Rcombus: Chàng 'Tarzan Tây Nguyên' đa tài

Phong cách biểu diễn độc đáo cùng ngoại hình ấn tượng, Rcombus được nhiều người yêu mến gọi là 'Tarzan Tây Nguyên'.

Biết chơi nhạc cụ truyền thống từ năm 10 tuổi, đến nay chàng trai người Jrai Rcombus (21 tuổi, ngụ làng Pleiku Roh, phường Yên Đỗ, TP Pleiku, Gia Lai) đã chơi thành thạo hơn 10 loại nhạc cụ khác nhau và có giọng hát rất nội lực, mang âm hưởng của dòng nhạc Tây Nguyên.

Thiên phú âm nhạc

Rcombus (Bus) là con út trong gia đình có bốn anh em. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Bus phải nghỉ học từ năm lớp 10. Mặc dù gia đình không có ai theo nghệ thuật nhưng Bus lại có năng khiếu khác lạ với âm nhạc và nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình.

 Rcombus có khả năng chơi được nhiều loại nhạc cụ và có phong cách trình diễn ấn tượng, được nhiều người quen gọi là Tarzan Tây Nguyên. Ảnh: Phan Nguyên.

Rcombus có khả năng chơi được nhiều loại nhạc cụ và có phong cách trình diễn ấn tượng, được nhiều người quen gọi là Tarzan Tây Nguyên. Ảnh: Phan Nguyên.

Khi còn học cấp 1, Bus đã tự mày mò làm sáo và thổi thành bài nhạc khiến nhiều người thán phục. Nhận thấy cậu bé có năng khiếu, nghệ nhân Siu Thưm (làng Pleiku Roh) nhận Bus làm học trò và truyền dạy các loại nhạc cụ truyền thống.

Đến năm lớp 5, lần đầu tiên Bus theo thầy đến tỉnh Bình Thuận biểu diễn đàn Krông Put, thổi sáo. Từ đó trở đi, Bus là thành viên chính trong đoàn văn nghệ của làng và TP Pleiku.

 Anh thường truyền dạy cho trẻ em trong làng học về nhạc cụ truyền thống. Anh cũng là niềm cảm hứng cho nhiều em nhỏ đam mê, học về nhạc cụ, văn hóa truyền thống. Ảnh: Phan Nguyên.

Anh thường truyền dạy cho trẻ em trong làng học về nhạc cụ truyền thống. Anh cũng là niềm cảm hứng cho nhiều em nhỏ đam mê, học về nhạc cụ, văn hóa truyền thống. Ảnh: Phan Nguyên.

Biết Bus có năng khiếu âm nhạc nhưng thầy Siu Thưm cũng không ngờ cậu học và biết chơi các loại nhạc cụ nhanh đến vậy, có thể nói là học một biết hai. Những lời khen ngợi, động viên kịp thời của thầy đã giúp Bus mạnh dạn thử học và chơi thêm nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác.

Đến nay, các loại nhạc cụ như đàn T’rưng, đàn Đá, đàn Ting Ning, Kroong Put, Kní, Rơ Hét… và các loại sáo vỗ, sáo trúc cùng nhiều loại bộ đệm khác đều được anh chơi thành thạo. Riêng cồng chiêng, dường như đã ăn sâu vào máu của Bus từ khi còn nhỏ.

 Rcombus luôn có phong cách trình diễn máu lửa, giàu cảm hứng, ấn tượng với khán giả.

Rcombus luôn có phong cách trình diễn máu lửa, giàu cảm hứng, ấn tượng với khán giả.

“Em rất mê chơi nhạc cụ truyền thống và cũng có năng khiếu nên học chơi các loại nhạc cụ rất nhanh. Để cho âm nhạc truyền thống của mình có hồn, cuốn hút hơn… em đã có một số điều trong tiết tấu, phối khí. Riêng phong cách biểu diễn của em cũng hơi lạ nên được nhiều người biết đến”, Rcombus chia sẻ.

Tháng 9-2023, Bus là một trong 14 thành viên chính thức đại diện cho đoàn nghệ nhân Gia Lai tham gia Festival Âm thanh thế giới diễn ra tại Hàn Quốc. Đoàn nghệ nhân Gia Lai được các nước đánh giá cao. Riêng Bus, nhờ có lối biểu diễn máu lửa, mạnh mẽ, giàu cá tính nên được nhiều người chú ý, săn ảnh.

