Quân đội Ukraine sẽ hết đạn pháo khi bước vào cuộc chiến với Nga

Truyền thông Mỹ cho rằng, làm thế nào quân đội Ukraine có thể chiến đấu chống lại với Nga, ngay cả khi đạn pháo của họ đã bắt đầu cạn kiệt?

Theo tờ Forbes của Mỹ, Nga và Ukraine có thể trở thành kẻ thù truyền kiếp, nhưng vì hai quốc gia này đều tách ra từ mái nhà chung Liên Xô, nên quân đội hai nước cũng tuân thủ những nguyên tắc chiến thuật gần giống nhau, khi chiến đấu trên bộ.

Theo tờ Forbes của Mỹ, Nga và Ukraine có thể trở thành kẻ thù truyền kiếp, nhưng vì hai quốc gia này đều tách ra từ mái nhà chung Liên Xô, nên quân đội hai nước cũng tuân thủ những nguyên tắc chiến thuật gần giống nhau, khi chiến đấu trên bộ.

Một trong những nguyên tắc chiến thuật chung của họ là dựa nhiều vào pháo binh. Đầu tiên họ sẽ cô lập đối phương bằng các đơn vị thiết giáp, trinh sát và tác chiến điện tử, sau đó sử dụng pháo và bệ phóng tên lửa để hoàn thành đợt tấn công cuối cùng.

Một trong những nguyên tắc chiến thuật chung của họ là dựa nhiều vào pháo binh. Đầu tiên họ sẽ cô lập đối phương bằng các đơn vị thiết giáp, trinh sát và tác chiến điện tử, sau đó sử dụng pháo và bệ phóng tên lửa để hoàn thành đợt tấn công cuối cùng.

Do đó đối với Kiev, sự hỗn loạn trong thời gian dài của lực lượng pháo binh nước này là một vấn đề lớn. Bởi người ta ngày càng lo lắng rằng, Nga có thể đang chuẩn bị thực hiện một trong những hành động cứng rắn nhất, để chấm dứt 7 năm leo thang chiến tranh ở miền đông Ukraine.

Do đó đối với Kiev, sự hỗn loạn trong thời gian dài của lực lượng pháo binh nước này là một vấn đề lớn. Bởi người ta ngày càng lo lắng rằng, Nga có thể đang chuẩn bị thực hiện một trong những hành động cứng rắn nhất, để chấm dứt 7 năm leo thang chiến tranh ở miền đông Ukraine.

Các đơn vị pháo binh Ukraine cũ kỹ, hỗn loạn và thiếu đạn dược, có thể không đóng vai trò nào trong cuộc xung đột giữa quân đội Ukraine với lực lượng lớn hơn, hiện đại hơn và được tổ chức tốt hơn như Quân đội Nga.

Các đơn vị pháo binh Ukraine cũ kỹ, hỗn loạn và thiếu đạn dược, có thể không đóng vai trò nào trong cuộc xung đột giữa quân đội Ukraine với lực lượng lớn hơn, hiện đại hơn và được tổ chức tốt hơn như Quân đội Nga.

Về lý thuyết, Ukraine có quân đội đông tới 145.000 người, lực lượng pháo binh hùng hậu với ít nhất 1.800 khẩu pháo và bệ phóng tên lửa. Trong đó chủ yếu là pháo hạng nặng, có cỡ nòng từ 122mm trở lên.

Về lý thuyết, Ukraine có quân đội đông tới 145.000 người, lực lượng pháo binh hùng hậu với ít nhất 1.800 khẩu pháo và bệ phóng tên lửa. Trong đó chủ yếu là pháo hạng nặng, có cỡ nòng từ 122mm trở lên.

Quân đội Ukraine cũng không phải là không có khả năng chiến đấu. Số người chết ở khu vực Donetsk và Luhansk, miền đông Ukraine đã chứng tỏ điều này; khi Quân đội Ukraine đã chiến đấu liên tục với lực lượng dân quân Miền Đông ngay sau sự cố Crimea vào đầu năm 2014.

