Nơi lưu giữ hồn quê đất Việt

Đó là Bảo tàng Đồng Quê do nhà giáo Ngô Thị Khiếu cùng chồng là Thiếu tướng Hoàng Kiền sáng lập để lưu giữ những hiện vật, hình ảnh xưa của làng quê Bắc bộ mà ông bà dày công sưu tầm.

Nơi lưu giữ hồn quê đất Việt.

Bảo tàng Đồng quê của vợ chồng ông bà Ngô Thị Khiếu và Hoàng Kiền tọa lạc tại xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định hoạt động từ từ năm 2010, đến nay đã trở thành một trong những địa chỉ phục vụ cho hoạt động giáo dục trải nghiệm và là điểm đến thu hút du lịch.

Bảo tàng Đồng quê của vợ chồng ông bà Ngô Thị Khiếu và Hoàng Kiền tọa lạc tại xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định hoạt động từ từ năm 2010, đến nay đã trở thành một trong những địa chỉ phục vụ cho hoạt động giáo dục trải nghiệm và là điểm đến thu hút du lịch.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê, bà Khiếu và ông Hoàng Kiền thấu hiểu tất cả những gì mà người nông dân chân lấm tay bùn phải trải qua và trân quý cuộc sống của miền quê Bắc bộ. Chính vì vậy, khi chứng kiến những vật dụng từng gắn bó với cuộc sống của người nông dân dần bị biến mất theo dòng chảy thời gian, ông bà đã quyết tâm xây dựng một Bảo tàng Đồng quê, với mong muốn giữ lại những hình ảnh cũ của nông thôn Bắc Bộ một thời, lưu giữ hồn quê Việt.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê, bà Khiếu và ông Hoàng Kiền thấu hiểu tất cả những gì mà người nông dân chân lấm tay bùn phải trải qua và trân quý cuộc sống của miền quê Bắc bộ. Chính vì vậy, khi chứng kiến những vật dụng từng gắn bó với cuộc sống của người nông dân dần bị biến mất theo dòng chảy thời gian, ông bà đã quyết tâm xây dựng một Bảo tàng Đồng quê, với mong muốn giữ lại những hình ảnh cũ của nông thôn Bắc Bộ một thời, lưu giữ hồn quê Việt.

Bắt đầu từ năm 1990, bà Khiếu đã có ý tưởng muốn lưu giữ lại những thứ đồ vật làng quê cho con và các cháu sau này. Càng làm thì càng say, bà Khiếu nghĩ nếu không lưu giữ thì nhiều món đồ sẽ không bao giờ còn. Những thứ mà người ta gọi là đồng nát, nhà quê đều được bà Khiếu nhặt nhạnh hàng chục năm qua. Có những thứ bà bỏ tiền ra mua lại, có những thứ thì chính tay bà phải đi phục chế như những chiếc khung dệt chiếu, vốn là nghề truyền thống của quê bà nhưng giờ đây đang mai một.

Bắt đầu từ năm 1990, bà Khiếu đã có ý tưởng muốn lưu giữ lại những thứ đồ vật làng quê cho con và các cháu sau này. Càng làm thì càng say, bà Khiếu nghĩ nếu không lưu giữ thì nhiều món đồ sẽ không bao giờ còn. Những thứ mà người ta gọi là đồng nát, nhà quê đều được bà Khiếu nhặt nhạnh hàng chục năm qua. Có những thứ bà bỏ tiền ra mua lại, có những thứ thì chính tay bà phải đi phục chế như những chiếc khung dệt chiếu, vốn là nghề truyền thống của quê bà nhưng giờ đây đang mai một.

Để sưu tầm được hơn 1.000 hiện vật trưng bày, bà không thể nhớ nổi mình đã đi bao nhiêu tỉnh thành rồi vào Nam ra Bắc. Có nhiều người lúc đầu nghi ngờ mục đích của bà nên không đồng ý trao hiện vật. Nhưng sau này khi thấy Bảo tàng được hoàn thiện, thấy được sự trân trọng với quá khứ nên sẵn lòng hiến tặng.

Để sưu tầm được hơn 1.000 hiện vật trưng bày, bà không thể nhớ nổi mình đã đi bao nhiêu tỉnh thành rồi vào Nam ra Bắc. Có nhiều người lúc đầu nghi ngờ mục đích của bà nên không đồng ý trao hiện vật. Nhưng sau này khi thấy Bảo tàng được hoàn thiện, thấy được sự trân trọng với quá khứ nên sẵn lòng hiến tặng.

Tọa lạc trên diện tích gần 6.000m2, nơi đây tái hiện các mô hình nhà ở của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ như nhà bần nông, nhà trung nông (hai mô hình lợp mái bổi, tường vách đất; là nơi trưng bày các dụng cụ lao động: cày, bừa, cuốc, cối xay gạo của gia đình nông dân nghèo xưa kia.

Tọa lạc trên diện tích gần 6.000m2, nơi đây tái hiện các mô hình nhà ở của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ như nhà bần nông, nhà trung nông (hai mô hình lợp mái bổi, tường vách đất; là nơi trưng bày các dụng cụ lao động: cày, bừa, cuốc, cối xay gạo của gia đình nông dân nghèo xưa kia.

