' ở Hàn Quốc và Ấn Độ cổ đại

Phật giáo chính thức truyền vào bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ tư (năm 373) và trở thành tôn giáo dân tộc đã tồn tại hơn 1700 năm, có tầm vóc ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống văn hóa và xã hội của dân tộc Hàn Quốc. Được biết, mối liên hệ giữa Rồng và Phật giáo bắt nguồn từ việc thờ cúng 'Tứ Đại Thiên Vương' ở Ấn Độ cổ đại.

Phật giáo chính thức truyền vào bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ tư (năm 373), trở thành tôn giáo dân tộc, đã tồn tại hơn 1700 năm, có tầm vóc ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống văn hóa và xã hội của Hàn Quốc. Được biết, mối liên hệ giữa Rồng và Phật giáo bắt nguồn từ việc thờ cúng ‘Tứ Đại Thiên Vương’ ở Ấn Độ cổ đại.

Việt dịch: Vân Tuyền
Nguồn: 법보신문

Tân niên Dương lịch 2024, theo Ngũ hành, can Giáp tương ứng với hành Mộc lấy màu xanh làm tượng trưng nên năm Giáp Thìn (갑진년; 甲辰), còn được gọi là năm Thanh Long (Rồng Xanh).

Trong văn hóa thần thoại, Thanh Long (Rồng Xanh) đại diện cho sự sung túc và quyền lực. Thêm vào đó, sách cổ cũng ghi lại rằng: Thái Tuế là thần của 12 ngôi sao, cũng được tôn là “Hành khiển thập nhị chi Thần” 行遣十二之神), điều này có nghĩa là Thái Tuế hàng năm sẽ thay đổi và sẽ theo chu kỳ 12 năm. Bởi vậy, mỗi năm cũng được quyết định bởi quyền năng do Thái Tuế ban cho.

Trong Phật giáo có Dược Sư Thập Nhị Thần Tướng (약사십이신장; 藥師十二神將), quyến thuộc của đức Phật Dược sư. Tức là 12 vị Dược xoa thần tướng ủng hộ và bảo vệ những người trì tụng kinh Dược sư. Hoặc có thuyết cho 12 vị thần tướng này là những phân thân của đức Phật Dược sư.

Thanh Long (Rồng Xanh) là vị thần hộ mệnh bảo vệ hướng đông và có tính cách hùng dũng là vị thần phụ trách về thủy (nước), nguồn gốc của vạn vật. Thanh Long (Rồng Xanh) là loài động vật tưởng tượng duy nhất trong số các loài động vật thuộc cung Hoàng đạo và là một sinh vật siêu nhiên luôn linh động. Thiên hạ kỳ vọng vào năm Giáp Thìn (갑진년) bởi nó được biết đến là biểu trưng cho sự giàu có và phong phú.

Từ xa xưa, Thanh Long (Rồng Xanh) đã được coi là một trong Tứ linh (사령; 四靈). Tứ Linh, bốn loài linh thú lớn trong thần thoại Trung Hoa và các nước Đông Á tượng trưng cho sự cát tường và điềm báo may mắn, tin vui, phúc lộc đầy nhà, bao gồm Long, Lân, Quy và Phượng hoàng. Tứ Linh, theo Kinh Lễ, là “Lân Phượng Quy Long”. Bên cạnh đó, cũng có “Thiên Chi Tứ Linh”, hay Tứ Tượng bao gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là đại diện của bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, là khái niệm phân biệt với Tứ Linh. Trong bốn loài thú thì kỳ lân, rồng và phượng, đều là những loài vật trong thần thoại và không có thực.

Thanh Long (Rồng Xanh) được miêu tả trong nhiều câu chuyện như một vị thần hộ mệnh với vũ khí tốt nhất và nhiều khả năng khác nhau. Theo sách cổ Trung Hoa ‘Quan Tử’ (관자;管子), “Rồng đến từ thủy (nước) và có sức mạnh điều hòa, có thể tùy ý thay đổi màu sắc cơ thể thành ngũ sắc (năm màu). “Nếu nó muốn trở nên nhỏ bé, có thể trở nên như một hoa cúc, và nó muốn lớn lên, nó có thể trở nên lớn đến mức bao trùm khắp cả vũ trụ đất trời.” Ngoài ra, trong ‘Thuyết Văn’ (설문; 說文) do Hứa Thận ở Trung Hoa biên soạn. Hứa Thận (허신; 許愼; khoảng 58-147), một nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, tác giả của Thuyết văn giải tự (설문해자; 說文解字), cuốn từ điển từ nguyên chữ Hán đầu tiên, cũng là cuốn từ điển đầu tiên sắp xếp các chữ Hán theo bộ thủ. Trong ‘Thuyết Văn’ có đoạn: “Rồng rất linh động, nó có thể tối hoặc sáng, mỏng hoặc dày, ngắn hoặc dài. Rồng có thể bay lên trời vào ngày Xuân phân (theo lịch Trung Quốc cổ đại, là điểm giữa của mùa xuân, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch) và lặn xuống sông biển nước vào ngày Thu phân”.

