Nữ khoa học gia tiên phong thế giới

Ngô Kiện Hùng, nhà vật lý hạt nhân người Mỹ gốc Hoa, là một nữ tiên phong trong thế giới khoa học.

Bà nổi danh quốc tế nhờ bác bỏ thành công tính phổ quát của một định luật vật lý căn bản.

Từ Trung Hoa, Ngô Kiện Hùng sang Mỹ du học vào năm 1936. Tại Đại học California, Berkeley, bà lấy bằng tiến sỹ vật lý hạt nhân và thực hiện nhiều thí nghiệm, như phân tách nguyên tử urani để tạo các đồng vị phóng xạ. Sau khi giảng dạy ở Princeton với tư cách nữ giảng viên đầu tiên, bà chuyển sang Đại học Columbia, làm việc cho dự án Manhattan (1944).

Trong dự án, nhiệm vụ của bà là giúp phát triển thiết bị dò phóng xạ và ống đếm Geiger. Năm 1956, bà tiến hành cái gọi là “thí nghiệm Ngô”, đóng góp lớn nhất của bà cho khoa học. Trước đó, định luật bảo toàn chẵn-lẻ, một định luật vật lý căn bản, vẫn được cho là mang tính phổ quát, chi phối tất cả các hạt hạ nguyên tử.

Song le, thí nghiệm Ngô chứng minh nó không đúng trong mọi trường hợp. Kết quả nghiên cứu của bà đã xác nhận lý thuyết của hai nhà vật lý Dương Chấn Ninh (tr.284) và Lý Chính Đạo, giúp họ giành giải Nobel; bản thân bà cũng vang danh quốc tế.

Cột mốc

Vật lý hạt nhân: Ghi danh vào Đại học California, Berkeley (1936), lấy bằng tiến sỹ khoa học (1940), tiếp tục nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm về vật lý hạt nhân.

Thành tựu lớn: Năm 1956, tiến hành thí nghiệm, bác bỏ tính phổ quát của định luật “bảo toàn chẵn-lẻ”.

Tôn vinh công trạng: Nhận Huân chương Khoa học Quốc gia (1975), trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của Hội Vật lý Hoa Kỳ.

DK/Đông A và NXB Dân Trí

Nguồn Znews: https://znews.vn/nu-khoa-hoc-gia-tien-phong-the-gioi-post1466687.html