Nông dân nuôi kiến vàng để làm 'vệ sĩ' cho vườn cây ăn quả

Thay vì dùng thuốc, nhiều nông dân ở Hà Tĩnh đã áp dụng phương pháp nuôi kiến vàng để khống chế các loài sâu bọ gây hại, bảo vệ và chăm sóc các vườn cây ăn quả có múi.

 Cây cam được xem là một trong những cây trồng chủ lực, sản phẩm OCOP tiêu biểu, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân Hà Tĩnh. Để phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ, người trồng cam ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã áp dụng biện pháp sinh học rất đơn giản thay thế thuốc bảo vệ thực vật.

Cây cam được xem là một trong những cây trồng chủ lực, sản phẩm OCOP tiêu biểu, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân Hà Tĩnh. Để phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ, người trồng cam ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã áp dụng biện pháp sinh học rất đơn giản thay thế thuốc bảo vệ thực vật.

 Đó là mô hình nuôi kiến vàng để diệt trừ sâu bọ, côn trùng gây hại cho cây ăn quả do Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 - Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN-PTNT phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang triển khai thí điểm tại các vườn cam, bưởi ở xã Quang Thọ, Thọ Điền, Đức Lĩnh với với tổng diện tích 10 ha cây trồng, từ tháng 8/2023.

Đó là mô hình nuôi kiến vàng để diệt trừ sâu bọ, côn trùng gây hại cho cây ăn quả do Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 - Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN-PTNT phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang triển khai thí điểm tại các vườn cam, bưởi ở xã Quang Thọ, Thọ Điền, Đức Lĩnh với với tổng diện tích 10 ha cây trồng, từ tháng 8/2023.

 Là một trong 4 chủ trang trại thực hiện mô hình nuôi kiến vàng đầu tiên tại Hà Tĩnh, ông Lê Quang Toại (ở thôn Đăng, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang) cho biết, gia đình ông có trang trại rộng hơn 2 ha cam 7 năm tuổi. Trước năm 2022, sản lượng thu hoạch đạt khoảng 7 tấn/ha và giá cam chỉ đạt 15 nghìn đồng/kg do chất lượng quả thấp, lợi nhuận do đó thu về không cao. Tuy nhiên, từ khi áp dụng mô hình nuôi kiến vàng, vườn cam của gia đình đã được cải thiện về chất lượng và năng suất.

Là một trong 4 chủ trang trại thực hiện mô hình nuôi kiến vàng đầu tiên tại Hà Tĩnh, ông Lê Quang Toại (ở thôn Đăng, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang) cho biết, gia đình ông có trang trại rộng hơn 2 ha cam 7 năm tuổi. Trước năm 2022, sản lượng thu hoạch đạt khoảng 7 tấn/ha và giá cam chỉ đạt 15 nghìn đồng/kg do chất lượng quả thấp, lợi nhuận do đó thu về không cao. Tuy nhiên, từ khi áp dụng mô hình nuôi kiến vàng, vườn cam của gia đình đã được cải thiện về chất lượng và năng suất.

 "Từ đầu mùa đến nay, gia đình chỉ mới phun 3 lần chế phẩm sinh học thay vì phải phun 10 lần và phải sử dụng thuốc hóa học như trước để diệt côn trùng; đàn kiến vàng từ 20 tổ đến nay cũng đã được nhân lên hơn 40 tổ và đang có xu hướng tiếp tục tăng đàn. Đặc biệt, năng suất cam đạt cao hơn trước do không bị côn trùng tấn công, ước tính đến cuối vụ gia đình tôi thu về khoảng 18 tấn, cao hơn trước 3 tấn, thu nhập cũng sẽ tăng cao nhờ chất lượng quả được nâng lên", Ông Toại nói.

"Từ đầu mùa đến nay, gia đình chỉ mới phun 3 lần chế phẩm sinh học thay vì phải phun 10 lần và phải sử dụng thuốc hóa học như trước để diệt côn trùng; đàn kiến vàng từ 20 tổ đến nay cũng đã được nhân lên hơn 40 tổ và đang có xu hướng tiếp tục tăng đàn. Đặc biệt, năng suất cam đạt cao hơn trước do không bị côn trùng tấn công, ước tính đến cuối vụ gia đình tôi thu về khoảng 18 tấn, cao hơn trước 3 tấn, thu nhập cũng sẽ tăng cao nhờ chất lượng quả được nâng lên", Ông Toại nói.

 Để có tổ kiến vàng, ban đầu ông Toại phải đi vào rừng cây keo tìm tổ của chúng. Sau khi phát hiện tổ kiến, ông cắt luôn cả cành cây có tổ kiến đó bỏ vào bao tải bọc kín mang về gác lên cây cam. Để đàn kiến ở lại trên cây cam, ông phải bỏ thức ăn như tép biển hoặc cơm nguội vào các chai nhựa rồi buộc lên cành cam để làm mồi cho kiến. Với vài tổ ban đầu, sau khoảng gần 3 tháng, vườn cam của ông Toại hiện đã có hơn 40 tổ kiến vàng.

Để có tổ kiến vàng, ban đầu ông Toại phải đi vào rừng cây keo tìm tổ của chúng. Sau khi phát hiện tổ kiến, ông cắt luôn cả cành cây có tổ kiến đó bỏ vào bao tải bọc kín mang về gác lên cây cam. Để đàn kiến ở lại trên cây cam, ông phải bỏ thức ăn như tép biển hoặc cơm nguội vào các chai nhựa rồi buộc lên cành cam để làm mồi cho kiến. Với vài tổ ban đầu, sau khoảng gần 3 tháng, vườn cam của ông Toại hiện đã có hơn 40 tổ kiến vàng.

