Quy mô thị trường gọi xe Việt Nam tăng gấp đôi sau khoảng 4 - 5 năm, dự kiến vượt 2 tỷ USD vào năm 2029

Quy mô thị trường gọi xe Việt Nam ước tính đạt 0,88 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 2,16 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 19,5% trong giai đoạn 2024 - 2029.

Theo báo cáo nghiên cứu ngành gọi xe Việt Nam năm 2024 (Vietnam Ride Hailing 2024) do hãng nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence thực hiện vừa được công bố, quy mô thị trường gọi xe Việt Nam ước tính đạt 0,88 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 2,16 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 19,5% trong giai đoạn dự báo (2024 - 2029).

Nghiên cứu cũng cho biết, TP. Hồ Chí Minh hiện là thị trường gọi xe lớn nhất Việt Nam. Trong đó, các nền tảng Grab, Be, Gojek và Xanh SM đang “thống trị" trong lĩnh vực kỹ thuật số của thị trường dịch vụ gọi xe.

Quy mô thị trường gọi xe Việt Nam ước đạt 0,88 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến đạt 2,16 tỷ USD vào năm 2029.

Quy mô thị trường gọi xe Việt Nam ước đạt 0,88 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến đạt 2,16 tỷ USD vào năm 2029.

Với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh như Grab, Gojek, và các dịch vụ gọi xe mới nổi, thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam đã trở thành một trong những điểm nóng của khu vực Đông Nam Á. Sự cạnh tranh gay gắt đã tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm giá cả.

Một trong những yếu tố quan trọng đằng sau sự tăng trưởng đáng kể của thị trường là sự thúc đẩy từ phía Chính phủ, với việc ban hành các quy định mới nhằm tạo điều kiện cạnh tranh công bằng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Sự hỗ trợ từ phía Chính phủ đã giúp tăng cường lòng tin từ phía người dùng và đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra, việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử và tích hợp các dịch vụ mới như giao hàng đã mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp gọi xe công nghệ mở rộng dịch vụ của mình.

Mordor Intelligence dự kiến, quy mô thị trường gọi xe Việt Nam sẽ tăng lên 2,16 tỷ USD vào năm 2029, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2024 - 2029 ở mức 19,5%, tức sau khoảng 4 - 5 năm, quy mô thị trường sẽ tăng gấp đôi. Điều này cho thấy dư địa và tiềm năng tăng trưởng rất tốt của thị trường.

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn đặt ra, bao gồm việc quản lý an toàn và bảo mật dữ liệu, giải quyết tranh chấp lao động và quản lý tài xế. Để tiếp tục phát triển và duy trì sự thành công, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc tăng cường hợp tác với Chính phủ và cải thiện quy trình kinh doanh của mình.

Với đặc thù dân số đô thị và thu nhập khả dụng ngày càng tăng dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về các lựa chọn giao thông thuận tiện, đặc biệt là những người đi làm ở thành thị và giới trẻ; kết hợp cùng mức độ phổ cập cao của điện thoại thông minh, kết nối internet, dân số trẻ… đã thúc đẩy thị trường dịch vụ gọi xe nói chung và dịch vụ gọi xe công nghệ nói riêng tại Việt Nam phát triển nhanh chóng.

“Với sự tăng trưởng đáng kể và tiềm năng phát triển lớn, thị trường gọi xe công nghệ của Việt Nam đang là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu và dự kiến sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong những năm tiếp theo”, một chuyên gia nhận định.

Lê Hồng

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//xe-hoi/quy-mo-thi-truong-goi-xe-viet-nam-tang-gap-doi-sau-khoang-4-5-nam-du-kien-vuot-2-ty-usd-vao-nam-2029-1098829.html