Trong quá khứ, các vị Đế vương cai trị quốc gia đã sử dụng con Rồng, biểu tượng cho linh thiêng, cao quý, quyền lực, như một công cụ để củng cố quyền lực của họ. ‘5 móng vuốt’ (Ngũ trảo long; 오조룡; 五爪龍) được khắc trên ‘Cổn Long bào’ (곤룡포; 袞龍袍), quân phục chính thức của Vua triều đại Joseon (Triều Tiên).

Ngoài ra, các vị Đế vương còn sử dụng ‘Thanh Long Kỳ’ (청룡기;靑龍旗), để khi lần lượt kiểm tra quân đội của nhà vua khi duyệt binh, và chỗ ngồi của nhà vua được gọi là ‘Long tọa’ (용좌; 龍座), và chiếc giường của nhà vua nằm được gọi là ‘Long sàn’ (용상; 龍床), gặp mặt vua phải gọi là yết kiến ‘long nhan’. Áo của vua được gọi là ‘long bào’. Rồng cũng hóa thân thành một hình tượng của quyền lực tối cao trong thiên hạ.

Được biết, mối liên hệ giữa Rồng và Phật giáo bắt nguồn từ việc thờ cúng ‘Tứ Đại Thiên Vương’ (사천왕; 四天) ở Ấn Độ cổ đại. Tứ Đại Thiên Vương, Tứ Đại Thiên Vương còn được coi là “Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp” hay “Hộ thế Thiên Tôn”, Đông phương ‘Trì Quốc Thiên Vương’ (지국천; 持國天), Tây phương ‘Quảng Mục Thiên Vương; (광목천; 廣目天), Nam phương ‘Tăng Trưởng Thiên Vương’ (증장천; 增長天), Bắc phương ‘Đa Văn Thiên Vương’ (다문천; 多聞天), trong Phật giáo làm nhiệm vụ hộ trì thế giới, duy trì sự an lạc, luôn tìm hiểu, học hỏi để biết nhiều, để có thể nhìn thấu mọi vật, giúp xã hội không ngừng phát triển … Đây đều là những điều chính yếu nhất tạo cảnh giới Cực Lạc và cũng là tâm nguyện của chư Phật., Tứ Đại Thiên Vương còn được coi là “ Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp” hay “Hộ thế Thiên Tôn”.

Phật giáo Hàn Quốc đã gắn liền với sự thịnh suy, thăng trầm của vận nước. Phật giáo chính thức truyền vào bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ tư (năm 373) và trở thành tôn giáo dân tộc đã tồn tại hơn 1700 năm, có tầm vóc ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống văn hóa và xã hội của Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện có 20 triệu phật tử (dân số gần 50 triệu) và 20 nghìn cơ sở tự viện trên toàn quốc.

Hàn Quốc, quốc gia có mối quan hệ lâu đời với Phật giáo, Thiên Long Bát Bộ, Long Thần Hộ Pháp, các vị thần bảo vệ Chính pháp Phật đà, hộ mệnh, bảo vệ con người. Vì thế mà những câu chuyện liên quan đến Long thần Hộ pháp thường xuất hiện trong các câu chuyện kiến lập nhiều ngôi già lam tự viện Phật giáo.

Tháp tại ngôi già lam Hoàng Long Cổ tự. Ảnh: St

Tiêu biểu như ngôi già lam Hoàng Long Cổ tự (황룡사; 黃龍寺), tọa lạc tại thành phố Gyeongju, Hàn Quốc, có truyền thuyết lưu truyền trong dân gian rằng, một con Hoàng Long (Rồng Vàng) xuất hiện khi Chân Hưng Vương (진흥왕, 眞興王); (540-576) là vua thứ 24 của Silla (Tân La) đang làm lễ động thổ khởi công xây dựng ‘Cung Khuyết’ (궁궐; 宮闕) trong Hán Thành Phủ (한성부; 漢城府) vào năm 553 Dương lịch. Silla Chân Hưng Vương nhận thấy điều bất thường này, bất chợt Đức Vua liền quyết định kiến tạo ngôi già lam Hoàng Long Cổ tự (황룡사; 黃龍寺) thay vì xây dựng Cung Khuyết.