Nhà Trung nông trong khuôn viên Bảo tàng Đồng quê.

Nhà Trung nông trong khuôn viên Bảo tàng Đồng quê.

Nhà địa chủ thì được làm từ gỗ lim, dưới mỗi chân cột là một tảng đá, các vật dụng sinh hoạt của gia đình địa chủ cũng có phần “sang trọng” hơn nhà bần cố nông với nhà gỗ khang trang, các vật dụng như sập gụ, đồ khảm trai, mâm đồng… Ngôi nhà và những vật dụng thời bao cấp dù đơn giản, cũ kỹ, nhưng nhìn vào nhiều người như gặp lại những miền ký ức thân thương, xưa cũ.

Nhà địa chủ thì được làm từ gỗ lim, dưới mỗi chân cột là một tảng đá, các vật dụng sinh hoạt của gia đình địa chủ cũng có phần “sang trọng” hơn nhà bần cố nông với nhà gỗ khang trang, các vật dụng như sập gụ, đồ khảm trai, mâm đồng… Ngôi nhà và những vật dụng thời bao cấp dù đơn giản, cũ kỹ, nhưng nhìn vào nhiều người như gặp lại những miền ký ức thân thương, xưa cũ.

Khi trình bày ý tưởng thành lập Bảo tàng Đồng quê với lãnh đạo tỉnh Nam Định và chính quyền địa phương, ông bà không ngờ ý tưởng đó được chính quyền ủng hộ nhiệt tình. Chính quyền huyện Giao Thủy cho ông bà thuê 6.000m² đất với giá ưu đãi trong 30 năm để xây dựng bảo tàng. Năm 2011 công trình được khởi công, tới cuối năm 2012, bảo tàng đã hoàn thành giai đoạn một, bắt đầu mở cửa và đến năm 2015 thì chính thức hoàn thiện. Năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận bà Ngô Thị Khiếu là người sáng lập Bảo tàng Đồng quê đầu tiên ở Việt Nam, bà Khiếu nhớ lại.

Khi trình bày ý tưởng thành lập Bảo tàng Đồng quê với lãnh đạo tỉnh Nam Định và chính quyền địa phương, ông bà không ngờ ý tưởng đó được chính quyền ủng hộ nhiệt tình. Chính quyền huyện Giao Thủy cho ông bà thuê 6.000m² đất với giá ưu đãi trong 30 năm để xây dựng bảo tàng. Năm 2011 công trình được khởi công, tới cuối năm 2012, bảo tàng đã hoàn thành giai đoạn một, bắt đầu mở cửa và đến năm 2015 thì chính thức hoàn thiện. Năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận bà Ngô Thị Khiếu là người sáng lập Bảo tàng Đồng quê đầu tiên ở Việt Nam, bà Khiếu nhớ lại.

Xuất phát từ cái tâm của một nhà giáo, mục đích việc thành lập Bảo tàng Đồng quê của bà để cho du khách cũng như bà con đến tham quan, học tập nghiên cứu và có những trải nghiệm thú vị. Đến nay, sau nhiều năm nỗ lực gây dựng, Bảo tàng Đồng quê giờ đây không chỉ là điểm đến yêu thích của những người dân quanh vùng mà còn được nhiều du khách trong nước, ngoài nước biết đến.

Xuất phát từ cái tâm của một nhà giáo, mục đích việc thành lập Bảo tàng Đồng quê của bà để cho du khách cũng như bà con đến tham quan, học tập nghiên cứu và có những trải nghiệm thú vị. Đến nay, sau nhiều năm nỗ lực gây dựng, Bảo tàng Đồng quê giờ đây không chỉ là điểm đến yêu thích của những người dân quanh vùng mà còn được nhiều du khách trong nước, ngoài nước biết đến.

Đến với Bảo tàng Đồng quê, ấn tượng đầu tiên là khung cảnh thanh bình với hàng rào râm bụt, ao cá, những mô hình tái hiện sinh hoạt của người nông dân. Xung quanh Bảo tàng còn được trồng hàng trăm loại cây, có nhiều loại cây quý hiếm như cây chay, cây sắn thuyền, cây cậy, cây dành dành, cây vối… Đến đây, du khách sẽ hiểu được sự khác biệt về cuộc sống, nếp sinh hoạt của các tầng lớp người dân trong xã hội cũ. Độc đáo nhất là các mô hình nhà bần nông, nhà trung nông, nhà địa chủ và nhà hiện đại thời kỳ bao cấp.

Đến với Bảo tàng Đồng quê, ấn tượng đầu tiên là khung cảnh thanh bình với hàng rào râm bụt, ao cá, những mô hình tái hiện sinh hoạt của người nông dân. Xung quanh Bảo tàng còn được trồng hàng trăm loại cây, có nhiều loại cây quý hiếm như cây chay, cây sắn thuyền, cây cậy, cây dành dành, cây vối… Đến đây, du khách sẽ hiểu được sự khác biệt về cuộc sống, nếp sinh hoạt của các tầng lớp người dân trong xã hội cũ. Độc đáo nhất là các mô hình nhà bần nông, nhà trung nông, nhà địa chủ và nhà hiện đại thời kỳ bao cấp.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/noi-luu-giu-hon-que-dat-viet-169230623215607857.htm