Rời xa hệ thống phân cấp, hướng tới tăng đoàn dân chủ

Các cộng đồng Phật giáo Dân chủ của chúng ta cần phản ánh triệt để các giá trị đương đại, tiến bộ về dân chủ, tự do, bình đẳng, sự dấn thân và tính toàn diện.

Các cộng đồng Phật giáo Dân chủ của chúng ta cần phản ánh triệt để các giá trị đương đại, tiến bộ về dân chủ, tự do, bình đẳng, sự dấn thân và tính toàn diện.

Việc phát triển “giáo pháp thế tục, secular dharma” phù hợp với thế giới đương đại, đòi hỏi chúng ta phải tham gia vào việc khảo sát nghiêm túc các mô hình, thực hành truyền thống của các cộng đồng và các hành giả – Đoàn thể tăng già Phật giáo thanh tịnh hòa hợp – sẵn sàng trải nghiệm các hình thức mới, dân chủ hơn. Công việc này cực kỳ quan trọng đối với dự án “Phật giáo thế tục, secular Buddhism, 世俗佛教”.

Thứ nhất cho thấy, trái ngược với nhiều Phật tử phương Tây, bởi họ coi thiền định là nền tảng trong thực hành, việc tạo ra và duy trì các cộng đồng Phật giáo Dân chủ cũng quan trọng như việc công phu tu tập thiền định, trong việc góp phần vào điều mà nhà văn Phật giáo đương đại, vị giảng sư phật học nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo, Cư sĩ Stephen Batchelor gọi là trong đó tất cả nhân loại đều có thể phát triển “Văn hóa Tỉnh thức, culture of awakening”.

Hơn nữa, các cộng đồng Phật giáo Dân chủ cần phản ánh triệt để các giá trị đương đại, tiến bộ về dân chủ, tự do, bình đẳng, sự dấn thân và tính toàn diện.

Nghĩa là, đi ngược lại với các Đoàn thể tăng già Phật giáo, của hầu hết các dòng truyền thừa Phật giáo, ở mức độ này hay mức độ khác được thành lập, dựa trên quan niệm tôn ti xã hội (thuật ngữ thông tục cho hệ thống phân cấp của tổ chức xã hội) về mối quan hệ thầy trò, các cộng đồng Phật giáo thế tục cần phải tham gia bình đẳng giữa các thành viên, mỗi cá nhân chia sẻ kiến thức của mình, kinh nghiệm sống và công phu tu tập thiền định.

Thí nghiệm xây dựng Cộng đồng Phật giáo Dân chủ

Đang được tiến hành nỗ lực tạo ra các Cộng đồng Phật giáo Dân chủ, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải chia sẻ với nhau, những ví dụ về cách các nhóm và các các cá nhân đang thoát khỏi các định kiến, quan niệm, về phân biệt đẳng cấp, mà chúng ta thấy trong các dòng truyền thừa Phật giáo truyền thống.

Trong việc khảo cứu Hướng tới việc giảng dạy tu tập thiền định dùng học sinh làm trung tâm, giáo thọ cư sĩ, giảng sư Phật học Linda Modaro, nhà trị liệu tâm lý, giảng sư Phật học, nữ Cư sĩ Nelly Kaufer và giảng sư Phật học, Thiền giả Janet Keyes đồng thảo luận về những cách mà họ đã linh động trong thay đổi cách tiếp cận khoảng cách giữa các vị giáo thọ cư sĩ giảng dạy thiền quán chiếu và học viên.

Việc họ đánh giá lại mối quan hệ giữa các vị giáo thọ và học viên xuất phát từ sự gây bè phái làm đau khổ trong cộng đồng nhận thức có sức hồi tưởng do giáo thọ cư sĩ Jason Siff, lãnh đạo. Họ tiếp tục xem xét những lý tưởng và giả định của mình về việc giảng dạy và lãnh đạo, đồng thời tìm kiếm con đường trung đạo (không có gì tuyệt đối, mọi sự vật đều tương đối, không có sự vật nào tự tồn tại, mọi sự vật đều tùy thuộc lẫn nhau).