Trước đó, tháng 7-2023, Bus cùng đoàn nghệ nhân Gia Lai đi thi dân ca ở tỉnh Nghệ An và đoàn đoạt hai huy chương vàng, một huy chương bạc. Sắp tới, Bus sẽ có chuyến đi biểu diễn tại tỉnh Long An.

 Biểu diễn trực tiếp cách chơi đàn Krong Put cho khán giả Hàn Quốc xem trong dịp cùng đoàn nghệ nhân Gia Lai tham gia Lễ hội Âm thanh thế giới tại Hàn Quốc.

Biểu diễn trực tiếp cách chơi đàn Krong Put cho khán giả Hàn Quốc xem trong dịp cùng đoàn nghệ nhân Gia Lai tham gia Lễ hội Âm thanh thế giới tại Hàn Quốc.

Hằng tuần, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku) đều có chương trình “Cồng chiêng cuối tuần” do Sở VH-TT&DL tỉnh Gia Lai tổ chức khá đặc sắc, thu hút hàng chục đoàn nghệ nhân tham gia phục vụ người dân và du khách. Tại đây, Bus là nghệ nhân được nhiều người yêu mến và nhớ tên nhờ phong cách biểu diễn cuốn hút, đắm chìm vào từng điệu nhạc, lôi cuốn người xem. Đặc biệt, với mái tóc dài buông xõa, Bus mặc khố lộ thân hình rắn chắc, gương mặt cá tính đượm chất phong sương của người con núi rừng Tây Nguyên, tạo được ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.

 Biểu diễn đàn Rơ Hét. Đây là loại nhạc cụ rất khó học trong các nhạc cụ truyền thống.

Biểu diễn đàn Rơ Hét. Đây là loại nhạc cụ rất khó học trong các nhạc cụ truyền thống.

Có sức hút của "người kể chuyện văn hóa"

Hàng tuần, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku), đều có chương trình “Cồng chiêng cuối tuần” do Sở VH-TT&DL tỉnh Gia Lai tổ chức khá đặc sắc, thu hút hàng chục đoàn nghệ nhân tham gia phục vụ nghệ nhân du khách.

Tại đây, Rcombus là nghệ nhân được rất nhiều người yêu mến và nhớ tên nhờ phong cách độc đáo, ngoại hình đặc biệt.

 Rcombus rất được khán giả yêu thích, giao lưu tại các sự kiện trình diễn văn hóa.

Rcombus rất được khán giả yêu thích, giao lưu tại các sự kiện trình diễn văn hóa.

Bus chia sẻ: “Được tham gia trình diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình là một niềm hạnh phúc. Hiện tại, em vẫn còn theo thầy (nghệ nhân Siu Thưm) học, nâng cao kỹ năng hơn nữa và cùng thầy dạy nhạc cụ truyền thống cho các em nhỏ trong làng theo học”.

Theo Bus, cùng với xu thế hiện đại, thế hệ thanh thiếu niên ngày nay không mấy người thích học nhạc truyền thống. Nên có cơ hội, Bus luôn nhiệt tình tham gia dạy các em học được cách chơi nhạc cụ, lan tỏa niềm đam mê của mình đến các em để bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình. “Em thấy nhạc cụ truyền thống lâu nay còn ít người chú ý đến, thiếu cuốn hút nên trong cách biểu diễn, em luôn muốn “truyền lửa”, làm cho nó tươi mới hơn, hấp dẫn hơn. Hiện em đang học thêm “mixing” thu nhạc để hiểu hơn về âm nhạc, cách phối khí để chơi nhạc cụ truyền thống được hấp dẫn hơn, theo hướng hiện đại” - Bus bày tỏ.

 Rcombus chụp ảnh tại thác K50, huyện Kbang. Anh rất gần gũi và yêu thiên nhiên, là một chàng trai rất Tây Nguyên. Ảnh: Phan Nguyên.

Rcombus chụp ảnh tại thác K50, huyện Kbang. Anh rất gần gũi và yêu thiên nhiên, là một chàng trai rất Tây Nguyên. Ảnh: Phan Nguyên.

