Quá trình chuyển đổi năng lượng: Các chỉ dẫn và kịch bản (Kỳ 2)

Mới đây, hãng ExxonMobil (Hoa Kỳ) đã đưa ra báo cáo về triển vọng toàn cầu về chuyển đổi năng lượng. Sau đây xin giới thiệu nội dung chính của báo cáo này.

Ảnh minh họa

Sự tăng trưởng các giải pháp carbon thấp hơn giữa năm 2020 đến năm 2050 trong kịch bản IPCC Có khả năng dưới ngưỡng 2°C

Nguồn: IPCC Sixth Assessment Report, ExxonMobil analysis; Error bars represent 10th percentile to 90th percentile scenario

Các kịch bản của bên thứ ba minh họa rằng quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ diễn biến khác nhau ở mỗi khu vực dựa trên khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, công nghệ đổi mới sáng tạo, chính sách và nguồn tài nguyên. Ví dụ, quá trình chuyển đổi dự kiến sẽ phát triển khác nhau dựa trên mức độ gần tương đối so với các địa điểm lưu trữ gió, năng lượng mặt trời, hydrocacbon và carbon có chất lượng giữa các vấn đề khác.

Các kịch bản này ngụ ý một loạt các cơ hội tăng trưởng phát thải thấp hơn như được nêu bật trong biểu đồ, có xem xét các kịch bản của IPCC Có khả năng dưới ngưỡng 2°C và minh họa tiềm năng tăng trưởng trung bình (thanh màu xanh) của các giải pháp khác nhau đạt lượng phát thải thấp hơn.

Mặc dù tất cả các giải pháp trên đều rất cần thiết song các thanh màu đen thể hiện nhiều tiềm năng tăng trưởng trong các kịch bản của IPCC Có khả năng dưới ngưỡng 2°C. Để hỗ trợ triển khai thêm các công nghệ trên quy mô lớn thì cần có các chính sách bổ sung và tiến bộ công nghệ đổi mới sáng tạo để khuyến khích đầu tư.

Đạt được sự cân bằng hợp lý trong đầu tư với tốc độ phù hợp với hỗ trợ chính sách và tiến bộ công nghệ đổi mới sáng tạo là rất quan trọng.

Hệ thống năng lượng năm 2050: Những chỉ dẫn cần theo dõi

Mỗi dự báo và kịch bản chính đều xem xét một loạt các biến số sẽ định hình hệ thống năng lượng toàn cầu sẽ như thế nào vào năm 2050. Mỗi biến số trong số đó là một sự chỉ dẫn quan trọng cần tuân theo nhằm đánh giá tốc độ của quá trình chuyển đổi năng lượng. Trước tiên cần xem xét sự phát triển của năng lượng carbon thấp. Trong kịch bản NZE của IEA đã giả định rằng 100% năng lượng được tạo ra trên toàn thế giới sẽ có lượng phát thải carbon thấp hơn so với mức khoảng 9% như hiện nay. Theo chính sách hiện hành được phản ánh trong báo cáo Triển vọng toàn cầu và STEPS, các con số này lần lượt là 69% và 79%, thể hiện được mức tăng trưởng đáng kể nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng mà IEA giả định trong kịch bản NZE.

Tỷ lệ năng lượng sơ cấp carbon thấp

Tỷ lệ sản xuất điện carbon thấp

Tỷ trọng điện trong nhu cầu năng lượng cuối

Tỷ trọng điện trong giao thông vận tải

Tỷ trọng nhiên liệu sinh học trong nhiên liệu lỏng vận tải

Con đường hướng tới mức phát thải CO₂ ròng bằng 0: Tốc độ triển khai là rất quan trọng

Quá trình chuyển đổi năng lượng đến năm 2050 trong các kịch bản Có thể dưới ngưỡng 2°C và giữ nhiệt độ trái đất nóng lên dưới 1,5°C có quy mô lớn đến mức trong 10 năm tới, các xu hướng đáng chú ý sẽ xuất hiện để nhận biết liệu thế giới có đang chuyển động theo hướng đó hay không.

Hiệu quả năng lượng: Cải thiện mức sử dụng năng lượng bình quân đầu người là xu hướng chính trong các kịch bản này. Trong lịch sử gần đây, thế giới đã chứng kiến mức sử dụng năng lượng bình quân đầu người ngày càng tăng do điều kiện sống ở các nước đang phát triển được cải thiện hơn là việc bù đắp cho xu hướng sử dụng năng lượng hiệu quả ở các nước phát triển. Xu hướng này sẽ cần phải được đảo ngược.

Điện mặt trời và điện gió: Công suất điện mặt trời lắp đặt mỗi năm sẽ phải tăng gấp 3 đến 4 lần so với 5 năm qua. Tua-bin gió sẽ phải được xây dựng lắp đặt với tốc độ gấp 2 đến 4 lần so với hiện tại.

Thu hồi và lưu trữ carbon: Có khoảng 40 triệu tấn mỗi năm trong tổng số các cơ sở thu hồi và lưu trữ carbon đang hoạt động trên toàn thế giới. Trong thập kỷ tới, toàn bộ năng lực thu hồi và lưu trữ carbon hiện tại sẽ phải tăng thêm gấp 1 đến 3 lần mỗi năm.

Điện hạt nhân: Công suất điện hạt nhân sẽ phải được bổ sung với tốc độ gấp khoảng 3 lần so với tốc độ gần đây.

Nhiên liệu sinh học: Sự tăng trưởng nhiên liệu sinh học sẽ cần phải tiếp tục tăng trưởng trong cả thập kỷ và đòi hỏi sự tăng trưởng tương xứng trong lĩnh vực hậu cần. Trong khi IPCC Có khả năng dưới ngưỡng 2°C yêu cầu mức tăng trưởng thấp hơn một chút so với mức trung bình của 5 năm qua thì kịch bản NZE IEA sẽ yêu cầu mức tăng trưởng đó phải gấp 3 lần trong thập kỷ tới.

Hydrogen thấp: Mức tăng trưởng sẽ phải đạt gần 40% mỗi năm trong kịch bản NZE IEA.

Tuấn Hùng

ExxonMobil

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/qua-trinh-chuyen-doi-nang-luong-cac-chi-dan-va-kich-ban-ky-2-704876.html