Nỗ lực giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

Nhằm tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật (HSKT) được vui chơi, hoạt động và học tập như bao bạn bè khác, những năm qua, ngành Giáo dục Ninh Bình đã quan tâm, nỗ lực thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho HSKT trong các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, giảng dạy; việc đầu tư cơ sở vật chất và nhận thức của phụ huynh, cộng đồng còn có mức độ...

Đang trao đôỉcông việc cùng một cô giáo dạy học tại Trường Tiểu học Thạch Bình (Nho Quan),tôi giật mình khi bị xô đẩy khá mạnh bởi một cậu bé nhỏ thó, chạy theo sau emlà cô giáo chủ nhiệm “ngọt nhạt” nịnh em về lớp học. Hỏi ra mới biết, em là họcsinh khuyết tật trí tuệ lớp 2B, đã 7 tuổi nhưng nhỏ bé như học sinh mẫu giáo,được học hòa nhập tại trường. Điều đáng nói, em thuộc dạng khuyết tật tự kỷ,tăng động nặng, không những nhận thức kém về học tập mà còn rất mất trật tựtrong lớp, trong trường. Khi đến lớp học, em chỉ có thể ngồi yên trong một thơìgian ngắn nhất định, sau đó là đi lại, chạy nhảy và “lao” vào bất cứ chỗ nào emmuốn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học trong lớp, trong trường.

Cô giáo Phạm ánhTuyết, giáo viên chủ nhiệm lớp 2B cho biết, đối với mỗi giáo viên, được phâncông giảng dạy lớp có HSKT thực sự là vất vả thêm gấp nhiều lần. Như trường hợphọc sinh bị tự kỷ, tăng động nói trên, em rất thích đến trường nhưng lại khônghọc được. “Thường thì em ngồi cố định tại chỗ được khoảng thời gian nhất định,dùng những đồ dùng như bút, sách, vở để chơi, nghịch, xé, vẽ nguệch ngoạc, vấtđồ đạc linh tinh..., sau đó là đi lại, chạy nhảy vô tổ chức, thậm chí thích làlấy sách vở, đồ dùng của bạn xé rách, vứt đi... Mỗi lần như thế, giáo viên phảinhẹ nhàng, nịnh nọt, thậm chí phải dùng đồ ăn như kẹo, bánh... để dụ em nghelời, chơi ở những chỗ không ảnh hưởng đến mọi người.

“Thực tế, việc dạy học cho mấy chục học sinhtrong một lớp đã rất vất vả rồi, nếu có thêm HSKT học hòa nhập thì càng khókhăn hơn gấp bội, nhất là khi có những học sinh thuộc dạng khuyết tật tự kỷ,tăng động học cùng. Chúng tôi nhận thức rõ, việc giáo dục hòa nhập khuyết tậtmang ý nghĩa nhân văn cao cả, do đó luôn cố gắng, bằng sự kiên trì cao nhất,trách nhiệm lớn nhất để các em được học tập, thích đến trường, giúp các em đỡbị thiệt thòi, hòa nhập cùng bạn bè trong lớp, trong trường. Khi giảng dạynhững đối tượng này, tùy vào tình hình căn bệnh, nhận thức của các em, để cócách dạy phù hợp, hiệu quả.... giúp các em hợp tác, lắng nghe và tiếp thu mộtphần bài học đã là sự thành công lớn rồi….” - cô giáo Phạm ánh Tuyết chia sẻ.

Cô giáo Đinh ThiUyện, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Bình cho biết: Trường Tiểu họcThạch Bình hiện có 961 học sinh ở 2 khu trung tâm và khu lẻ, số lượng học sinhkhuyết tật là 19 em, đông nhất cả về số học sinh và khuyết tật trên địa bànhuyện Nho Quan. Trong số 19 HSKT, có 2 HSKT trí tuệ, 5 HSKT vận động, còn lạilà các dạng khuyết tật khác như khiếm thính, thần kinh, ngôn ngữ... Hầu hết cáclớp đều có từ 1, có lớp đến 2 HSKT học hòa nhập. Việc thực hiện giáo dục hoànhập tại Trường Tiểu học Thạch Bình gặp khá nhiều khó khăn, do nhiều đối tượngmắc bệnh nặng, chạy nhảy, leo trèo vô ý thức, có em bị khiếm thính, khiếm thị,khuyết tật vận động... không nghe lời, không giao tiếp, đi lại được. Cùng với đó,các giáo viên dạy HSKT chưa được bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về vấn đề này,gần như vừa dạy vừa tự mày mò tìm hiểu. Hơn nữa, các điều kiện về cơ sở vậtchất phục vụ cho giảng dạy đối tượng học sinh này cũng không có....