Một sự thay đổi trong vai trò của giáo thọ có liên quan đến việc tổ chức khóa tu tập thiền định như thế nào, mục tiêu của khóa tu là gì. Các khóa thiền Vipassan và thiền tĩnh tâm với cấu trúc nét đặc trưng không linh động, tập trung vào các buổi thiền cá nhân, nhưng cung cấp cho người tham dự ít hoặc không có cơ hội để “đồng sáng tạo” trải nghiệm nhập thất (phương thức tu trì của Phật giáo); họ đang tuân theo các quy tắc đã được ban tổ chức đặt ra.

Các vị giáo thọ thiền quán chiếu, nữ Cư sĩ Nelly Kaufer và giảng sư Phật học Linda Modaro giải thích trong các khóa tu thiền quán chiếu như một không gian cho tư duy độc lập, phê phán về cách họ đã cố gắng phát triển con đường trung đạo, việc tuân thủ nghiêm ngặt một lịch trình chuyên sâu và việc loại bỏ hoàn toàn các cấu trúc và hướng dẫn, được coi là có giá trị trong các khóa tu vipassana. Phương pháp của họ lấy học viên làm trung tâm hơn, ít phân cấp hơn trong các khóa tu thiền.

Trong bài viết Học tập, Tỉnh giác và Trao quyền, Tuyên úy Phật giáo, Phó giáo sư danh dự tại Đại học Exeter, Vương quốc Anh, người sáng lập và hướng dẫn Nhóm Thiền Exeter – Đoàn thể Phật giáo thế tục, cư sĩ John Dewey đã sử dụng kinh nghiệm của bản thân với tư cách là một nhà giáo dục làm việc tại các trường nghệ thuật và đại học ở Vương quốc Anh, ông muốn khám phá một số vấn đề xung quanh các phương pháp và quy trình giáo dục trong đạo Phật đương đại, đồng thời đề xuất những thay đổi trong quan điểm và thực hành, có thể dẫn đến trải nghiệm sâu sắc hơn cho học sinh và giáo viên.

Sự phát triển của các phương pháp tiếp cận thế tục đối với việc thực hành Phật giáo, bao gồm cả việc xem xét lại một cách triệt để các mục tiêu và cơ cấu thể chế, cũng như phát triển cách phương thức học tập hiệu quả hơn, mang tính chuyển hóa và bình đẳng hơn.

Khi chạm vào trái đất: khám phá cái mới, phương pháp tiếp cận nhóm chánh niệm tự lực thế tục, nhà trị liệu tâm lý, thiền giả Bil Gayner thảo luận về những nỗ lực ban đầu của ông, nhằm phát triển cách tiếp cận tự lực dựa trên các giá trị bình đẳng, bao dung và dân chủ, một phương pháp tìm cách tránh các vấn đề “quyền lực trên cơ” (xuất hiện khi ta sử dụng sức ảnh hưởng của mình lên một vật hoặc một người nào đó), đang gây khó chịu cho rất nhiều nhóm phật tử truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, các nhóm tôn giáo khác trên toàn thế giới, chẳng hạn như lạm dụng tình dục và sự vi phạm ranh giới của các vị giáo thọ hướng dẫn thiền Phật giáo.

Chạm vào the Earth tích hợp một liệu pháp tâm lý, dựa trên chính niệm mới do nhà tâm lý trị liệu Bil Gayner phát triển, có tên gọi là các Liệu pháp chánh niệm tập trung vào cảm xúc (EFMT) có nguồn gốc từ Phật giáo thế tục xem trang web:
https://secularbuddhistnetwork.org/emotion-focused-mindfulness-therapy-and-stephen-batchelors-four-tasks với hình thức tự trợ giúp của các nhóm tập trung sự biến đổi: http://previous.focusing.org/changes.html

Các liệu pháp tâm lý cơ thể xuất hiện vào giữa thế kỷ trước như một phản ứng đối với quyền bá chủ của chủ nghĩa hành vi, phân tâm học và chủ nghĩa nhân văn, để lại những cảm giác vật lý, một yếu tố cơ bản của kinh nghiệm con người.

Công cụ có tên “tập trung”, được phát triển bởi Eugene Gendlin, là một trong những liệu pháp tâm lý cơ thể nổi tiếng nhất.

Tác giả: SBN Editor
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Secular Buddhist Network

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/huong-toi-tang-doan-dan-chu.html