Những loài động vật nằm trong dự án hồi sinh của các nhà khoa học

Đã có rất nhiều động vật đã tuyệt chủng trong vòng hơn 100 năm qua, nhưng các nhà khoa học đang xem xét khả năng đưa một số loài động vật này trở lại thông qua một quá trình được gọi là 'đảo ngược'. Khi lựa chọn động vật tuyệt chủng để mang trở lại, các nhà khoa học xem xét các yếu tố nhất định như chức năng sinh thái của chúng và sự sẵn có của các phần cơ thể được tìm thấy để lấy ra các mẫu DNA có chất lượng.

Chi ếch này là loài bản địa tại Queensland, Australia và bị tuyệt chủng vào giữa những năm 1980. Nhưng những nhà khoa học tại Trường đại học Newcastle và Trường đại học New South Wales tuyên bố vào tháng ba 2013 rằng loài ếch này sẽ là một phần trong dự án Lazarus, một cố gắng nhân bản của các loài vật bị tuyệt chủng.

Một chi của chim Hawaiian bản địa, chim Moho trở nên tuyệt chủng do bị săn bắt dẫn đến giảm thiểu số lượng. Con chim Moho cuối cùng được nhìn thấy là tại Hawaii năm 1934.

Đây là loài chim chùy lớn nhất đặc hữu của New Zealand. Bị đánh bắt quá mức để lấy da và sự phá rừng của người châu Âu định cư tại đó đã đẩy chúng vào sự tuyệt chủng.

Hải cẩu thầy tu Caribe đã bị tuyệt chủng vì việc săn bắt quá mức để lấy mỡ và việc khai thác quá mức cá là nguồn thức ăn của nó. Lần cuối cùng được người ta xác nhận nhìn thấy loài này là vào năm 1952 tại bờ Serranilla, giữa Jamaica và Nicaragua, nhưng hiện nay vẫn chưa có bằng chứng là chúng còn tồn tại.

Bò biển Steller là một loài động vật có vú biển ăn thực vật lớ ở Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, trong vòng 27 năm sau khi được phát hiện ra bởi người châu Âu, loài bò biển Steller chậm chạp này bị săn đuổi đến tuyệt chủng.

Chó sói Tasmania, hay còn gọi là hổ Tasmania từng sống tại Úc, New guinea và Tasmania. Số lượng của chúng sụt giảm và biến mất vào thập niên 1960 một cách bí ẩn.

Cá heo sông Dương Tử hay còn được gọi là Nữ thần sông Trường Giang. Loài cá heo sông nổi tiếng nhất Trung Quốc này đã tuyệt chủng vì quá trình đô thị hóa của Trung Quốc. Một nhóm các nhà khoa học đã thử truy tìm sự tồn tại của chúng vào năm 2006 những kết quả là sự thất bại.

Hổ răng kiếm: Smilodon là một chi tuyệt chủng của mèo răng kiếm được coi là đã sống trong khoảng thời gian từ 3 triệu đến 10.000 năm trước tại Bắc và Nam Mỹ những tuyệt chủng vào thời điểm kết thú của kỷ băng hà.

Ngựa Quagga là một phân loài đã tuyệt chủng của loài ngựa vằn đồng bằng từng sống tại Nam Phi nhưng số lượng của chúng bắt đầu sụt giảm vào năm 1870 và chính thức tuyệt chủng vào năm 1883

Dê rừng Pyréneés là một trong bốn phân loài của dê rừng Tây Ban Nha (còn được gọi là dê rừng Iberia), một loài đặc hữu của bán đảo Iberia. Loài động vật này đã từng rất phổ biến nhưng đã tuyệt chủng vào tháng 1 năm 2000.

Còn được gọi là bồ câu rừng, bồ câu 'viễn khách' là một loài chim tuyệt chủng từng sống phổ biến ở Bắc Mỹ. Sự sụt giảm số lượng xảy ra khi người châu Âu bắt đầu khai phá bản địa làm chúng mất môi trường sống. Nhưng lý do chính yếu là việc thịt bồ câu được thương mại hóa, dẫn đến việc săn bắt bồ câu 'viễn khách' được diễn ra với quy mô lớn và trở thành mất kiểm soát.

Chim voi là loài đặc hữu của Madagascar. Chúng là loài đã tuyệt chủng cách đây 200 năm nhưng vẫn chưa xác định được lí do. Nhiều người tin rằng con người đã góp phần vào việc tuyệt chủng của loài này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-loai-dong-vat-nam-trong-du-an-hoi-sinh-cua-cac-nha-khoa-hoc-post567236.antd