Quân đội Ukraine cũng không phải là không có khả năng chiến đấu. Số người chết ở khu vực Donetsk và Luhansk, miền đông Ukraine đã chứng tỏ điều này; khi Quân đội Ukraine đã chiến đấu liên tục với lực lượng dân quân Miền Đông ngay sau sự cố Crimea vào đầu năm 2014.

Người ta ước tính rằng, chỉ trong hai năm (tính từ sau tháng 4/2014), các lực lượng pháo binh ở Donetsk, Luhansk, Ukraine và các khu vực lân cận, đã giết chết khoảng 9.000 binh sĩ và dân thường, và làm bị thương 21.000 người khác.

Người ta ước tính rằng, chỉ trong hai năm (tính từ sau tháng 4/2014), các lực lượng pháo binh ở Donetsk, Luhansk, Ukraine và các khu vực lân cận, đã giết chết khoảng 9.000 binh sĩ và dân thường, và làm bị thương 21.000 người khác.

Nhưng những con số thống kê này đã không thể che giấu tình trạng tồi tệ của quân đội Ukraine. Nhiều khẩu pháo của lực lượng pháo binh Ukraine đã hết hạn sử dụng hoặc thiếu nhân sự và đạn dược.

Nhưng những con số thống kê này đã không thể che giấu tình trạng tồi tệ của quân đội Ukraine. Nhiều khẩu pháo của lực lượng pháo binh Ukraine đã hết hạn sử dụng hoặc thiếu nhân sự và đạn dược.

Trong các cuộc xung đột cường độ thấp với các nhóm vũ trang dân quân thiếu vũ khí hạng nặng, những điều này có thể không thành vấn đề. Nhưng trong các cuộc xung đột tiềm tàng với các lực lượng cơ giới hóa hùng mạnh của Nga, những điều này sẽ đồng nghĩa với tự sát.

Trong các cuộc xung đột cường độ thấp với các nhóm vũ trang dân quân thiếu vũ khí hạng nặng, những điều này có thể không thành vấn đề. Nhưng trong các cuộc xung đột tiềm tàng với các lực lượng cơ giới hóa hùng mạnh của Nga, những điều này sẽ đồng nghĩa với tự sát.

Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Ukraine được thừa hưởng một lượng lớn cơ sở hạ tầng quân sự từ Liên Xô. Tuy nhiên, việc không đầu tư kéo dài hơn 20 năm, cũng đã kìm hãm ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine.

Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Ukraine được thừa hưởng một lượng lớn cơ sở hạ tầng quân sự từ Liên Xô. Tuy nhiên, việc không đầu tư kéo dài hơn 20 năm, cũng đã kìm hãm ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine.

Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Jamestown ở Washington cho thấy, lực lượng pháo binh Ukraine đang rất thiếu đạn dược, và lực lượng tiền tuyến đang đối mặt với nguy cơ thất bại trong chiến đấu vì thiếu sự hỗ trợ hỏa lực.

Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Jamestown ở Washington cho thấy, lực lượng pháo binh Ukraine đang rất thiếu đạn dược, và lực lượng tiền tuyến đang đối mặt với nguy cơ thất bại trong chiến đấu vì thiếu sự hỗ trợ hỏa lực.

Cuộc khủng hoảng năm 2014 cũng tiết lộ tình trạng thực sự của lực lượng pháo binh Ukraine. Glenn Grant, chuyên gia quốc phòng tại Jamestown Foundation cho rằng, cơ cấu, trang bị và nhân sự của lực lượng pháo binh Ukraine hoàn toàn không phù hợp để tham chiến.

Cuộc khủng hoảng năm 2014 cũng tiết lộ tình trạng thực sự của lực lượng pháo binh Ukraine. Glenn Grant, chuyên gia quốc phòng tại Jamestown Foundation cho rằng, cơ cấu, trang bị và nhân sự của lực lượng pháo binh Ukraine hoàn toàn không phù hợp để tham chiến.