 "Quá trình nuôi và theo dõi kiến vàng từ khi đưa về thả nuôi trên cây cam, tôi nhận thấy các loài như rệp, bọ xít, nhện đỏ, sâu đục quả, sâu đục thân… đều bị kiến "tiêu diệt" hết. Biện pháp này giúp gia đình đỡ tốn công chăm sóc, sau nữa là hiệu quả mang lại tôi thấy rất mừng", ông Toại cho biết thêm.

"Quá trình nuôi và theo dõi kiến vàng từ khi đưa về thả nuôi trên cây cam, tôi nhận thấy các loài như rệp, bọ xít, nhện đỏ, sâu đục quả, sâu đục thân… đều bị kiến "tiêu diệt" hết. Biện pháp này giúp gia đình đỡ tốn công chăm sóc, sau nữa là hiệu quả mang lại tôi thấy rất mừng", ông Toại cho biết thêm.

 Ông Võ Quốc Hội - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang cho biết: “Sau khi chọn vườn cam trên 3 năm tuổi để thí điểm mô hình, cán bộ kỹ thuật của trung tâm đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các nhà vườn loại bỏ nguồn kiến vàng cũ và loài kiến hôi trước khi đưa kiến vàng vào nuôi nhằm tránh hiện tượng tranh giành thức ăn giữa các loài kiến. Nhờ được triển khai bài bản nên đến nay, mô hình đã mang lại lợi ích kép cho bà con, vừa giúp quả tăng độ ngọt do không bị côn trùng tấn công, vừa giúp cây phát triển tốt”.

Ông Võ Quốc Hội - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang cho biết: “Sau khi chọn vườn cam trên 3 năm tuổi để thí điểm mô hình, cán bộ kỹ thuật của trung tâm đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các nhà vườn loại bỏ nguồn kiến vàng cũ và loài kiến hôi trước khi đưa kiến vàng vào nuôi nhằm tránh hiện tượng tranh giành thức ăn giữa các loài kiến. Nhờ được triển khai bài bản nên đến nay, mô hình đã mang lại lợi ích kép cho bà con, vừa giúp quả tăng độ ngọt do không bị côn trùng tấn công, vừa giúp cây phát triển tốt”.

 Nói về kỹ thuật nuôi kiến vàng, ông Võ Quốc Hội chia sẻ: Loài kiến vàng rất dễ nuôi, không tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí chăm sóc. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm thì đàn kiến sẽ bỏ đi hoặc chết. Nếu đã xác định nuôi kiến để bảo vệ cây trồng thì không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nữa. Vì nếu làm vậy thì kiến sẽ chết hoặc bỏ đi, đây chính là thách thức của những nông dân muốn áp dụng mô hình nuôi kiến vàng để bảo vệ vườn cây có múi.

Nói về kỹ thuật nuôi kiến vàng, ông Võ Quốc Hội chia sẻ: Loài kiến vàng rất dễ nuôi, không tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí chăm sóc. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm thì đàn kiến sẽ bỏ đi hoặc chết. Nếu đã xác định nuôi kiến để bảo vệ cây trồng thì không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nữa. Vì nếu làm vậy thì kiến sẽ chết hoặc bỏ đi, đây chính là thách thức của những nông dân muốn áp dụng mô hình nuôi kiến vàng để bảo vệ vườn cây có múi.

 Các tổ kiến được chọn để đưa về vườn nhân nuôi phải là các tổ có lá bao còn xanh, đường kính tổ trung bình từ 20 cm trở lên và cấu tạo từ 2 lớp lá trở lên. Ngoài ra, cần chăng giây giữa các tán cây để tạo điều kiện cho kiến di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi và làm tổ. Bổ sung thức ăn cho kiến vàng trên vườn định kỳ 1 tuần/lần để kiến có thể nhân được số lượng lớn.

Các tổ kiến được chọn để đưa về vườn nhân nuôi phải là các tổ có lá bao còn xanh, đường kính tổ trung bình từ 20 cm trở lên và cấu tạo từ 2 lớp lá trở lên. Ngoài ra, cần chăng giây giữa các tán cây để tạo điều kiện cho kiến di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi và làm tổ. Bổ sung thức ăn cho kiến vàng trên vườn định kỳ 1 tuần/lần để kiến có thể nhân được số lượng lớn.

 Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTN) cho biết, mục đích triển khai mô hình nuôi kiến vàng là giúp người dân biết được vai trò của loài vật này trong quản lý sâu hại trên vườn cam.

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTN) cho biết, mục đích triển khai mô hình nuôi kiến vàng là giúp người dân biết được vai trò của loài vật này trong quản lý sâu hại trên vườn cam.

 Việc nuôi kiến vàng sẽ giúp người dân không chỉ bảo vệ được vườn cây trước các loài sâu bệnh gây hại mà còn giúp giảm chi phí mua các loại thuốc BVTV, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn chất lượng quả. Từ đó giúp người dân phát triển mô hình cây ăn quả có múi, theo tiêu chuẩn hữu cơ một cách bền vững.

Việc nuôi kiến vàng sẽ giúp người dân không chỉ bảo vệ được vườn cây trước các loài sâu bệnh gây hại mà còn giúp giảm chi phí mua các loại thuốc BVTV, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn chất lượng quả. Từ đó giúp người dân phát triển mô hình cây ăn quả có múi, theo tiêu chuẩn hữu cơ một cách bền vững.

Trần Phong

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nong-dan-nuoi-kien-vang-de-lam-ve-si-cho-vuon-cay-an-qua-post281710.html