Quân Ukraine có quá phiêu lưu khi cố gắng vượt sông Dnepr?

Quân đội Ukraine đã sử dụng lực lượng tinh nhuệ quyết tâm vượt sông Dnepr, trong bối cảnh quân Nga phản công quyết liệt.

Hãng thống tấn ITASS của Nga và Pravda của Ukraine đưa tin, từ ngày 16 đến ngày 17/10, các Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 35 và 36 của Quân đội Ukraine đã liên tiếp điều động hơn một trăm quân, tổ chức dưới hình thức phân đội tác chiến để tiến hành vượt sông Dnepr.

Hãng thống tấn ITASS của Nga và Pravda của Ukraine đưa tin, từ ngày 16 đến ngày 17/10, các Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 35 và 36 của Quân đội Ukraine đã liên tiếp điều động hơn một trăm quân, tổ chức dưới hình thức phân đội tác chiến để tiến hành vượt sông Dnepr.

Từ tả ngạn Kherson, bằng các xuồng cao tốc, thuyền cao su và các phương tiện vận tải khác, chiến dịch vượt sông Dnieper của Quân đội Ukraine được thực hiện. Điều bất ngờ là chiều ngày 17, hai lữ đoàn của Ukraine đã vượt qua làn hỏa lực khủng khiếp, tiến vào hữu ngạn Kherson, chiếm được hai ngôi làng để thiết lập đầu cầu đổ bộ.

Từ tả ngạn Kherson, bằng các xuồng cao tốc, thuyền cao su và các phương tiện vận tải khác, chiến dịch vượt sông Dnieper của Quân đội Ukraine được thực hiện. Điều bất ngờ là chiều ngày 17, hai lữ đoàn của Ukraine đã vượt qua làn hỏa lực khủng khiếp, tiến vào hữu ngạn Kherson, chiếm được hai ngôi làng để thiết lập đầu cầu đổ bộ.

Sau khi nhận thấy có điều gì đó không ổn, quân Nga vội vàng tổ chức phản công, nhanh chóng đánh bật quân Ukraine vượt sông khỏi vị trí đầu cầu nhờ ưu thế hỏa lực. Tuy nhiên, một số nhóm biệt kích Ukraine vẫn đang hoạt động ở hữu ngạn Kherson, gần làng Klinki, với ý định chiếm làng Peshanovka.

Sau khi nhận thấy có điều gì đó không ổn, quân Nga vội vàng tổ chức phản công, nhanh chóng đánh bật quân Ukraine vượt sông khỏi vị trí đầu cầu nhờ ưu thế hỏa lực. Tuy nhiên, một số nhóm biệt kích Ukraine vẫn đang hoạt động ở hữu ngạn Kherson, gần làng Klinki, với ý định chiếm làng Peshanovka.

Điều đáng nói là 80 năm trước, quân đội Liên Xô với hàng triệu binh sĩ cũng “sẩy chân” trước dòng sông Dnepr này; vậy chiến dịch tấn công vượt sông, thường gọi là “cưỡng bức vượt sông”, khó khăn và nguy hiểm như thế nào?

Điều đáng nói là 80 năm trước, quân đội Liên Xô với hàng triệu binh sĩ cũng “sẩy chân” trước dòng sông Dnepr này; vậy chiến dịch tấn công vượt sông, thường gọi là “cưỡng bức vượt sông”, khó khăn và nguy hiểm như thế nào?

Vào tháng 8/1943, sau khi quân đội Liên Xô giành chiến thắng trong trận Kursk, tinh thần của toàn quân lên cao, họ chuẩn vượt sông Dnepr để tiến vào Kiev. Tuy nhiên, sau khi nhận ra ý định chiến lược của Liên Xô, quân đội Đức đã ngay lập tức tổ chức xây dựng tuyến phòng thủ toàn diện mang tên “Bức tường phía Đông”.

Vào tháng 8/1943, sau khi quân đội Liên Xô giành chiến thắng trong trận Kursk, tinh thần của toàn quân lên cao, họ chuẩn vượt sông Dnepr để tiến vào Kiev. Tuy nhiên, sau khi nhận ra ý định chiến lược của Liên Xô, quân đội Đức đã ngay lập tức tổ chức xây dựng tuyến phòng thủ toàn diện mang tên “Bức tường phía Đông”.

Bộ Tổng tham mưu Quân đội Đức tính toán, nhờ sự hỗ trợ của khu vực bờ tây dốc và mối nguy hiểm tự nhiên của dòng sông Dnepr chảy xiết, có thể ngăn cản được quân Liên Xô vượt sông. Tuy nhiên sự thất bại của Quân đội Liên Xô, chính là do nóng vội, đánh giá thấp tình hình địch.

