Phương Tây lo ngại 'U-2 phiên bản Nga' xuất hiện ở Ukraine

Máy bay do thám chiến lược tầm cao M-55, được ví là máy bay U2 phiên bản Liên Xô, được Nga đưa sử dụng trở lại ra mắt, trang bị thiết bị trinh sát điện tử hiện đại và phương Tây lo ngại Nga đưa tới Ukraine.

Chiếc máy bay trinh sát chiến lược tầm cao M-55 duy nhất của Nga, gần đây đã bắt đầu thử nghiệm với một loạt thiết bị trinh sát điện tử mới và phương Tây cho rằng, nó có thể được Nga sử dung trên chiến trường Ukraine.

Chiếc máy bay trinh sát chiến lược tầm cao M-55 duy nhất của Nga, gần đây đã bắt đầu thử nghiệm với một loạt thiết bị trinh sát điện tử mới và phương Tây cho rằng, nó có thể được Nga sử dung trên chiến trường Ukraine.

Một nguồn thạo tin trên Telegram Nga cho biết, máy bay trinh sát M-55 Geophysica được Liên Xô phát triển và sản xuất từ thời chiến tranh Lạnh, thường được so sánh với máy bay Lockheed U-2 của Mỹ về tính năng kỹ chiến thuật.

Một nguồn thạo tin trên Telegram Nga cho biết, máy bay trinh sát M-55 Geophysica được Liên Xô phát triển và sản xuất từ thời chiến tranh Lạnh, thường được so sánh với máy bay Lockheed U-2 của Mỹ về tính năng kỹ chiến thuật.

Tuy nhiên hiện nay, Quân đội Mỹ đã phát triển các loại UAV trinh sát chiến lược tầm cao như RQ-180, để thay thế cho những chiếc U2 có người điều khiển. Nhưng Nga đang có kế hoạch sản xuất phiên bản mới của M-55, để đáp ứng yêu cầu cuộc chiến tại Ukraine và cuộc đối đầu với NATO trong tương lai.

Tuy nhiên hiện nay, Quân đội Mỹ đã phát triển các loại UAV trinh sát chiến lược tầm cao như RQ-180, để thay thế cho những chiếc U2 có người điều khiển. Nhưng Nga đang có kế hoạch sản xuất phiên bản mới của M-55, để đáp ứng yêu cầu cuộc chiến tại Ukraine và cuộc đối đầu với NATO trong tương lai.

Về lịch sử phát triển của máy bay M-55, là trong thế kỷ trước, việc sử dụng máy bay trinh sát chiến lược tầm cao U-2 của quân đội Mỹ, đã kích thích Liên Xô phát triển mẫu máy bay trinh sát này. Để nhanh chóng đuổi kịp, Liên Xô đã tung ra máy bay trinh sát cực kỳ bí mật M-17.

Về lịch sử phát triển của máy bay M-55, là trong thế kỷ trước, việc sử dụng máy bay trinh sát chiến lược tầm cao U-2 của quân đội Mỹ, đã kích thích Liên Xô phát triển mẫu máy bay trinh sát này. Để nhanh chóng đuổi kịp, Liên Xô đã tung ra máy bay trinh sát cực kỳ bí mật M-17.

Máy bay trinh sát M-17 (NATO gọi là “Người bí ẩn”) là loại máy bay trinh sát một chỗ ngồi, có khả năng bay rất cao. M-17 được sản xuất bởi Cục thiết kế Myasishchev của Liên Xô.

Máy bay trinh sát M-17 (NATO gọi là “Người bí ẩn”) là loại máy bay trinh sát một chỗ ngồi, có khả năng bay rất cao. M-17 được sản xuất bởi Cục thiết kế Myasishchev của Liên Xô.

Phiên bản đầu tiên Chaika (hay còn gọi là con Mòng Biển, do cánh được thiết kế giống cánh con mòng biển bị ngược), được Liên Xô sản xuất vào thập niên 1960, dùng để đánh chặn những quả cầu khinh khí do thám của Mỹ.

