Ông Tập và ông Putin vắng mặt, hội nghị khí hậu và G20 ảnh hưởng thế nào?

Cuộc họp quan trọng G20 kéo dài 4 ngày, trong đó các nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới sẽ đặt ra các mục tiêu khí hậu quan trọng, thuế suất toàn cầu, giải quyết chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn và tiêm chủng cho hành tinh.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador là những người sẽ không tham dự cuộc họp cuối tuần này của khối G20 tại Rome và Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) tiếp theo ở Glasgow.

Bên ngoài hội trường tổ chức hội nghị G20 tại Rome. Ảnh: AP

Bài liên quan

Trung Quốc và Mỹ sẽ nối lại mối quan hệ kinh tế song phương tại hội nghị G20

G20 và trách nhiệm tránh để thế giới trở thành hai ‘thái cực’

G20 mắc kẹt về các mục tiêu khí hậu

G20 cảnh báo các biến thể COVID-19 đe dọa sự phục hồi toàn cầu

Sự vắng mặt của ông Tập diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ cùng với các thành viên G20 khác, bao gồm Úc và ở mức độ thấp hơn là Anh, Canada và Liên minh châu Âu.

Một quan chức EU giấu tên không cho rằng sự vắng mặt của ông Tập sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng của các thỏa thuận, từ việc chấm dứt sử dụng than và phân phối vắc xin đến thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu và giá năng lượng tăng.

Cả Trung Quốc và Nga đều có “các đội đàm phán rất giỏi ở đây", quan chức này cho biết. “Họ rất tích cực và đưa ra rất nhiều nhận xét và đề xuất, và chắc chắn là họ đã tham gia rất nhiều vào quá trình này".

Bắc Kinh đã cử Ngoại trưởng Vương Nghị tới thay, tương tự với cuộc đàm phán khẩn cấp của G20 về Afghanistan hồi đầu tháng.

Ông Vương dự kiến sẽ được chào đón tại Rome bằng cuộc gặp thượng đỉnh do Liên minh Liên nghị viện Trung Quốc (IPAC) tổ chức, một nhóm các nhà lập pháp xuyên quốc gia yêu cầu các thành viên còn lại của G20 áp dụng một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.

Ông Vương cũng sẽ phải chịu áp lực thực sự trong phòng đàm phán.

Ông Shi Yinhong, một chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin và là cố vấn cho Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết hầu hết những người tham gia của phương Tây sẽ đẩy nhanh các mục tiêu phát thải cao nhất và trung hòa carbon của họ, nhưng Trung Quốc dự kiến sẽ bám sát mục tiêu ban đầu là phát thải cao nhất vào năm 2030 và trung hòa về carbon vào năm 2060.

“Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực lớn về vấn đề này, bất kể ai tham dự”, ông Shi nói.

Trong một bức thư do Cơ quan báo chí quốc gia của Ý công bố, Đại sứ Trung Quốc tại Ý, Li Junhua, đã viết rằng: "Trung Quốc kỳ vọng rằng hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome sẽ tuân thủ chủ nghĩa đa phương thực sự, thúc đẩy tinh thần đối tác và gửi tín hiệu tích cực về cải thiện quản trị toàn cầu".

Tuy nhiên, đã có một số tiếng nói bất đồng ở Rome khi ông Tập vắng mặt trong cuộc họp khẩn cấp về Afghanistan vài tuần trước đó.

Theo các chuyên gia trong một hội thảo trên web gần đây về COP26 và Trung Quốc, Bắc Kinh được thúc đẩy bởi tư lợi trong khu vực và cũng có thể bị thúc đẩy bởi sự cạnh tranh với các đối thủ.

Thượng đỉnh G20 và kế hoạch của Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tận dụng cơ hội này để tiếp tục “nỗ lực lớn” nhằm sửa chữa những thiệt hại do thông báo bất ngờ về liên minh quân sự của Washington với Anh và Úc, được gọi là AUKUS, vốn làm rạn nứt quan hệ Mỹ-Pháp.

Bà Heather Conley, giám đốc chương trình Châu Âu, Nga và Á-Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết: “Hy vọng rằng sẽ có sự hiện diện gia tăng của người Pháp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sau thỏa thuận AUKUS".

Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron và ông Biden sẽ gặp nhau bên lề sự kiện.

Ông Daniel Russel, người từng là trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Barack Obama cho biết Mỹ sẽ tranh thủ cơ hội này để thắt chặt lại quan hệ với các đồng minh, dù ông Tập có xuất hiện hay không.

Cuộc họp khẩn cấp của G20 về Afghanistan đã dẫn đến “cam kết tập thể cung cấp hỗ trợ nhân đạo trực tiếp cho người dân Afghanistan” mà không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với chính phủ Taliban hoặc giải phóng và trao trả hàng tỷ đô la tài sản quốc tế của Afghanistan.

Trung Quốc và Nga đã kêu gọi thực hiện hai biện pháp sau, trái với mong muốn của Washington.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và ông Sri Mulyani Indrawati, người đồng cấp của bà ở Indonesia, nơi sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 năm tới, đã đưa ra một tuyên bố trong tuần này kêu gọi một diễn đàn về phối hợp toàn cầu để chống lại đại dịch tiếp theo và chuẩn bị một cơ sở tài chính mới để theo kịp với các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng đang nổi lên.

Thừa nhận “sự thiếu sẵn sàng ở cấp quốc gia và sự thiếu phối hợp giữa hai nước", hai Bộ trưởng cho biết diễn đàn nên cho phép các Bộ trưởng Y tế và Tài chính dễ “bắt đầu công việc hơn và tạo điều kiện cho hợp tác toàn cầu và phối hợp phòng ngừa, phát hiện, chia sẻ thông tin và, nếu phản hồi nếu cần thiết”.

Mặc dù các sáng kiến về biến đổi khí hậu của ông Biden vẫn chưa được Quốc hội thông qua, nhưng các mục tiêu đã nêu của ông, bao gồm giảm từ 50% đến 52% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ từ mức năm 2005 vào năm 2030, có tác động ngắn hạn hơn những gì Bắc Kinh và Moscow đang đưa ra.

Bất chấp những điểm mạnh này, ông Biden vẫn phải đối mặt với những trở ngại, với cái bóng của người tiền nhiệm ông Donald Trump vẫn còn đó.

Ông Russel mô tả hành vi của ông Trump tại G20 năm ngoái là "hành động khiến thế giới bực mình", đồng thời nói thêm rằng việc ông Trump vẫn giữ được ảnh hưởng đối với Đảng Cộng hòa khiến các nhà lãnh đạo khác cảnh giác về việc cam kết quá nhiều vào chương trình nghị sự của Washington.

Quốc Thiên

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ong-tap-va-ong-putin-vang-mat-hoi-nghi-khi-hau-va-g20-anh-huong-the-nao-post164250.html