Nông dân Quỳ Châu vượt khó, chạy đua với thời vụ

Bước vào sản xuất vụ xuân với khó khăn chồng chất: Đất ruộng bị đất đá vùi lấp phải xử lý; công trình thủy lợi hư hỏng nên nhiều diện tích thiếu nước cấy… Tuy nhiên, nông dân Quỳ Châu đã chủ động khắc phục khó khăn để gieo cấy đúng tiến độ.

 Cách đây 4 tháng, cơn lũ lịch sử đã vùi lấp hàng nghìn ha đất sản xuất của người dân. Trong đó, chiếm phần lớn là diện tích lúa nước. Để có đất gieo cấy, gia đình chị Lương Thị Hương, bản Ban (xã Châu Tiến) phải thuê máy múc san gạt lớp đất đá phía trên mặt ruộng với chi phí lên đến 7 triệu đồng/2.500m2. Ảnh: Thanh Phúc

Cách đây 4 tháng, cơn lũ lịch sử đã vùi lấp hàng nghìn ha đất sản xuất của người dân. Trong đó, chiếm phần lớn là diện tích lúa nước. Để có đất gieo cấy, gia đình chị Lương Thị Hương, bản Ban (xã Châu Tiến) phải thuê máy múc san gạt lớp đất đá phía trên mặt ruộng với chi phí lên đến 7 triệu đồng/2.500m2. Ảnh: Thanh Phúc

 Cơn lũ cũng đã vùi lấp mất một nửa diện tích ruộng của gia đình chị Lô Thị Huyền (bản Ban, Châu Tiến). “Do ruộng nằm sát đường nên khi lũ lên, toàn bộ đất đá tràn xuống ruộng, vùi lấp mất một nửa diện tích. Ngoài thuê máy múc san gạt lớp đất đá phía trên, chúng tôi còn phải đắp một bờ bao rộng để ngăn đất đá tràn vào”. Ảnh: Hoài Thu

Cơn lũ cũng đã vùi lấp mất một nửa diện tích ruộng của gia đình chị Lô Thị Huyền (bản Ban, Châu Tiến). “Do ruộng nằm sát đường nên khi lũ lên, toàn bộ đất đá tràn xuống ruộng, vùi lấp mất một nửa diện tích. Ngoài thuê máy múc san gạt lớp đất đá phía trên, chúng tôi còn phải đắp một bờ bao rộng để ngăn đất đá tràn vào”. Ảnh: Hoài Thu

 Gia đình chị Huyền cũng phải dùng ván gỗ, tre, nứa để đóng thành hàng rào, bảo vệ ruộng khỏi sạt lở. Ảnh: Thanh Phúc

Gia đình chị Huyền cũng phải dùng ván gỗ, tre, nứa để đóng thành hàng rào, bảo vệ ruộng khỏi sạt lở. Ảnh: Thanh Phúc

 Các bờ thửa sau khi dùng máy múc san gạt ruộng thì nền đất yếu nên để ngăn nước rò rỉ ra khỏi ruộng, ngăn cua, ốc hại lúa, nhiều hộ tận dụng bao đựng xi-măng để che chắn. Ảnh: Thanh Phúc

Các bờ thửa sau khi dùng máy múc san gạt ruộng thì nền đất yếu nên để ngăn nước rò rỉ ra khỏi ruộng, ngăn cua, ốc hại lúa, nhiều hộ tận dụng bao đựng xi-măng để che chắn. Ảnh: Thanh Phúc

 Lũ cũng cuốn trôi, làm hư hỏng các cọn nước trên đồng ruộng. Trước khi bước vào vụ Xuân, các hộ dân đã phải làm mới hoàn toàn các guồng dẫn nước vào ruộng. Ảnh: Hoài Thu

Lũ cũng cuốn trôi, làm hư hỏng các cọn nước trên đồng ruộng. Trước khi bước vào vụ Xuân, các hộ dân đã phải làm mới hoàn toàn các guồng dẫn nước vào ruộng. Ảnh: Hoài Thu

 Hiện nay, toàn xã Châu Tiến đã hoàn tất việc cày bừa, đang đẩy nhanh tiến độ gieo cấy. Theo đó, đến nay, đã cấy được trên 200 ha lúa nước. Dự kiến đến ngày 31/1 sẽ khép kín toàn bộ diện tích. Ảnh: Thanh Phúc

Hiện nay, toàn xã Châu Tiến đã hoàn tất việc cày bừa, đang đẩy nhanh tiến độ gieo cấy. Theo đó, đến nay, đã cấy được trên 200 ha lúa nước. Dự kiến đến ngày 31/1 sẽ khép kín toàn bộ diện tích. Ảnh: Thanh Phúc