Sau khi từ nhà Đường Trung Hoa trở về Silla (Hàn Quốc ngày nay), Đại trưởng lão Luật sư Từ Tạng (자장율사; 慈藏律師) (590-658) hoạt động không chỉ mang tính yêu nước mà còn giáo dục nhân dân thông qua việc tuyên dương Diệu pháp Như Lai, từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng và thiết lập Luật tông Phật giáo Silla (Hàn Quốc ngày nay). Đặc biệt, Ngài được sự quý trọng của nhà vua, các quan trong triều đình và được sự kính trọng của công dân. Đặc biệt, Ngài được sự kính trọng của Long Thần (용신; 龍神), vị Long Thần hứa ủng hộ Đạo tràng Hoằng dương Chính pháp của Ngài. Vào thời điểm này (553 Dương lịch), Ngài chứng minh cho việc xây dựng Đại bảo tháp chín tầng trong khuôn viên ngôi già lam Hoàng Long Cổ tự và kiến tạo ngôi già lam Thái Hòa Tự (태화사; 太和寺), không chỉ đơn giản là niềm tin vào việc bảo vệ quốc gia thông qua Phật lực mà còn nhu cầu thực tế, nhằm thể hiện uy quyền của Hoàng gia và quyền lực quốc gia của Silla nữa.

Đại Tông sư Nghĩa Tương (의상대종사; 625-702, Hải Đông Hoa Nghiêm Thủy Tổ Viên Giáo Quốc sư, vị Tổ sư sáng lập Hoa Nghiêm tông tại Vương quốc Phật giáo Silla (Tân La), người biên soạn quyển “Hoa Nghiêm Nhất Thừa Pháp Giới Đồ” (화엄일승법계도; 華嚴一乘法界圖), một vị Cao Tăng thời gian cầu chính pháp nhãn tạng vào triều đại nhà Đường Trung Hoa, Ngài nhập định cơ cảm đến đức Bồ tát Quán Thế Âm cho nên sau khi du học về, Ngài liền khai sơn ngôi già lam Lạc San Tự (낙산사) mặt tiền đường nhìn ra bờ biển phía đông, tọa lạc tại thôn Jeonjin 1-ri, xã Ganghyeon-myeon, quận Yangyang-gun, tỉnh Gangwon-do, Hàn Quốc ngày nay.

Năm 646 Dương lịch, dưới triều đại của Thiện Đức nữ vương (선덕여왕; trị vì Vương quốc nước Tân La, một trong ba vương quốc thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên gồm Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La từ năm 632 đến năm 647), Đại Tông sư Nghĩa Tương đã khai sơn ngôi già lam Thông Độ Tự (통도사; 通度寺), từ đó đã phát triển mạnh trong suốt thời kỳ Tân La Thống nhất và Cao Ly khi đạo Phật trở thành quốc giáo, và vẫn phát triển mạnh mẽ cả vào thời kỳ nhà Triều Tiên.

Ngôi già lam Thông Độ Tự có nhiều di vật của Đức Phật, bao gồm cả áo Cà-sa, bát hành khất và xương sọ là những di vật mà Đại Tông sư Nghĩa Tương đã mang về từ chuyến du hành đến Trung Hoa.

Ngôi già lam cổ tự này còn gắn với truyền thuyết 9 con rồng sống ở một hồ nước trong chùa. Đại Tông sư Nghĩa Tương nhập đại định, trì chân ngôn mật chú, để đuổi chúng đi không được, nên viết một chữ hỏa lên tờ giấy rồi ném vào không trung, và vung tích trượng của mình vào trong hồ. Nước hồ sôi lên, ba con rồng bay lên thoát thân nhưng va vào Long Huyệt Am (용혈암; 龍穴庵) và bỏ mạng. Năm con rồng khác bay về phía Tây Nam, đến một thung lũng ngày nay được gọi là Sào huyệt Ngũ Long (오룡골; 五龍) (thung lũng Ngũ Long). Con cuối cùng bị nước nóng làm mù mắt nên cầu khẩn Đại Tông sư Nghĩa Tương tha mạng, cho phép nó trở lại hồ nước. Đổi lại, nó sẽ mãi mãi hộ trì Phật pháp. Lời cầu khẩn của con rồng được Đại Tông sư Nghĩa Tương chấp nhận. Hiện hồ nằm ngay cạnh chính điện của chùa. Nhiều du khách đến đây thường tung đồng xu xuống hồ để cầu may.

