Những loại thuốc cần dự phòng trong tủ thuốc gia đình

Trong tủ thuốc luôn cần có các loại thuốc dưới đây để khi có vấn đề sức khỏe mà chưa kịp đi khám bệnh ngay, có thể sử dụng.

Thuốc đau đầu, giảm đau

Đau đầu, đau nửa đầu là chứng bệnh phổ biến, có thể gặp ở tất cả các đối tượng. Đau đầu, đau nửa đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do căng thẳng mệt mỏi, đi nắng,... trong các trường hợp này, việc trang bị cho tủ thuốc gia đình những loại đặc trị đau đầu là rất cần thiết. Có thể sử dụng các loại thuốc có thành phần giảm đau như Acetaminophen, aspirin, panadol extra,... Với những trường hợp đau đầu, đau nửa đầu kéo dài cần đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị.

Tủ thuốc gia đình cần có các loại thuốc thiết chúng ta có thể tự sử dụng mà chưa cần chỉ định của bác sĩ

Thuốc chống dị ứng

Các thuốc chống dị ứng như diphenhydramine, loratadine, cetirizine hoặc fexofenadine có thể được sử dụng khi bị dị ứng (có thể trữ một trong các thuốc này). Các dị ứng da như nổi mề đay, ngứa, nổi mẩn đỏ rất hay thường gặp khi tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, hay ăn đồ biển.. Các thuốc nêu trên có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa và dị ứng. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc vài ngày mà vẫn còn các triệu chứng thì nên đi khám ngay.

Thuốc trị đau dạ dày

Thuốc giảm đau dạ dày bao gồm các thuốc giảm acid như PPI (omeprazole, lansoprazole), kháng histamine H2 (famotidine), thuốc kháng acid (như tums, calcium carbonate, magnesium hydroxide)... Viêm loét dạ dày, ợ chua, ăn không tiêu, đau tức ngực, đầy hơi… gặp ở rất nhiều người. Nguyên nhân chính có thể là do trong dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều acid. Các thuốc giảm acid hay kháng acid có thể sử dụng để tạm thời giảm đau, nhưng không được dùng kéo dài, thường xuyên.

Thuốc trị tiêu chảy, thuốc ngủ

Thuốc trị tiêu chảy như loperamide, bismuth subsalicylate - là loại thuốc cần lúc nửa đêm, chẳng may bị tiêu chảy. Nếu tiêu chảy kéo dài nên gặp bác sĩ vì có thể liên quan đến những bệnh khác như hội chứng kích thích ruột hay nhiễm trùng đường ruột. Các trường hợp không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy này là tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, virus, nhiễm độc thực phẩm, do dùng thuốc kháng sinh thời gian dài, rối loạn tiêu hóa. Các thuốc melatonin, valerian, benadryl hoặc acetaminophen PM có thể hỗ trợ giúp dễ ngủ hơn. Các loại thuốc này mặc dù không gây nghiện nhưng chỉ nên dùng ngắn hạn. Lưu ý nếu bị mất ngủ lâu dài, cần gặp bác sĩ ngay vì những nguy hiểm xảy ra biến chứng như đột quỵ, trụy tim, trầm cảm hoặc các bệnh ở tiêu hóa.

Kem bôi ngứa da, thuốc ho, giảm đờm, nghẹt mũi

Da nổi mẩn và đỏ ngứa là triệu chứng hay gặp của các bệnh viêm da cơ địa, dị ứng, hay côn trùng cắn. Các thuốc bôi ngứa như hydrocortisone 1%, kem benadryl, kem calamine, mỡ kháng sinh triple antibiotic có thể giúp giảm nhanh tình trạng ngứa, giảm tổn thương da. Ho là một triệu chứng rất khó chịu, kèm theo nghẹt mũi, tăng đờm thường gặp khi thời tiết giao mùa, mùa xuân. Các thuốc như guaifenesin, dextromethorphan, fluticasone, oxymetazoline dạng xịt, hoặc pseudoephedrine cũng nên có trong tủ thuốc ở mỗi gia đình. Các tác dụng phụ có thể của các thuốc chống nghẹt mũi/ho là nhức đầu, khô cổ, đắng cổ. Lưu ý là các thuốc này chỉ nên dùng ngắn hạn.

Thuốc hạ sốt, cảm cúm

Thay đổi thời tiết thất thường, nhất là những ngày giao mùa nóng lạnh đột ngột rất dễ dẫn đến sốt và cảm cúm. Cảm cúm là căn bệnh truyền nhiễm, căn bệnh rất dễ lây nhiễm sang trẻ bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng tương đối yếu so với người lớn. Trong tủ thuốc gia đình cần tích trữ hai loại thuốc sốt, cảm cúm. Một là loại dành cho người lớn và các loại thuốc dành cho bé. Thuốc dành cho người lớn như paracetamol dạng viên và paracetamol dạng bột dành cho trẻ nhỏ.

Nước muối sinh lý, miếng dán salonpas

Nước muối sinh lý (Nacl 20%) đây là một loại thuốc rất rẻ. Mỗi gia đình nên tích trữ khoảng 3-4 lọ để sử dụng dần. Miếng dán salonpas rất có hiệu quả trong việc giảm đau nhức các vùng cơ bắp, cứng vai, đau lưng dạng nhẹ, các vết bầm tím, bong gân hay bị viêm khớp. Đây có lẽ là một loại thuốc không thể thiếu trong bất kỳ tủ thuốc gia đình nào. Miếng dán salonpas cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu, bạn chỉ cần cắt 2 miếng nhỏ dán lên 2 vùng thái dương là cơn đau cũng được giảm đáng kể.

Thuốc sát trùng, các loại dầu gió

Hoạt động hàng ngày của chúng ta, đôi khi không tránh khỏi những lúc bất cẩn gây tổn thương da. Trong trường hợp này cần thiết có những loại thuốc sát trùng để tránh bị nhiễm trùng vết thương. Một số loại thuốc sát trùng nên có như oxy già, cồn etanol 70 độ dùng để rửa các vết thương mới, vết thương ngoài da. Các loại dầu như dầu gió, dầu phật linh có tác dụng hỗ trợ trị các chứng đau đầu, sốt, cảm cúm.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-loai-thuoc-can-du-phong-trong-tu-thuoc-gia-dinh-post572532.antd