“Chúng tôi mongmuốn, việc giáo dục hòa nhập cho HSKT cần được quy định, rà soát chặt chẽ hơn,đảm bảo đúng đối tượng, đủ điều kiện về sức khỏe, tự chăm sóc được bản thân, cóthể theo kịp được một phần về kiến thức, kỹ năng so với các bạn cùng lớp, giúpgiáo viên giảng dạy không quá vất vả, không làm ảnh hưởng đến các học sinh kháctrong lớp, trong trường. Còn lại, đối với những em không may bệnh nặng, hạn chếvề trí tuệ, sức khỏe, không tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, rất cần có các cơsở giáo dục riêng biệt, với những giáo viên được đào tạo chuyên biệt, giúp cácem được chăm sóc, giáo dục phù hợp, an toàn, đảm bảo đầy đủ các quyền được họctập, vui chơi cho mọi trẻ em...” - cô Phó Hiệu trưởng Đinh Thị Uyên cho biếtthêm.

Theo số liệu củaSở Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 12/2019, toàn tỉnh có trên 300/ gần 500cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT, chiếm tỷ lệ gần 70% cơ sở giáodục có HSKT học hòa nhập. Toàn tỉnh có 1.167 HSKT được học hòa nhập, đạt gần90% tỷ lệ HSKT được huy động đến trường, với 1.199 lớp. Trong đó, cấp mầm noncó 61 trường, với 121 học sinh khuyết tật; cấp tiểu học có 129 trường, với 732HSKT; cấp THCS có 106 trường, với 378 HSKT và cấp THPT có 17 trường, với 36HSKT tham gia học tập. Số trường có phòng/góc hỗ trợ giáo dục hòa nhập là 88trường. Toàn tỉnh có gần 3,5 nghìn giáo viên tham gia dạy hòa nhập cho HSKT,trong đó chỉ có gần 10 giáo viên được đào tạo dạy chuyên biệt.

Theo đại diện SởGiáo dục và Đào tạo, việc tổ chức dạy học đối với HSKT được Sở chỉ đạo thựchiện nghiêm túc, chặt chẽ theo đúng quy định. HSKT được miễn giảm một số mônhọc, giảm nhẹ yêu cầu môn học hoặc các hoạt động giáo dục do tình trạng khuyếttật gây nên. Các em cũng được bố trí chỗ ngồi thuận lợi nhất trong lớp học,được bạn bè giúp đỡ, động viên để nỗ lực vươn lên. Cùng với đó, nhiều hoạt độnghỗ trợ giáo dục HSKT được triển khai như: Tạo điều kiện về chế độ, phụ cấp chogiáo viên dạy; hỗ trợ về sách giáo khoa, tài liệu phục vụ giảng dạy... Từ đó,chất lượng giáo dục HSKT ngày càng được nâng lên, tỷ lệ HSKT tiểu học hoànthành các môn học trung bình đạt trên 30%, các em được quan tâm giáo dục kĩnăng sống để tự phục vụ bản thân. Nhiều HSKT cấp THCS, THPT đạt học lực khá,nhiều em thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và đủ điểm vào các trường đại học, caođẳng chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, việcgiáo dục hòa nhập cho HSKT vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, cónguyên nhân do nhận thức của một bộ phận xã hội về trẻ khuyết tật và giáo dụcHSKT còn mức độ. Chất lượng giáo dục HSKT ở một số trường còn hạn chế, vẫn cònnhiều giáo viên chưa được tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục HSKT. Cùng với đó,kinh phí, phương tiện, thiết bị hỗ trợ dành cho công tác này chưa được quantâm, đầu tư. Số HSKT được học lên các cấp học THCS, THPT chưa cao, nhiều HSKTđộ tuổi THPT chưa được tiếp tục học nghề và tìm kiếm các cơ hội việc làm. Mặtkhác, công tác thu thập thông tin, xác định các dạng khuyết tật còn bất cập,chưa đầy đủ, dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện giáodục HSKT… Từ đó đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp hiệu quả hơn nữa của toàn xã hội,giúp công tác giáo dục hòa nhập cho HSKT đạt được kết quả cao hơn.

Mai Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/no-lyc-giao-duc-hoa-nhap-cho-hoc-sinh-khuyet-tat-2020022808442794p3c23.htm