Phát hiện cóc mía 'quái vật' lớn nhất thế giới

Một con cóc mía khổng lồ, nặng 2,7 kg, được phát hiện trong một khu rừng nhiệt đới ở miền Bắc Australia. Đây được cho là con cóc mía lớn nhất thế giới.

Phát hiện cóc mía 'quái vật' lớn chưa từng thấy Một con cóc mía nặng bằng đứa trẻ sơ sinh được tìm thấy ở công viên quốc gia Conway. Người phát hiện con vật này nói đây là con lớn nhất cô từng thấy và đặt tên nó là Toadzilla.

Con cóc “quái vật” này to gấp 6 lần cóc mía bình thường và có thể phá kỷ lục thế giới, BBC đưa tin ngày 20/1.

Sau đó, sau khi được phát hiện, con vật này đã được đặt vào một thùng chứa và đưa khỏi tự nhiên.

Khi Kylee Gray, nhân viên kiểm lâm công viên, lần đầu tiên phát hiện ra con vật lưỡng cư khổng lồ này trong lúc đi tuần tra ở Queensland, bà đã không thể tin vào mắt mình.

“Tôi chưa bao giờ thấy con cóc to lớn như vậy”, bà nói. “Nó trông gần giống như một quả bóng có chân. Chúng tôi gọi nó là Toadzilla (cóc quái vật)”.

Con cóc được phát hiện trong khu rừng nhiệt đới ở Queensland nặng 2,7 kg. Ảnh: Sở Môi trường và Khoa học Queensland.

Đội ngũ của bà đã nhanh chóng bắt được Toadzilla - được cho là một cá thể cái - và sau đó mang nó đi cân. Họ cho biết con cóc mía này rất nặng, nhưng rất ngạc nhiên khi thấy nó có thể lập kỷ lục thế giới mới.

“Chúng tôi tin rằng đó là một con cái do kích thước của nó. Bên cạnh đó, những con cóc mía cái lớn hơn con đực”, bà nói, Insider đưa tin.

Kỷ lục Thế giới Guinness hiện tại về con cóc mía nặng nhất được thiết lập bởi con cóc Prinsen ở Thụy Điển, nặng 2,65 kg vào năm 1991.

Bà Gray cho biết con cóc khổng lồ này có khả năng trở nên to lớn nhờ chế độ ăn gồm côn trùng, bò sát và động vật có vú nhỏ. “Một con cóc mía có kích thước như vậy sẽ ăn bất cứ thứ gì nó có thể nhét vào miệng”, bà nói.

Australia, cóc mía không gặp phải động vật săn mồi trong tự nhiên. Bà Gray không chắc Toadzilla bao nhiêu tuổi, khi loài này có thể sống tới 15 năm trong tự nhiên, nhưng tin rằng con vật này đã “sống lâu lắm rồi”.

Toadzilla sau đó được an tử, theo thông lệ ở Australia đối với loài gây hại, và sẽ được tặng cho Bảo tàng Queensland.

Cóc mía đến từ Nam và Trung Mỹ, song 2.400 cá thể đã được du nhập vào Australia năm 1935 để đối phó với bọ cánh cứng phá hoại cây mía của Queensland.

Kể từ đó, số lượng cóc mía đã bùng nổ lên tới khoảng 200 triệu con ở Australia và chúng bị chính phủ coi là loài gây hại.

Quái vật hồ Loch Ness thực tế là con lươn khổng lồ? Quái vật hồ Loch Ness huyền thoại của Scotland có thể chỉ là một con lươn khổng lồ, theo nghiên cứu mới được công bố.

Vân Đinh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/phat-hien-coc-mia-quai-vat-lon-nhat-the-gioi-post1395475.html