Trong trường hợp bùng nổ chiến tranh tổng lực, lực lượng pháo binh của Ukraine chỉ có khả năng chiến đấu bằng 1/4 thời gian, so với các lực lượng pháo binh của phương Tây.

Trong trường hợp bùng nổ chiến tranh tổng lực, lực lượng pháo binh của Ukraine chỉ có khả năng chiến đấu bằng 1/4 thời gian, so với các lực lượng pháo binh của phương Tây.

Toàn bộ số vũ khí pháo binh hiện có trong biên chế của Quân đội Ukraine đều được sản xuất từ thời Liên Xô, đã hết niên hạn sử dụng và vẫn bắn các loại đạn cũ, không còn tin cậy.

Toàn bộ số vũ khí pháo binh hiện có trong biên chế của Quân đội Ukraine đều được sản xuất từ thời Liên Xô, đã hết niên hạn sử dụng và vẫn bắn các loại đạn cũ, không còn tin cậy.

Hiện pháo binh Ukraine không nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật hiện đại tương ứng, nên độ chính xác của nó cũng cực kỳ hạn chế. Đạn pháo của Ukraine, đặc biệt là rocket, có số lượng rất thấp, và các vụ nổ kho chứa đạn thường xuyên xảy ra, đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt đạn dược.

Hiện pháo binh Ukraine không nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật hiện đại tương ứng, nên độ chính xác của nó cũng cực kỳ hạn chế. Đạn pháo của Ukraine, đặc biệt là rocket, có số lượng rất thấp, và các vụ nổ kho chứa đạn thường xuyên xảy ra, đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt đạn dược.

Ở Ukraine, việc mất vũ khí, đạn dược và không có khả năng tiếp tế luôn là những vấn đề gây tranh cãi lớn. Hiện nay các quốc gia phương Tây đều sử dụng hệ vũ khí khác, nên không sản xuất loại đạn pháo như của Ukraine; nên nếu có tình huống chiến sự xảy ra, họ sẽ không thể viện trợ đạn pháo cho Quân đội Ukraine chiến đấu.

Ở Ukraine, việc mất vũ khí, đạn dược và không có khả năng tiếp tế luôn là những vấn đề gây tranh cãi lớn. Hiện nay các quốc gia phương Tây đều sử dụng hệ vũ khí khác, nên không sản xuất loại đạn pháo như của Ukraine; nên nếu có tình huống chiến sự xảy ra, họ sẽ không thể viện trợ đạn pháo cho Quân đội Ukraine chiến đấu.

Việc cung cấp đầy đủ đạn pháo có thể là yếu tố quyết định chiến thắng trong trận chiến, và Ukraine cũng biết rằng mình có vấn đề. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Luân Đôn chỉ ra rằng, việc hiện đại hóa vũ khí và trang bị là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là pháo binh và tên lửa của Quân đội Ukraine.

Việc cung cấp đầy đủ đạn pháo có thể là yếu tố quyết định chiến thắng trong trận chiến, và Ukraine cũng biết rằng mình có vấn đề. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Luân Đôn chỉ ra rằng, việc hiện đại hóa vũ khí và trang bị là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là pháo binh và tên lửa của Quân đội Ukraine.

Điều đáng chú ý là trong năm 2018, Artem, công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia Ukraine, tuyên bố bắt đầu thử nghiệm đạn pháo 152mm mới. Nhưng năng lực sản xuất của công ty rất hạn chế, chỉ sản xuất được 14.000 viên đạn/ năm. Nếu xung đột quy mô lớn lại nổ ra, đây chỉ là con số quá nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Điều đáng chú ý là trong năm 2018, Artem, công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia Ukraine, tuyên bố bắt đầu thử nghiệm đạn pháo 152mm mới. Nhưng năng lực sản xuất của công ty rất hạn chế, chỉ sản xuất được 14.000 viên đạn/ năm. Nếu xung đột quy mô lớn lại nổ ra, đây chỉ là con số quá nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-doi-ukraine-se-het-dan-phao-khi-buoc-vao-cuoc-chien-voi-nga-1627793.html