Quan lại dưới thời phong kiến trong truyện Đồng hào có ma

Đồng hào có ma là một truyện ngắn rất nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm đã phơi bày những mặt xấu xa của một bộ phận quan lại dưới thời phong kiến.

 Đồng hào có ma là một truyện ngắn rất nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977). Tác phẩm đã phơi bày những mặt xấu xa của một bộ phận quan lại dưới thời phong kiến. Truyện đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 ở nước ta. Ảnh: Hội Nhà văn.

Đồng hào có ma là một truyện ngắn rất nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977). Tác phẩm đã phơi bày những mặt xấu xa của một bộ phận quan lại dưới thời phong kiến. Truyện đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 ở nước ta. Ảnh: Hội Nhà văn.

Nhân vật chính của tác phẩm này chính là ông huyện Hinh. Một viên quan tri huyện, biểu tượng nổi bật tính cách bọn quan lại chuyên ăn hối lộ, đục khoét, ăn bẩn... Ảnh: NXB Văn học.

Nhân vật chính của tác phẩm này chính là ông huyện Hinh. Một viên quan tri huyện, biểu tượng nổi bật tính cách bọn quan lại chuyên ăn hối lộ, đục khoét, ăn bẩn... Ảnh: NXB Văn học.

Truyện ngắn “Đồng hào có ma” được mở đầu bằng việc nhà văn "lên án" sách vệ sinh. Ông cho rằng sách vệ sinh sai khi dạy người ta phải ăn ở sạch sẽ mới có sức khỏe tốt. Với huyện Hinh điều đó không đúng một chút nào, hắn chuyên “ăn bẩn” vẫn béo, rất béo với những câu văn đầy mỉa mai "Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp". Ảnh: NXB Văn học.

Truyện ngắn “Đồng hào có ma” được mở đầu bằng việc nhà văn "lên án" sách vệ sinh. Ông cho rằng sách vệ sinh sai khi dạy người ta phải ăn ở sạch sẽ mới có sức khỏe tốt. Với huyện Hinh điều đó không đúng một chút nào, hắn chuyên “ăn bẩn” vẫn béo, rất béo với những câu văn đầy mỉa mai "Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp". Ảnh: NXB Văn học.

Ngoài huyện Hinh, một nhân vật khác được Nguyễn Công Hoan khắc họa trong truyện Đồng hào có ma là "con mẹ Nuôi", người mang lá đơn tới trình huyện Hinh vì nhà bị mất trộm. Để lên huyện Hinh thưa kiện, mẹ Nuôi đã phải đi vay để đủ tiền nộp cho hắn: Ảnh minh họa.

Ngoài huyện Hinh, một nhân vật khác được Nguyễn Công Hoan khắc họa trong truyện Đồng hào có ma là "con mẹ Nuôi", người mang lá đơn tới trình huyện Hinh vì nhà bị mất trộm. Để lên huyện Hinh thưa kiện, mẹ Nuôi đã phải đi vay để đủ tiền nộp cho hắn: Ảnh minh họa.

Để có thể nộp đơn kiện vì nhà bị mất trộm, mẹ nuôi đã phải kiếm đủ 5 đồng tiền để đưa cho huyện Hinh, cùng một ít tiền lẻ để đút lót cho những viên lính gác cửa dưới quyền của ông ta. Dù đã dấu tiền rất kỹ trong yếm áo, khi đứng trước mặt quan lớn, mẹ Nuôi người rung cầm cập, đánh rơi cả 5 đồng tiền xuống nền nhà, mỗi đồng chạy một nơi “một đồng, hai đồng. Đồng thứ ba nghiêng ở mé tường. Nó tìm đồng thứ tư. Mãi nó mới thấy ở tận gần chân bàn giấy của quan. Nó tìm đồng thứ năm. Quái, nó tìm mãi, mà không thấy đâu cả”, trong đầu nó nghĩ “Không lẽ đồng hào ấy có ma”. Ảnh: NXB Văn học.

Để có thể nộp đơn kiện vì nhà bị mất trộm, mẹ nuôi đã phải kiếm đủ 5 đồng tiền để đưa cho huyện Hinh, cùng một ít tiền lẻ để đút lót cho những viên lính gác cửa dưới quyền của ông ta. Dù đã dấu tiền rất kỹ trong yếm áo, khi đứng trước mặt quan lớn, mẹ Nuôi người rung cầm cập, đánh rơi cả 5 đồng tiền xuống nền nhà, mỗi đồng chạy một nơi “một đồng, hai đồng. Đồng thứ ba nghiêng ở mé tường. Nó tìm đồng thứ tư. Mãi nó mới thấy ở tận gần chân bàn giấy của quan. Nó tìm đồng thứ năm. Quái, nó tìm mãi, mà không thấy đâu cả”, trong đầu nó nghĩ “Không lẽ đồng hào ấy có ma”. Ảnh: NXB Văn học.

Tác phẩm kết lại hình ảnh đồng hào thứ 5 của mẹ nuôi bị biến mất, nó mãi mãi không tìm ra vì đã bị ông huyện Hinh dấu dưới đế giày. Không có đủ tiền thưa kiện, con mẹ Nuôi đành phải lủi thủi ra về. Sau khi mẹ Nuôi bước khỏi công đường, “ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”.

Tác phẩm kết lại hình ảnh đồng hào thứ 5 của mẹ nuôi bị biến mất, nó mãi mãi không tìm ra vì đã bị ông huyện Hinh dấu dưới đế giày. Không có đủ tiền thưa kiện, con mẹ Nuôi đành phải lủi thủi ra về. Sau khi mẹ Nuôi bước khỏi công đường, “ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”.

Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông quê ở tỉnh Hưng Yên ngày nay, nổi tiếng với thể loại văn học hiện thực phê phán. Cả 3 tác phẩm trên đều do nhà văn Nguyễn Công Hoan sáng tác, bên cạnh hàng chục truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi ký khác của ông.

Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông quê ở tỉnh Hưng Yên ngày nay, nổi tiếng với thể loại văn học hiện thực phê phán. Cả 3 tác phẩm trên đều do nhà văn Nguyễn Công Hoan sáng tác, bên cạnh hàng chục truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi ký khác của ông.

Theo Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/sach-hay/quan-lai-duoi-thoi-phong-kien-trong-truyen-dong-hao-co-ma-1521412.html