Quân đội Ukraine mang pháo từ Thế chiến hai ra chiến trường

Theo tờ Bulgarian Military cho biết, Quân đội Ukraine đã phải sử dụng cả pháo bắn ngắm trực tiếp 100 mm BS-3, được sản xuất từ năm 1944 đưa vào chiến đấu.

Theo tờ Bulgarian Military, một bức ảnh trên mạng xã hội, được nhà phân tích quân sự Aloha của OSINT phổ biến ra công chúng thông qua tài khoản cá nhân Twitter; cung cấp bằng chứng cho thấy một đơn vị của Quân đội Ukraine, có lẽ là một phân đội của lực lượng đổ bộ đường không, sử dụng pháo 100 mm BS-3, được Liên Xô sản xuất từ năm 1944 đến năm 1951.

Theo tờ Bulgarian Military, một bức ảnh trên mạng xã hội, được nhà phân tích quân sự Aloha của OSINT phổ biến ra công chúng thông qua tài khoản cá nhân Twitter; cung cấp bằng chứng cho thấy một đơn vị của Quân đội Ukraine, có lẽ là một phân đội của lực lượng đổ bộ đường không, sử dụng pháo 100 mm BS-3, được Liên Xô sản xuất từ năm 1944 đến năm 1951.

Những hình ảnh cho thấy một viên đạn pháo 100 mm BS-3 còn tương đối mới trong tay một quân nhân thuộc đơn vị trên, xác thực khả năng sử dụng loại pháo này trong cuộc chiến đương đại chống lại xe bọc thép của Nga.

Những hình ảnh cho thấy một viên đạn pháo 100 mm BS-3 còn tương đối mới trong tay một quân nhân thuộc đơn vị trên, xác thực khả năng sử dụng loại pháo này trong cuộc chiến đương đại chống lại xe bọc thép của Nga.

Kể từ đầu tháng 9 năm 2023, sự tồn tại của pháo BS-3 đã được các binh sĩ của Lực lượng phòng vệ Ukraine (DPSU), chính thức xác nhận về loại vũ khí “cổ” như vậy trong lực lượng của họ.

Kể từ đầu tháng 9 năm 2023, sự tồn tại của pháo BS-3 đã được các binh sĩ của Lực lượng phòng vệ Ukraine (DPSU), chính thức xác nhận về loại vũ khí “cổ” như vậy trong lực lượng của họ.

Hiện tại, thông tin hiện có không cho phép đánh giá chính xác việc đưa pháo BS-3 vào trang bị trong Lực lượng phòng vệ Ukraine, là do thiếu vũ khí hay là nhằm tăng cường thêm hỏa lực cho lực lượng này. Tuy nhiên, việc triển khai loại pháo “cổ” như vậy trong xung động hiện đại, là một biểu hiện đáng chú ý.

Hiện tại, thông tin hiện có không cho phép đánh giá chính xác việc đưa pháo BS-3 vào trang bị trong Lực lượng phòng vệ Ukraine, là do thiếu vũ khí hay là nhằm tăng cường thêm hỏa lực cho lực lượng này. Tuy nhiên, việc triển khai loại pháo “cổ” như vậy trong xung động hiện đại, là một biểu hiện đáng chú ý.

Để đáp ứng yêu cầu về hỏa lực pháo binh, Quân đội Ukraine buộc phải sử dụng một loạt loại “pháo cổ” đã loại khỏi biên chế từ rất lâu. Vào tháng 10/2023, có những bức ảnh chứng minh việc họ sử dụng “pháo tự hành” trên cơ sở pháo phòng không KS-19, có từ những năm 1940, trên khung gầm xe tải Tatra.

Để đáp ứng yêu cầu về hỏa lực pháo binh, Quân đội Ukraine buộc phải sử dụng một loạt loại “pháo cổ” đã loại khỏi biên chế từ rất lâu. Vào tháng 10/2023, có những bức ảnh chứng minh việc họ sử dụng “pháo tự hành” trên cơ sở pháo phòng không KS-19, có từ những năm 1940, trên khung gầm xe tải Tatra.

Một sự “sáng tạo” đặc biệt không kém đã xuất hiện vào tháng 8/2023 là Quân đội Ukraine đã chế tạo một phương tiện có cả khả năng cơ động và chiến đấu từ xe vận tải bánh xích đa năng MT-LB và pháo chống tăng D-44, một động thái thể hiện sự “vượt khó” trong những hoàn cảnh đầy thách thức như hiện nay.