Ngôi già lam Thông Độ Tự có tòa ‘Hải Tạng Bảo Các’(해장보각; 海藏寶閣), nơi tôn thờ Đại Tông sư Nghĩa Tương, Hải Đông Hoa Nghiêm Thủy Tổ Viên Giáo Quốc sư, vị Tổ sư sáng lập Hoa Nghiêm tông, tòa nhà còn lưu trữ Cao Ly Đại Tạng Kinh.

Trưởng lão Hòa thượng Pháp sư Minh Nhãn (명랑법사; 明朗法師), vị tăng sĩ Phật giáo Silla, đã nhận được hàng nghìn lượng vàng (hoàng kim) từ Hải Long (con rồng biển), và Thiền sư Bảo Nhưỡng (보양선사; 寶壤禪師) đã giúp Vương Kiến Cao Ly Thái Tổ (왕건고려태조), thống nhất Hậu Tam Quốc, trị vì từ năm 918 tới năm 943, Ngài cùng với Lý Mục (이목; 李牧) con trai thứ hai của Long vương (vua rồng) Tây Hải (서해; 西海) và kiến tạo ngôi già lam Kim Quang Tự (금광사; 金光寺). Luật sư Chân Biểu (진표율사; 眞表律師) đã nhận được ngọc quý từ Long Vương và kiến tạo ngôi già lam Kim Cương Tự (금산사; 金山寺) với sự giúp đỡ của quyến thuộc.

Như thế này, Long Vương (용왕; 龍王) và Long Thần (용신; 龍神) là một trong Tám bộ chúng thường theo ủng hộ Phật pháp (Thiên long bát bộ): Thiên (Trời), Long (Rồng), Dạ xoa (Thần Dạ xoa, quỷ Dạ xoa), Kiền thát bà (Thần âm nhạc ở cõi trời, thường tấu thiên nhạc hầu vua trời Đế Thích), A tu la (Phi thiên, các chúng sinh này có phước báu như chư thiên nhưng kém đức, tâm thường sân hận và ưa tranh đấu), Ca lâu la (Kim sí điểu, loài chim cánh vàng), Khẩn na la (Nhơn phi nhơn, hình dáng giống con người nhưng chẳng phải người, là vị thần đánh pháp nhạc cho trời Đế Thích nghe), Ma hầu la già (Thần mình người đầu rắn, bụng to). Trong các thời pháp của Đức Phật đều có sự tham dự của hàng Thiên long bát bộ.

Khi Đức Phật Giáng sinh thì có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật, gọi là Cửu Long phún thủy (Chín con Rồng phun nước để tắm cho Phật). Trước hết, đây có thể là kết quả của việc thừa nhận Long Vương và Long Thần là những vị Hộ pháp, bảo vệ Phật pháp. Thiên hạ trong dân gian cho rằng Rồng là biểu tượng của sự tối thượng, tượng trưng cho dòng dõi vua chúa, danh gia vọng tộc. Trong các vương triều của đất nước, hình tượng rồng đại diện cho vua, xuất hiện trong các công trình kiến trúc già lam tự viện Phật giáo.

Thiên Long còn giúp chúng sinh đến thế giới bên kia (피안; 彼岸) miền Cực Lạc. Tại Cực Lạc điện (락보전) của ngôi già lam Thông Độ tự tọa lạc ở phía nam của núi Chiseosan, gần thành phố Yangsan, Gyeongsang Nam, Hàn Quốc, các bạn có thể nhìn thấy bức họa đồ ‘Bát Nhã Long Thuyền’ (반야용선도; 般若龍船圖) được trang trí tranh tường bên ngoài. Ở phía trước là hình ảnh của Dẫn Lộ Bồ Tát (인로왕보살; 引路王菩薩) và ở phía sau là Địa Tạng Bồ Tát (지장보살; 地藏菩薩) đang trên thuyền Rồng cứu độ chúng sinh dưới địa ngục và bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Theo Đại Trí Độ Luận (대지도론) nói: “Những người đi bằng phương tiện di chuyển trên sông, biển nước, sức mạnh của Rồng là lớn nhất.” Thuyền Bát Nhã (반야선; 般若船) với hy vọng chuyển tải chúng sinh an toàn trên hành trình vãng sinh Cực Lạc Quốc dưới sự bảo vệ sức mạnh của Rồng.

Việt dịch: Vân Tuyền
Nguồn: 법보신문

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/2024-dac-biet-ban-ve-rong-phat-giao.html