Bộ Tổng tham mưu Quân đội Đức tính toán, nhờ sự hỗ trợ của khu vực bờ tây dốc và mối nguy hiểm tự nhiên của dòng sông Dnepr chảy xiết, có thể ngăn cản được quân Liên Xô vượt sông. Tuy nhiên sự thất bại của Quân đội Liên Xô, chính là do nóng vội, đánh giá thấp tình hình địch.

Mặc dù quân đội Liên Xô nhận thức được sự khó khăn khi vượt sông Dnepr, nhưng lại không xây dựng kế hoạch đánh chiếm đầu cầu sát đúng với tình hình. Vì vậy, đơn vị đầu của Liên Xô đã đến bờ đông sông Dnepr sớm hơn, sau đó mới là lực lượng cầu phao và các nhóm thiết giáp, rồi các đơn vị bảo đảm.

Mặc dù quân đội Liên Xô nhận thức được sự khó khăn khi vượt sông Dnepr, nhưng lại không xây dựng kế hoạch đánh chiếm đầu cầu sát đúng với tình hình. Vì vậy, đơn vị đầu của Liên Xô đã đến bờ đông sông Dnepr sớm hơn, sau đó mới là lực lượng cầu phao và các nhóm thiết giáp, rồi các đơn vị bảo đảm.

Sau đó, một số phân đội của Liên Xô tiến hành vượt sông Dnepr, lập đầu cầu ở khu vực Bucklin. Khi đơn vị trinh sát dẫn đầu của Liên Xô vượt sông Dnepr trên nhiều loại thuyền khác nhau và khi vừa đặt chân lên bờ Tây, họ đã ngay lập tức bị quân Đức tấn công.

Sau đó, một số phân đội của Liên Xô tiến hành vượt sông Dnepr, lập đầu cầu ở khu vực Bucklin. Khi đơn vị trinh sát dẫn đầu của Liên Xô vượt sông Dnepr trên nhiều loại thuyền khác nhau và khi vừa đặt chân lên bờ Tây, họ đã ngay lập tức bị quân Đức tấn công.

Tuy nhiên, quân đội Liên Xô lúc này không còn đường lui nên không còn cách nào khác là cắn răng bắt đầu xây dựng đầu cầu, mở bãi đổ quân, triển khai hai quân đoàn thiết giáp để tăng viện. Mặt khác, quân đội Liên Xô không chỉ thiếu vũ khí hạng nặng chi viện, mà ngay cả vũ khí chống tăng cơ bản nhất cũng vô cùng khan hiếm, thương vong ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên, quân đội Liên Xô lúc này không còn đường lui nên không còn cách nào khác là cắn răng bắt đầu xây dựng đầu cầu, mở bãi đổ quân, triển khai hai quân đoàn thiết giáp để tăng viện. Mặt khác, quân đội Liên Xô không chỉ thiếu vũ khí hạng nặng chi viện, mà ngay cả vũ khí chống tăng cơ bản nhất cũng vô cùng khan hiếm, thương vong ngày càng tăng cao.

Điều đáng sợ hơn nữa là lực lượng dự bị đã không thể sang kịp để chi viện; trước tình hình này, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô không còn cách nào khác là phải tung lính dù vào chiến đấu, để hạn chế thiệt hại và sự phản công của quân Đức.

Điều đáng sợ hơn nữa là lực lượng dự bị đã không thể sang kịp để chi viện; trước tình hình này, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô không còn cách nào khác là phải tung lính dù vào chiến đấu, để hạn chế thiệt hại và sự phản công của quân Đức.

Phải đến ngày thứ 43, khi quân Đức “hết hơi”, quân đội Liên Xô tại bãi đổ bộ uốn khúc khu vực Buklin cuối cùng mới triển khai được cầu phao dã chiến và lực lượng thiết giáp hạng nặng mới có thể vượt sông tham chiến. Nếu không, họ đã bị đẩy lùi về bờ đông của sông Dnepr, thậm chí là bị tiêu diệt hoàn toàn.

Phải đến ngày thứ 43, khi quân Đức “hết hơi”, quân đội Liên Xô tại bãi đổ bộ uốn khúc khu vực Buklin cuối cùng mới triển khai được cầu phao dã chiến và lực lượng thiết giáp hạng nặng mới có thể vượt sông tham chiến. Nếu không, họ đã bị đẩy lùi về bờ đông của sông Dnepr, thậm chí là bị tiêu diệt hoàn toàn.

