Những tàu sân bay 'bất hạnh' chưa từng chiến đấu của phát xít

Trong Thế chiến 2, một số tàu sân bay của quân phát xít gặp thảm kịch chưa chiến đấu đã chìm. Theo đó, Đức, Italy và Nhật Bản tổn thất lớn và góp phần dẫn đến thất bại cay đắng trước quân Đồng minh.

Vào cuối Thế chiến 2, quân Đồng minh có gần 200 tàu sân bay hoạt động trên biển nhằm tiêu diệt các tàu ngầm, tàu chiến của trục phát xít (gồm Đức, Italy và Nhật Bản). Trước mối đe dọa từ quân Đồng minh trong các trận hải chiến, trục phát xít tích cực triển khai dự án nghiên cứu, chế tạo tàu sân bay để đối trọng.

Thế nhưng, ngay cả khi Đức, Italy và Nhật Bản đóng được các tàu sân bay khủng thì cũng không thể lật ngược tình thế. Thậm chí, một số tàu sân bay của quân phát xít chìm trước khi tham chiến.

 Tàu sân bay Graf Zeppelin.

Tàu sân bay Graf Zeppelin.

Trong số này có tàu sân bay Graf Zeppelin của Đức quốc xã. Chính quyền Hitler cho đóng tàu sân bay này trong khuôn khổ dự án có tên gọi Plan Z. Graf Zeppelin được các kỹ sư Đức quốc xã đóng vào tháng 12/1936 và hạ thủy năm 1938. Nó có chiều dài dài 262m, boong và thân tàu bọc thép.

Tàu sân bay Graf Zeppelin có lượng giãn nước đầy tải là 34.000 tấn, đủ chỗ cho 1.700 thành viên thủy thủ đoàn và 300 thành viên phi hành đoàn. Nó có thể đạt tốc độ 65 km/h. Do đó, Graf Zeppelin trở thành tàu sân bay có tộc độ di chuyển nhanh nhất thời bấy giờ.

Không những vậy, tàu sân bay Graf Zeppeli còn được trang bị vũ khí khủng với: 16 khẩu pháo 150 mm, 12 khẩu pháo 105 mm, hơn 40 pháo phòng không có cỡ nòng nhỏ hơn.

Quá trình đóng tàu sân bay Graf Zeppelin bị gián đoạn liên tục khi Hải quân Đức quốc xã nhận lệnh tập trung chế tạo tàu ngầm U-boat hay do chi phí đóng tàu quá lớn. Cuối cùng, tàu sân bay này bị Đức đánh chìm ở Stettin vào tháng 3/1945 khi chưa từng tham gia trận chiến nào.

Tàu sân bay Aquila.

Tàu sân bay Aquila.

Tương tự, tàu sân bay Aquila của Itlay cũng có chung số phận khi chưa từng được đưa vào hoạt động. Trong đó, Itlay cho đóng tàu sân bay Aquila từ tháng 11/1941. Theo thiết kế, con tàu có chiều dài 235m, lượng giãn nước đầy tải là 27.000 tấn. Trên tàu có thể bố trí 36 máy bay tiêm kích - ném bom Reggiane 2001.

Thêm nữa, Aquila được trang bị 8 khẩu pháo 135 mm lưỡng dụng và 126 khẩu pháo phòng không 20 mm. Đến tháng 9/1943, tàu sân bay này hoàn thành gần 90%. Theo dự kiến, nó sẽ được hoàn thiện vào tháng 12/1943 và sẽ triển khai vào mùa Hè năm 1944. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà tàu sân bay Aquila không được Itlay hoàn thiện và triển khai chiến đấu.

Tàu sân bay Shinano.

Tàu sân bay Shinano.

Nhật Bản cũng có một tàu sân bay "bất hạnh" chưa từng tham chiến trong Thế chiến 2 là Shinano. Đây là thiết giáp hạm lớp Yamato thứ 3 và được cho là thiết giáp hạm lớn nhất, mạnh nhất trong lịch sử.

Quá trình đóng tàu sân bay Shinano bị dừng lại vào năm 1942 trước khi được tái khởi động. Theo thiết kế, con tàu có chiều dài 265m, lượng giãn nước 70.000 tấn. Thủy thủ đoàn trên Shinano có hơn 2.000 người và có đủ chỗ cho 47 máy bay cất, hạ cánh trên tàu sân bay này.

Đến sáng ngày 29/11, khi trong chuyến hành trình từ Yokosuka đến Kure để hoàn thành quá trình trang bị, tàu sân bay Shinano đã trúng 4 quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm USS Archerfish. Hậu quả là con tàu chìm xuống đáy biển cùng với hơn 1.400 thành viên thủy thủ đoàn.

Mời độc giả xem video: Tận mắt chiêm ngưỡng Tàu sân bay USS Carl Vinson. Nguồn: Tin Tức VTV24.

Tâm Anh (theo Business Insider)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-tau-san-bay-bat-hanh-chua-tung-chien-dau-cua-phat-xit-1742385.html