Một sự “sáng tạo” đặc biệt không kém đã xuất hiện vào tháng 8/2023 là Quân đội Ukraine đã chế tạo một phương tiện có cả khả năng cơ động và chiến đấu từ xe vận tải bánh xích đa năng MT-LB và pháo chống tăng D-44, một động thái thể hiện sự “vượt khó” trong những hoàn cảnh đầy thách thức như hiện nay.

Quay trở lại với lịch sử pháo 100m BS-3; đây nguyên gốc là loại pháo hải quân, do yêu cầu của Quân đội Liên Xô cần loại pháo chống tăng, có thể đánh bại những xe tăng mới nhất của quân đội Đức quốc xã khi đó, nên các kỹ sư Liên Xô đã cải tiến pháo hải quân BS-3 thành pháo chống tăng trên mặt đất.

Quay trở lại với lịch sử pháo 100m BS-3; đây nguyên gốc là loại pháo hải quân, do yêu cầu của Quân đội Liên Xô cần loại pháo chống tăng, có thể đánh bại những xe tăng mới nhất của quân đội Đức quốc xã khi đó, nên các kỹ sư Liên Xô đã cải tiến pháo hải quân BS-3 thành pháo chống tăng trên mặt đất.

Kết quả là trong suốt Thế chiến thứ hai, Quân đội Liên Xô đã sử dụng loại pháo đặc biệt này trong các trung đoàn pháo binh hạng nhẹ của tập đoàn quân xe tăng, với biên chế 20 khẩu BS-3 kết hợp với 48 khẩu 76,2mm ZiS-3, như một phần của pháo chống tăng trong quân đoàn.

Kết quả là trong suốt Thế chiến thứ hai, Quân đội Liên Xô đã sử dụng loại pháo đặc biệt này trong các trung đoàn pháo binh hạng nhẹ của tập đoàn quân xe tăng, với biên chế 20 khẩu BS-3 kết hợp với 48 khẩu 76,2mm ZiS-3, như một phần của pháo chống tăng trong quân đoàn.

Trong giai đoạn quan trọng của Thế chiến thứ hai, BS-3 nổi lên như một vũ khí chống tăng hiệu quả. BS-3 đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt bất kỳ loại xe tăng nào cùng thời ở tầm xa, ngoại trừ chiếc Tiger II. BS-3 chỉ có thể tiêu diệt chiếc xe tăng hạng nặng này ở cự ly dưới 1.600 mét.

Trong giai đoạn quan trọng của Thế chiến thứ hai, BS-3 nổi lên như một vũ khí chống tăng hiệu quả. BS-3 đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt bất kỳ loại xe tăng nào cùng thời ở tầm xa, ngoại trừ chiếc Tiger II. BS-3 chỉ có thể tiêu diệt chiếc xe tăng hạng nặng này ở cự ly dưới 1.600 mét.

Trong cự ly từ 800-1.000 mét, BS-3 có khả năng phá hủy tháp pháo của xe tăng Tiger II. Ngoài chức năng là một vũ khí chống tăng mạnh, BS-3 còn được sử dụng làm pháo dã chiến. Mặc dù ở khả năng này, nó tụt hậu so với pháo 122 mm A-19 về sức mạnh, do cỡ đạn nhỏ hơn; bù lại, BS-3 có khả năng cơ động cao hơn và tốc độ bắn vượt trội.

Trong cự ly từ 800-1.000 mét, BS-3 có khả năng phá hủy tháp pháo của xe tăng Tiger II. Ngoài chức năng là một vũ khí chống tăng mạnh, BS-3 còn được sử dụng làm pháo dã chiến. Mặc dù ở khả năng này, nó tụt hậu so với pháo 122 mm A-19 về sức mạnh, do cỡ đạn nhỏ hơn; bù lại, BS-3 có khả năng cơ động cao hơn và tốc độ bắn vượt trội.

Pháo dã chiến 100 mm M1944 (ký hiệu BS-3) là loại pháo do Liên Xô thiết kế và được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Lạnh. Pháo có chiều dài nòng là 53,7 so với đường kính cỡ nòng. Với chiều dài nòng như vậy, nên pháo BS-3 có sơ tốc đầu nòng rất lớn, phù hợp là loại pháo chống tăng.

Pháo dã chiến 100 mm M1944 (ký hiệu BS-3) là loại pháo do Liên Xô thiết kế và được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Lạnh. Pháo có chiều dài nòng là 53,7 so với đường kính cỡ nòng. Với chiều dài nòng như vậy, nên pháo BS-3 có sơ tốc đầu nòng rất lớn, phù hợp là loại pháo chống tăng.