Khó khăn của các hoạt động tấn công vượt sông chủ yếu nằm ở điều kiện địa lý tự nhiên và thủy văn khó lường của dòng sông Dnepr, tạo cho tất cả các lực lượng vượt sông một môi trường chiến đấu cực kỳ nguy hiểm; gây khó khăn trong việc phối hợp chỉ huy, hỗ trợ hậu cần và các vấn đề khác.

Khó khăn của các hoạt động tấn công vượt sông chủ yếu nằm ở điều kiện địa lý tự nhiên và thủy văn khó lường của dòng sông Dnepr, tạo cho tất cả các lực lượng vượt sông một môi trường chiến đấu cực kỳ nguy hiểm; gây khó khăn trong việc phối hợp chỉ huy, hỗ trợ hậu cần và các vấn đề khác.

Khi vượt sông, điều kiện tiên quyết là chiếm được đầu cầu, tổ chức bến vượt, đưa nhanh lực lượng qua sông và đặc biệt là phải chế áp được hỏa lực mặt đất, trên không của đối phương ngăn chặn vượt sông. Vì vậy, đánh giá từ môi trường chiến đấu hiện nay, nếu quân đội Ukraine muốn dùng vũ lực vượt sông Dnepr, thì sẽ rất khó khăn.

Khi vượt sông, điều kiện tiên quyết là chiếm được đầu cầu, tổ chức bến vượt, đưa nhanh lực lượng qua sông và đặc biệt là phải chế áp được hỏa lực mặt đất, trên không của đối phương ngăn chặn vượt sông. Vì vậy, đánh giá từ môi trường chiến đấu hiện nay, nếu quân đội Ukraine muốn dùng vũ lực vượt sông Dnepr, thì sẽ rất khó khăn.

Cuộc buộc vượt sông Dnepr của lực lượng Thủy quân lục chiến Ukraine lần này có những điểm tương đồng và khác biệt với trận đánh chiếm bãi đổ bộ Buklin do quân đội Liên Xô tiến hành 80 năm trước. Sự khác biệt chủ yếu xoay quanh ý định chiến đấu do cả hai đưa ra và môi trường địa lý mà họ phải đối mặt.

Cuộc buộc vượt sông Dnepr của lực lượng Thủy quân lục chiến Ukraine lần này có những điểm tương đồng và khác biệt với trận đánh chiếm bãi đổ bộ Buklin do quân đội Liên Xô tiến hành 80 năm trước. Sự khác biệt chủ yếu xoay quanh ý định chiến đấu do cả hai đưa ra và môi trường địa lý mà họ phải đối mặt.

Ví dụ, ý định tác chiến của quân đội Liên Xô là vượt sông Dnepr và giành lại khu vực bờ trái và thành phố Kiev thuộc cấp độ chiến lược. Nhưng hoạt động hiện nay của quân đội Ukraine thiên về tấn công thăm dò và quấy rồi, nhằm thu hút dư luận quốc tế.

Ví dụ, ý định tác chiến của quân đội Liên Xô là vượt sông Dnepr và giành lại khu vực bờ trái và thành phố Kiev thuộc cấp độ chiến lược. Nhưng hoạt động hiện nay của quân đội Ukraine thiên về tấn công thăm dò và quấy rồi, nhằm thu hút dư luận quốc tế.

Cũng xét về điều kiện địa hình, do sông Dnieper thấp ở phía đông và cao ở phía tây, nên so với quân đội Liên Xô, điều kiện cơ bản để quân đội Ukraine mở cuộc tấn công qua sông tốt hơn rất nhiều.

Cũng xét về điều kiện địa hình, do sông Dnieper thấp ở phía đông và cao ở phía tây, nên so với quân đội Liên Xô, điều kiện cơ bản để quân đội Ukraine mở cuộc tấn công qua sông tốt hơn rất nhiều.

Điều tương tự là ý định chiến đấu của quân đội Ukraine và quân đội Liên Xô đều bị đối thủ biết trước. Trong nhiều tháng, nhiều đơn vị của Ukraine được triển khai ở khu vực hậu cứ bên tả ngạn Kherson đã tăng cường huấn luyện, làm quen với trang bị, tích trữ đạn dược, v.v. nhưng đều không thoát khỏi sự theo dõi của quân đội Nga.

Điều tương tự là ý định chiến đấu của quân đội Ukraine và quân đội Liên Xô đều bị đối thủ biết trước. Trong nhiều tháng, nhiều đơn vị của Ukraine được triển khai ở khu vực hậu cứ bên tả ngạn Kherson đã tăng cường huấn luyện, làm quen với trang bị, tích trữ đạn dược, v.v. nhưng đều không thoát khỏi sự theo dõi của quân đội Nga.