Phiên bản đầu tiên Chaika (hay còn gọi là con Mòng Biển, do cánh được thiết kế giống cánh con mòng biển bị ngược), được Liên Xô sản xuất vào thập niên 1960, dùng để đánh chặn những quả cầu khinh khí do thám của Mỹ.

Để đánh chặn khinh khí cầu, máy bay M-17 được trang bị tháp pháo; do vậy, M-17 không chỉ có thể thực hiện các hoạt động trinh sát ở độ cao lớn, mà còn có thể đánh chặn máy bay trinh sát U-2 và khinh khí cầu trinh sát tầm cao cũng đang bay ở độ cao lớn. Tuy nhiên, khẩu pháo này đã bị loại bỏ ở các mẫu tiếp theo.

Để đánh chặn khinh khí cầu, máy bay M-17 được trang bị tháp pháo; do vậy, M-17 không chỉ có thể thực hiện các hoạt động trinh sát ở độ cao lớn, mà còn có thể đánh chặn máy bay trinh sát U-2 và khinh khí cầu trinh sát tầm cao cũng đang bay ở độ cao lớn. Tuy nhiên, khẩu pháo này đã bị loại bỏ ở các mẫu tiếp theo.

Đến cuối thập niên 1970, Chaika được nâng cấp thành một chiếc máy bay do thám đích thực với tên Stratosphera M-17 (còn gọi là Mystic-A), bay lần đầu vào ngày 26/6/1982, được sử dụng để khám phá các tầng Ozon cho đến năm 1992.

Đến cuối thập niên 1970, Chaika được nâng cấp thành một chiếc máy bay do thám đích thực với tên Stratosphera M-17 (còn gọi là Mystic-A), bay lần đầu vào ngày 26/6/1982, được sử dụng để khám phá các tầng Ozon cho đến năm 1992.

Máy bay trinh sát M-17 đã lập kỉ lục thế giới FAI vào năm 1990 khi bay ở độ cao 21.830m. Năm 1987, M-17 chủ yếu được thay thế bằng M-17RN, sau này gọi là M-55 Geophysica và được NATO đặt tên là Mystic-B.

Máy bay trinh sát M-17 đã lập kỉ lục thế giới FAI vào năm 1990 khi bay ở độ cao 21.830m. Năm 1987, M-17 chủ yếu được thay thế bằng M-17RN, sau này gọi là M-55 Geophysica và được NATO đặt tên là Mystic-B.

Máy bay M-55 đã lập 15 kỉ lục thế giới FAI và vẫn tồn tại đến ngày nay; thân máy bay dài 22,8m, sải cánh dài 37,4m, cao 4,7m, trang bị 2 động cơ phản lực Aviadvigatel PS-30-V12 có sức đẩy 9.900 kg một động cơ. Trọng lượng tối đa khi cất cánh là 24.500kg, có thể hoạt động trong 6,5 giờ liên tục và tốc độ tối đa là 750 km/h.

Máy bay M-55 đã lập 15 kỉ lục thế giới FAI và vẫn tồn tại đến ngày nay; thân máy bay dài 22,8m, sải cánh dài 37,4m, cao 4,7m, trang bị 2 động cơ phản lực Aviadvigatel PS-30-V12 có sức đẩy 9.900 kg một động cơ. Trọng lượng tối đa khi cất cánh là 24.500kg, có thể hoạt động trong 6,5 giờ liên tục và tốc độ tối đa là 750 km/h.

Phiên bản M-55 Geofizika có chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 1988, như vậy cần tới gần 30 năm để có một bản thiết kế tương đối hoàn chỉnh. Liên Xô đã sản xuất 4 chiếc, trong đó hiện chỉ có 2 chiếc được giữ lại, 2 chiếc còn lại bị loại bỏ vì nhiều lý do.

