NSND Bạch Tuyết nghẹn ngào tiễn biệt 'tri kỷ nghệ thuật' tác giả Lê Duy Hạnh

Với NSND Bạch Tuyết, tác giả Lê Duy Hạnh bên cạnh là một người ơn, một 'tri kỷ nghệ thuật' mà còn là một 'trung thần' của bà và tất cả mọi người.

Trưa 6-9, tác giả Lê Duy Hạnh đã qua đời ở tuổi 77 đã để lại nhiều tiếc thương đối với cũng như để lại khoảng trống lớn đối với sân khấu cải lương nước nhà.

Tác giả đã dành cả cuộc đời cho sân khấu nước nhà với những tác phẩm do ông viết như , Công chúa Ngọc Hân, Hoàng hậu hai vua, Hồn thơ ngọc…

Tác giả Lê Duy Hạnh (1947-2023). Ảnh: NSƯT Tuyết Thu

Tác giả Lê Duy Hạnh (1947-2023). Ảnh: NSƯT Tuyết Thu

Trong đó, người chịu nhiều ảnh hưởng trong các nhân vật do tác giả Lê Duy Hạnh viết chính là . Trước sự ra đi của ông, NSND Bạch Tuyết đã có những chia sẻ để tiễn biệt một "tri kỷ nghệ thuật".

"Người con ưu tú đã về với Tổ nghiệp"

Theo đó, NSND Bạch Tuyết chia sẻ chỉ còn 20 ngày nữa là đến giỗ tổ và tác giả Lê Duy Hạnh ra đi như được Tổ nghề đón người con ưu tú đã dâng hiến trọn vẹn tài năng, tâm huyết đời mình cho kịch nghệ Việt Nam.

" rồi đây, trong nhiều thế hệ tác giả nghệ sĩ và khán giả cũng sẽ tưởng nhớ tri ân Lê Duy Hạnh như một vị tổ của sân khấu dân tộc bởi tấm lòng Việt quốc, trái tim thiết tha, yêu cuộc đời đi tìm lẽ phải, sự công bằng và phẩm hạnh làm người mà Hạnh đã ký thác cho sân khấu nước nhà. Một sự nghiệp sáng tác đầy giá trị, mang tầm tư tưởng lớn nhân văn tiến bộ và nghệ thuật thẩm mỹ sâu sắc hiện đại" – NSND Bạch Tuyết cho hay.

NSND Bạch Tuyết gắn liền với vai Thái hậu Dương Vân Nga trong vở "Hoàng hậu hai vua". Ảnh: FBNV

NSND Bạch Tuyết gắn liền với vai Thái hậu Dương Vân Nga trong vở "Hoàng hậu hai vua". Ảnh: FBNV

Và NSND Bạch Tuyết cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với người con tài hoa của sân khấu Việt Nam.

"Người có lẽ đã chịu ơn và chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất bởi các nhân vật mà Hạnh đã , chạm trổ nên trong suốt 30 năm qua. Bạch Tuyết xin được cuối đầu từ biệt “người tri kỷ nghệ thuật” bằng chính những trang viết của bạn, nơi chất chứa những nỗi niềm khát vọng bằng giấc mơ của đời bạn, của cái tên Lê Duy Hạnh.Bạn rời đi nhưng những vở diễn vai diễn mà bạn tạo nên cho các anh chị em nghệ sĩ trong đó có tôi sẽ ở lại mãi mãi" – nữ nghệ sĩ trải lòng.

"Người đi những vở diễn ở lại"

Theo NSND Bạch Tuyết, là người con của đất võ Bình Định nên hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác của Lê Duy Hạnh.

Tuy nhiên, ở mỗi tác phẩm là một suy tư mới một cách thức xây dựng các mối quan hệ chung riêng khác về đức vua . Tất cả đều toát lên tài năng, đức độ của người anh hùng áo vải Tây Sơn từ trong Tâm sự Ngọc Hân, Hòn thơ Ngọc hay Vua thánh triều Lê...

Một cảnh trong "Tâm sự Ngọc Hân". Ảnh: Chụp màn hình

Một cảnh trong "Tâm sự Ngọc Hân". Ảnh: Chụp màn hình

Trong khoảnh khắc hiện tại, ngoái nhìn quá khứ của 600 năm trước, Hạnh đã để nhân vật luận lại Bình Ngô đại cáo của Ức Trai tiên sinh.Nhưng rốt cuộc sau cùng trên hết dưới Lê Duy Hạnh chính là dân tộc nước non, dân là dân nước, nước là nước dân. Thành Lộc và Hữu Châu trong vở "Vua thánh triều Lê". Ảnh: IDÉCAF Với Lê Duy Hạnh, một nhân sinh quan tư tưởng đậm dân tộc tính là thế một giới quan trong nghệ thuật, sân khấu cũng đầy duy mĩ là đây. Chúng ta nhớ trong vở Biển lời độc thoại của nhân vật chính: 'Cuộc đời nghệ thuật mãi đeo đẳng theo tôi và ông trong biển nghề hát Bội. Biển khơi, biển đời có thể lôi ông đi mãi nhưng biển nghề đã đưa và sẽ đưa mãi mãi đưa ông về lại" - NSND Bạch Tuyết.

Để khép lại chia sẻ, NSND Bạch Tuyết đã mượn lời trong vở Diễn kịch một mình: "Trung thần ơi! Trung thần ơi ông hãy nghe tôi nói đây nè ông không được từ quan, ông không được bỏ mặc cho giang sơn này nghiêng ngửa. Vua cần ông, muôn dân cần ông và sân khấu của chúng tôi cần ông. Biết bao nhiêu, cho dẫu có hàng ngàn, hàng vạn nhân vật nhưng chỉ cần thiếu khuôn mặt trung thần chân lý sẽ ra đi, sân khấu sẽ sụp đổ, bởi không có nhân vật trung thần khán giả đâu cần đến với sân khấu nữa".

"Vĩnh biệt! Vĩnh biệt tác giả trung thần của tôi và của chúng ta" - NSND Bạch Tuyết bày tỏ.

THĂNG BÌNH

Nguồn PLO: https://plo.vn/nsnd-bach-tuyet-nghen-ngao-tien-biet-tri-ky-nghe-thuat-tac-gia-le-duy-hanh-post750432.html