Để ngăn chặn quân Ukraine phản công vượt sông, quân đội Nga đã tăng cường các cuộc không kích vào nhiều mục tiêu khác nhau ở các khu vực phía trước và sâu bên tả ngạn Kherson; buộc quân đội Ukraine phải lùi lại hoặc giảm bớt các hoạt động.

Để ngăn chặn quân Ukraine phản công vượt sông, quân đội Nga đã tăng cường các cuộc không kích vào nhiều mục tiêu khác nhau ở các khu vực phía trước và sâu bên tả ngạn Kherson; buộc quân đội Ukraine phải lùi lại hoặc giảm bớt các hoạt động.

Vào ngày 17/10, quân đội Nga đã điều động UAV tấn công nhóm chiến đấu Ukraine đang cưỡng bức vượt sông Dnieper. Tuy nhiên, vẫn cần phải chỉ ra rằng, với tiền đề là hiểu rõ ý đồ của đối phương, việc Nga để quân Ukraine tiến hàng trăm mét trong thời gian rất ngắn, đây rõ ràng là một thất bại lớn.

Vào ngày 17/10, quân đội Nga đã điều động UAV tấn công nhóm chiến đấu Ukraine đang cưỡng bức vượt sông Dnieper. Tuy nhiên, vẫn cần phải chỉ ra rằng, với tiền đề là hiểu rõ ý đồ của đối phương, việc Nga để quân Ukraine tiến hàng trăm mét trong thời gian rất ngắn, đây rõ ràng là một thất bại lớn.

Tuy nhiên, để ổn định tuyến phòng thủ và tiếp tục giữ thế chủ động, quân Nga sẽ chỉ mắc ít sai sót hơn, điều tương tự cũng được áp dụng với quân Ukraine đang tiến hành phản công.

Tuy nhiên, để ổn định tuyến phòng thủ và tiếp tục giữ thế chủ động, quân Nga sẽ chỉ mắc ít sai sót hơn, điều tương tự cũng được áp dụng với quân Ukraine đang tiến hành phản công.

Tính đến thời điểm hiện tại, quân Nga vẫn đang giao tranh ác liệt với một số nhóm chiến đấu của lực lượng đổ bộ Ukraine ở rìa hữu ngạn sông Dnepr. Trong quá trình này, quân Ukraine sử dụng súng cối và radar chống pháo, được triển khai ở các khu vực gần và sâu bên tả ngạn sông Dnepr để chi viện hỏa lực cho lực lượng phản công.

Tính đến thời điểm hiện tại, quân Nga vẫn đang giao tranh ác liệt với một số nhóm chiến đấu của lực lượng đổ bộ Ukraine ở rìa hữu ngạn sông Dnepr. Trong quá trình này, quân Ukraine sử dụng súng cối và radar chống pháo, được triển khai ở các khu vực gần và sâu bên tả ngạn sông Dnepr để chi viện hỏa lực cho lực lượng phản công.

Quân đội Nga phái một số đơn vị tinh nhuệ, dựa vào hỏa lực trên bộ và trên không tiếp tục tấn công ác liệt vào các nhóm chiến đấu còn lại của Ukraine, cố gắng tiêu diệt lực lượng này trong thời gian ngắn hoặc đẩy chúng lùi về tả ngạn sông Dnepr.

Quân đội Nga phái một số đơn vị tinh nhuệ, dựa vào hỏa lực trên bộ và trên không tiếp tục tấn công ác liệt vào các nhóm chiến đấu còn lại của Ukraine, cố gắng tiêu diệt lực lượng này trong thời gian ngắn hoặc đẩy chúng lùi về tả ngạn sông Dnepr.

Quân đội Ukraine quyết tâm lập và mở rộng đầu cầu, nhưng ý tưởng đó thực sự hoàn toàn bị phá sản. Còn để đẩy lùi hoàn toàn lực lượng Ukraine vượt sông, chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tiến công của lực lượng bộ binh và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị hỏa lực khác nhau của quân Nga.

Quân đội Ukraine quyết tâm lập và mở rộng đầu cầu, nhưng ý tưởng đó thực sự hoàn toàn bị phá sản. Còn để đẩy lùi hoàn toàn lực lượng Ukraine vượt sông, chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tiến công của lực lượng bộ binh và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị hỏa lực khác nhau của quân Nga.

Tiến Minh (theo TASS, Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-ukraine-co-qua-phieu-luu-khi-co-gang-vuot-song-dnepr-1918496.html