Phật giáo đồ Sri Lanka phản đối chiến tranh Israel-Palestine

Các nhà lãnh đạo Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo đã hiện diện tại cuộc mít tinh, cùng với nhân dân thủ đô Sri Lanka. Họ cùng nhau hô vang 'Palestine tự do, tự do'

Cuộc tuần hành Biểu tình hôm thứ Ba ngày 31/10/2023, đã thu hút hàng trăm người, bao gồm cả đại diện của các tổ chức tôn giáo phản đối hiến tranh Israel-Palestine, cuộc tấn công Gaza.

Cuộc biểu tình được tổ chức bởi Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (The World Fellowship of Buddhists, WFB), một tổ chức Phật giáo Quốc tế được thành lập năm 1950 tại Colombo với đại diện từ 27 quốc gia.

Các nhà lãnh đạo Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo đã hiện diện tại cuộc mít tinh, cùng với nhân dân thủ đô Sri Lanka. Họ cùng nhau hô vang “Palestine tự do, tự do” (Free, free Palestine), và giương cao các biểu ngữ với các dòng chữ “Ngăn chặn thảm sát” (Stop the massacre), “Ngừng ném bom Gaza” (Stop bombing Gaza) và “Cầu nguyện cho Gaza” (Pray for Gaza) cùng với cờ của người Palestine.

Cuộc biểu tình được tổ chức bởi Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (The World Fellowship of Buddhists, WFB).

Cuộc biểu tình được tổ chức bởi Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (The World Fellowship of Buddhists, WFB).

Hôm thứ Tư, ngày 1/11/2023, Tiến sĩ Sudath Dewapura, Chủ tịch Chi hội Sri Lanka thuộc Hiệp hội Phật tử Thế giới, nói với Arab News rằng, tất cả những người tham gia cuộc biểu tình “không thể chịu đựng được nữa”, việc giết hại thường dân vô tội khi cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza bước sang tuần thứ tư: “Hôm nay tất cả mọi người gồm các tín đồ liên tôn giáo Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo đang hiện diện đều đồng lòng cất lên tiếng nói chung là đều muốn chấm dứt chiến tranh,” Tiến sĩ Sudath Dewapura nói “Tất cả họ đều chấm dứt chiến tranh.”

Sau cuộc biểu tình, những người tổ chức biểu tình đã gửi đơn yêu cầu hành động đến Văn phòng Liên Hợp Quốc ở Colombo.

Lực lượng Phòng vệ Israel, IDF, Lục quân, không quân và hải quân) đã bao vây và bắn phá khu vực đông dân cư để trả đũa, và tấn công bất ngờ nhắm vào nhóm chiến binh Hamas có trụ sở tại Gaza vào ngày 7 tháng 10, dẫn đến sự thiệt mạng của hơn 1.400 người. Theo các cơ quan y tế địa phương này, IDF đã tiến hành các cuộc không kích của Israel đã khiến hơn 8.000 người thiệt mạng ở Gaza và làm bị thương hàng chục nghìn người khác, trong số đó có trẻ em.

Linh mục Lionel Peiris nói: “Tôi đã chứng kiến rõ ràng về những gì xảy ra nơi đó”, ông thuộc dòng Phanxicô đến từ Giáo hội Anh giáo tại Colombo, ông là thành viên của sứ mệnh tìm hiểu thực tế của Hội đồng các Giáo hội Anh giáo Thế giới để báo cáo về sự bất công về cơ cấu và sự lạm dụng đối với người Palestine của Israel.

Linh mục Lionel Peiris nói với Arab News: “Đây là một quốc gia phân biệt chủng tộc, thực hành chế độ phân biệt chủng tộc, không cho phép người Palestine có các quyền của họ”. “Chủ quyền lãnh thổ của họ đã bị xâm chiếm, họ bị thiệt hại đủ thứ như sinh kế, nguồn nước sạch, ruộng vườn, nhà cửa. Tôi đã tận mắt nhìn thấy cảnh tượng này.”

Giống như những người khác, ông ấy tham gia cuộc biểu tình ở Colombo với hy vọng rằng sự hiện diện của ông ấy sẽ thu hút thêm tiếng nói từ khắp nơi trên thế giới.

Linh mục Lionel Peiris nói thêm: “Nhân loại thế giới phải đứng lên vì công lý và sự thật, và vì sự công bằng”.

Nhà hoạt động Shreen Abdul Saroor ở Mạng Hành động cho Phụ nữ (WAN) là một trong số những phụ nữ Hồi giáo, là một trong những người tổ chức biểu tình, nói rằng cuộc biểu tình ở Colombo thể hiện tình đoàn kết với người Palestine, những người phải đối mặt với “sự hủy diệt có hệ thống đối với văn hóa, lãnh thổ, quê hương, quyền sống của họ,” thu hút sự ủng hộ liên tôn.

Bà Shreen Abdul Saroor nói với Arab News: “Trong 75 năm qua, tất cả những điều này đã bị Israel lấy đi, đồng thời kêu gọi tất cả các tổ chức tôn giáo cùng nhau chung tay góp sức, đảm bảo rằng người dân Palestine có chủ quyền quê hương đất nước của họ, và kêu gọi hành động ngay lập tức ngừng bắn giết, ngay bây giờ hãy kết thúc cuộc chiến tàn khốc này”.

Các phóng viên báo giới phỏng vấn, Tiến sĩ Fathima Shameera nói: “Trẻ em không phải là những kẻ khủng bố. Tại sao các người lại giết trẻ em? Hãy nghĩ đến những người Palestinians đang hấp hối”.

Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) Catherine Russell cũng nhấn mạnh thảm cảnh “hơn 420 trẻ em bị giết hoặc bị thương ở Gaza mỗi ngày” do bom đạn.

Không chỉ vậy, bà còn cho biết nhà máy khử muối còn lại của Gaza hiện chỉ chạy với 5% công suất, trong khi các nhà máy xử lý nước thải đã dừng hoạt động. Bà nói thêm: “Việc thiếu nước sạch và vệ sinh an toàn đang có nguy cơ trở thành thảm họa”.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Arab News

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/phat-giao-do-sri-lanka-phan-doi-chien-tranh-israel-palestine.html