Phiên bản M-55 Geofizika có chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 1988, như vậy cần tới gần 30 năm để có một bản thiết kế tương đối hoàn chỉnh. Liên Xô đã sản xuất 4 chiếc, trong đó hiện chỉ có 2 chiếc được giữ lại, 2 chiếc còn lại bị loại bỏ vì nhiều lý do.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga được hưởng toàn bộ số máy bay M-55 và được sử dụng làm máy bay nghiên cứu dân sự và được sử dụng cho các nghiên cứu về vật lý tầng bình lưu và bề mặt trái đất.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga được hưởng toàn bộ số máy bay M-55 và được sử dụng làm máy bay nghiên cứu dân sự và được sử dụng cho các nghiên cứu về vật lý tầng bình lưu và bề mặt trái đất.

Nhưng theo tờ "War Zone" của Mỹ đưa tin, Quân đội Nga có thể đang xem xét sử dụng số máy bay do thám M-55 từ thời Chiến tranh Lạnh để cung cấp khả năng thu thập thông tin tình báo trên chiến trường Ukraine.

Nhưng theo tờ "War Zone" của Mỹ đưa tin, Quân đội Nga có thể đang xem xét sử dụng số máy bay do thám M-55 từ thời Chiến tranh Lạnh để cung cấp khả năng thu thập thông tin tình báo trên chiến trường Ukraine.

Đánh giá của Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết, chiếc máy bay hiếm này đã được trang bị hệ thống tình báo điện tử (ELINT) mới, tại một cơ sở thử nghiệm của Nga.

Đánh giá của Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết, chiếc máy bay hiếm này đã được trang bị hệ thống tình báo điện tử (ELINT) mới, tại một cơ sở thử nghiệm của Nga.

Căn cứ vào bức ảnh, các chuyên gia quân sự quan sát thấy một thùng chứa đặc biệt gắn trên cánh máy bay, đây rất có thể chính là khối khí tài UKR-RT được trang bị thiết bị trinh sát vô tuyến điện tử.

Căn cứ vào bức ảnh, các chuyên gia quân sự quan sát thấy một thùng chứa đặc biệt gắn trên cánh máy bay, đây rất có thể chính là khối khí tài UKR-RT được trang bị thiết bị trinh sát vô tuyến điện tử.

Khối khí tài UKR-RT lần đầu tiên được thấy bên dưới cánh máy bay tiêm kích bom Su-34 của lực lượng Không quân Nga, trong đợt diễn tập chiến lược mang tên Zapad-2021 của Quân đội Nga hai năm về trước.

Khối khí tài UKR-RT lần đầu tiên được thấy bên dưới cánh máy bay tiêm kích bom Su-34 của lực lượng Không quân Nga, trong đợt diễn tập chiến lược mang tên Zapad-2021 của Quân đội Nga hai năm về trước.

Chiếc máy bay trinh sát M-55 có số đăng ký "55204" này đã được Nga sử dụng trang bị khối khí tài UKR-RT. Tuy nhiên, thông tin hiện tại chưa đủ để chứng minh rằng nó sẽ thực hiện nhiệm vụ trinh sát chiến đấu và vẫn chưa rõ liệu thiết bị mà nó mang theo, là dành cho nghiên cứu dân sự hay trinh sát điện tử.

Chiếc máy bay trinh sát M-55 có số đăng ký "55204" này đã được Nga sử dụng trang bị khối khí tài UKR-RT. Tuy nhiên, thông tin hiện tại chưa đủ để chứng minh rằng nó sẽ thực hiện nhiệm vụ trinh sát chiến đấu và vẫn chưa rõ liệu thiết bị mà nó mang theo, là dành cho nghiên cứu dân sự hay trinh sát điện tử.

Bởi vì khi phải đối mặt với tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến hiện nay, ngay cả loại máy bay trinh sát tầm cao này cũng không an toàn. Tốt hơn là sử dụng UAV, cho khả năng hoạt động đáng tin cậy hơn để thực hiện trinh sát chiến trường.

Bởi vì khi phải đối mặt với tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến hiện nay, ngay cả loại máy bay trinh sát tầm cao này cũng không an toàn. Tốt hơn là sử dụng UAV, cho khả năng hoạt động đáng tin cậy hơn để thực hiện trinh sát chiến trường.

Tiến Minh (theo Warzone, Sohu)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/phuong-tay-lo-ngai-u-2-phien-ban-nga-xuat-hien-o-ukraine-1929464.html