Pháo BS-3 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm đạn nổ phá (HE), đạn xuyên giáp (AP) và đạn nổ phân mảnh (HE-FRAG). Đạn HE được thiết kế để phát nổ khi chạm mục tiêu, gây sát thương tối đa cho người và thiết bị của đối phương.

Pháo BS-3 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm đạn nổ phá (HE), đạn xuyên giáp (AP) và đạn nổ phân mảnh (HE-FRAG). Đạn HE được thiết kế để phát nổ khi chạm mục tiêu, gây sát thương tối đa cho người và thiết bị của đối phương.

Đạn AP được thiết kế đặc biệt để xuyên thủng các mục tiêu bọc thép và không có thuốc nổ; trong khi đạn HE-FRAG kết hợp tác dụng của cả chất nổ mạnh và khả năng phân mảnh, để tối đa hóa sát thương lên khu vực mục tiêu.

Đạn AP được thiết kế đặc biệt để xuyên thủng các mục tiêu bọc thép và không có thuốc nổ; trong khi đạn HE-FRAG kết hợp tác dụng của cả chất nổ mạnh và khả năng phân mảnh, để tối đa hóa sát thương lên khu vực mục tiêu.

Tầm bắn của pháo dã chiến 100 mm M1944 (BS-3) phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại đạn được sử dụng và độ cao trận địa (nếu trận địa ở trên cao, đạn bắn đi xa hơn và ngược lại). Trung bình, pháo có tầm bắn hiệu quả tối đa khoảng 15 km khi bắn đạn HE. Khi bắn đạn AP, tầm bắn giảm xuống còn khoảng 10 km do đạn nặng hơn.

Tầm bắn của pháo dã chiến 100 mm M1944 (BS-3) phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại đạn được sử dụng và độ cao trận địa (nếu trận địa ở trên cao, đạn bắn đi xa hơn và ngược lại). Trung bình, pháo có tầm bắn hiệu quả tối đa khoảng 15 km khi bắn đạn HE. Khi bắn đạn AP, tầm bắn giảm xuống còn khoảng 10 km do đạn nặng hơn.

Cuộc xung đột với Nga khiến Ukraine phải huy động mọi nguồn vũ khí để trang bị cho các lực lượng vũ trang của họ. Ngoài số vũ khí của phương Tây viện trợ, Ukraine đã phải sử dụng nhiều vũ khí cũ đã loại khỏi biên chế chiến đấu của Quân đội Liên Xô từ rất lâu, như súng máy Maxim, pháo phòng không KS-19…

Cuộc xung đột với Nga khiến Ukraine phải huy động mọi nguồn vũ khí để trang bị cho các lực lượng vũ trang của họ. Ngoài số vũ khí của phương Tây viện trợ, Ukraine đã phải sử dụng nhiều vũ khí cũ đã loại khỏi biên chế chiến đấu của Quân đội Liên Xô từ rất lâu, như súng máy Maxim, pháo phòng không KS-19…

Nên nhớ là sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng kho vũ khí rất lớn từ Quân đội Liên Xô (chỉ sau Nga). Tuy nhiên do việc quản lý không chặt chẽ và đặc biệt là nạn tham nhũng, Ukraine đã bán số vũ khí này cho bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu, khiến số vũ khí giảm mạnh.

Nên nhớ là sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng kho vũ khí rất lớn từ Quân đội Liên Xô (chỉ sau Nga). Tuy nhiên do việc quản lý không chặt chẽ và đặc biệt là nạn tham nhũng, Ukraine đã bán số vũ khí này cho bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu, khiến số vũ khí giảm mạnh.

Khi cuộc xung đột với Nga xảy ra, Ukraine nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu vũ khí và phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp của phương Tây. Cùng với đó họ phải nhặt nhạnh tất cả số vũ khí cũ còn sử dụng được để đưa vào chiến đấu; trường hợp pháo BS-3 là minh chứng.

Khi cuộc xung đột với Nga xảy ra, Ukraine nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu vũ khí và phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp của phương Tây. Cùng với đó họ phải nhặt nhạnh tất cả số vũ khí cũ còn sử dụng được để đưa vào chiến đấu; trường hợp pháo BS-3 là minh chứng.

Pháo chống tăng BS-3 của Liên Xô. Nguồn Bulgarian Military

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-doi-ukraine-mang-phao-tu-the-chien-hai-ra-chien-truong-1913779.html