 Gia đình bà Lữ Thị Hà là một trong những hộ trồng nhiều lúa nhất của bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến với khoảng 30 ha. Bà Hà trồng lúa mỗi năm 2 vụ là vụ xuân và vụ mùa. “Vụ xuân năm nào cũng cho năng suất cao hơn vụ mùa. Vụ mùa năm 2023 vừa rồi gia đình thất thu, mất trắng 30ha lúa do ngập lụt. Do đó, lương thực của gia đình đang trông chờ hết vào vụ xuân này”. Ảnh: Hoài Thu

Gia đình bà Lữ Thị Hà là một trong những hộ trồng nhiều lúa nhất của bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến với khoảng 30 ha. Bà Hà trồng lúa mỗi năm 2 vụ là vụ xuân và vụ mùa. “Vụ xuân năm nào cũng cho năng suất cao hơn vụ mùa. Vụ mùa năm 2023 vừa rồi gia đình thất thu, mất trắng 30ha lúa do ngập lụt. Do đó, lương thực của gia đình đang trông chờ hết vào vụ xuân này”. Ảnh: Hoài Thu

 Để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời vụ và tranh thủ khi còn nắng ấm, các hộ dân ở Quỳ Châu đổi công cho nhau. Ảnh: Thanh Phúc

Để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời vụ và tranh thủ khi còn nắng ấm, các hộ dân ở Quỳ Châu đổi công cho nhau. Ảnh: Thanh Phúc

 Là vụ sản xuất chính trong năm, được trông chờ nhất về năng suất, sản lượng. Do đó, người dân tuân thủ kỹ thuật gieo mạ, cấy đúng khung lịch thời vụ. Trong ảnh: Người dân Quỳ Châu gieo mạ phủ ni – lon. Ảnh: Hoài Thu

Là vụ sản xuất chính trong năm, được trông chờ nhất về năng suất, sản lượng. Do đó, người dân tuân thủ kỹ thuật gieo mạ, cấy đúng khung lịch thời vụ. Trong ảnh: Người dân Quỳ Châu gieo mạ phủ ni – lon. Ảnh: Hoài Thu

 Khi cấy, người dân dùng liềm xúc mạ chứ không nhổ cấy. “Cấy mạ xúc giúp tiết kiệm đáng kể lượng giống gieo sạ, năng suất cao. Đặc biệt, chủ động được thời điểm gieo sạ, rút ngắn thời gian lúa sinh trưởng, tránh được rất nhiều tác nhân gây bệnh cho cây lúa”, chị Vi Thị Hồng Quỳnh, nông dân xã Châu Tiến cho biết. Ảnh: Thanh Phúc

Khi cấy, người dân dùng liềm xúc mạ chứ không nhổ cấy. “Cấy mạ xúc giúp tiết kiệm đáng kể lượng giống gieo sạ, năng suất cao. Đặc biệt, chủ động được thời điểm gieo sạ, rút ngắn thời gian lúa sinh trưởng, tránh được rất nhiều tác nhân gây bệnh cho cây lúa”, chị Vi Thị Hồng Quỳnh, nông dân xã Châu Tiến cho biết. Ảnh: Thanh Phúc

 Theo đề án sản xuất vụ xuân năm 2024, toàn huyện Quỳ Châu gieo cấy 1.850 ha lúa. Khung thời vụ bố trí theo 2 trà, cụ thể như sau: Trà 1: Gieo mạ từ ngày 4 - 9/1/2024, cấy từ ngày 24 - 29/1/2024, sử dụng giống Thái Xuyên, Phú ưu 978, Japonica 2; Trà 2: Gieo mạ ngày 1015/01, cấy từ ngày 30/1- 4/2/2024, sử dụng giống Thiên ưu 8, SL 9, Bắc Hương, Hương Thanh 8, BQ… Ảnh: Hoài Thu

Theo đề án sản xuất vụ xuân năm 2024, toàn huyện Quỳ Châu gieo cấy 1.850 ha lúa. Khung thời vụ bố trí theo 2 trà, cụ thể như sau: Trà 1: Gieo mạ từ ngày 4 - 9/1/2024, cấy từ ngày 24 - 29/1/2024, sử dụng giống Thái Xuyên, Phú ưu 978, Japonica 2; Trà 2: Gieo mạ ngày 1015/01, cấy từ ngày 30/1- 4/2/2024, sử dụng giống Thiên ưu 8, SL 9, Bắc Hương, Hương Thanh 8, BQ… Ảnh: Hoài Thu

Clip: Phúc - Thu

Thanh Phúc - Hoài Thu

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/nong-dan-quy-chau-vuot-kho-chay-dua-voi-thoi-vu-post283636.html