“Em thấy nhạc cụ truyền thống lâu nay còn ít người chú ý đến, thiếu cuốn hút nên trong cách biểu diễn, em luôn muốn "truyền lửa", làm cho nó tươi mới hơn, hấp dẫn hơn. Hiện em đang học thêm “mixing” thu nhạc để hiểu hơn về âm nhạc, cách phối khí để chơi nhạc cụ truyền thống được hấp dẫn hơn, theo hơi hướng hiện đại”, Bus bày tỏ.

 Rcombus biểu diễn thổi tù và.

Rcombus biểu diễn thổi tù và.

 Bên cạnh âm nhạc truyền thống, Rcombus còn biết chơi một số nhạc cụ hiện đại. Anh đã cho ra nhiều MV âm nhạc mang đậm màu sắc Tây Nguyên với giọng ca đầy nội lực.\

Bên cạnh âm nhạc truyền thống, Rcombus còn biết chơi một số nhạc cụ hiện đại. Anh đã cho ra nhiều MV âm nhạc mang đậm màu sắc Tây Nguyên với giọng ca đầy nội lực.\

Chia sẻ về Tarzan Tây Nguyên, anh Phan Nguyên, Giám đốc Công ty Truyền thông Sun Media Gia Lai, bày tỏ: “Lần đầu tôi gặp Bus là trong một lần làm MV văn hóa, tôi rất bất ngờ về phong cách chơi nhạc và cả ngoại hình của Bus. Sau đó, tôi kết nối với Bus và làm rất nhiều MV, xây dựng hình ảnh đưa lên mạng xã hội và tài năng của Bus dần được nhiều người biết, yêu thích”.

Theo anh Nguyên, mặc dù không học hành bài bản nhưng Bus có năng khiếu âm nhạc, nhạc cụ nào cũng chơi được và cảm âm tốt. “Để Bus phát triển theo chiều sâu, tôi có trao đổi và hướng cho Bus tiếp tục đi học thu nhạc, dựng phim. Bus là một anh chàng rất tài năng và hiếm có về cả ngoại hình lẫn khả năng âm nhạc” - anh Nguyên chia sẻ.• Rcombus luôn có phong cách trình diễn máu lửa, giàu cảm hứng, ấn tượng với khán giả.

 Một hình ảnh khá hoang dã, rất Tây Nguyên của Rcombus.

Một hình ảnh khá hoang dã, rất Tây Nguyên của Rcombus.

Tái hiện hình ảnh của chàng Đam San trong sử thi

Hai năm nay, Bus được đông đảo cộng đồng mạng xã hội cả nước biết đến và quen gọi là “Tarzan Tây Nguyên”. Anh cũng có fanpage cùng tên với hơn 12.000 lượt theo dõi, yêu thích. Bus thường xuất hiện với hình ảnh rất “Tây Nguyên” trong chiếc khố truyền thống của dân tộc, làn da ngăm đen, thân hình rắn chắc, tóc dài… như tái hiện hình ảnh của chàng Đam San trong sử thi.

Thỉnh thoảng, Bus có những clip leo núi, đu dây đẹp mắt cùng nhiều MV âm nhạc về Tây Nguyên đã thu hút hàng trăm ngàn lượt yêu thích. Riêng clip đầu tiên có hình ảnh của Bus xuất hiện trên mạng đã thu hút hơn 200.000 lượt yêu thích.

Anh đánh giá, Bus rất có năng khiếu âm nhạc, mặc dù không học hành bài bản nhưng nhạc cụ nào cũng chơi được và có khả năng cảm âm tốt. Từ đó, chuyển tải thông điệp từ các nhạc cụ, bài hát hấp dẫn, cuốn hút hơn.

"Để Bus phát triển theo chiều sâu, tôi đã có trao đổi và hướng cho Bus tiếp tục đi học thu nhạc, dựng phim để phục vụ cho năng khiếu của mình. Bus là một anh chàng rất tài năng và hiếm có về cả ngoại hình lẫn khả năng âm nhạc", anh Nguyên chia sẻ.

Nếu xây dựng hình ảnh Bus theo hướng là "nhân vật kể chuyện về văn hóa Tây Nguyên" thông qua âm nhạc, văn hóa truyền thống thì sẽ rất hấp dẫn hơn. Sâu xa hơn, cũng góp phần duy trì và phát triển văn hóa Tây Nguyên. Ông Phan Nguyên, Giám đốc Công ty Truyền thông Sun Media Gia Lai

Nguồn PLO: https://plo.vn/rcombus-chang-tarzan-tay-nguyen-da-tai-post752530.html