Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội Gò Đống Đa xuân Giáp Thìn

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công lao lẫy lừng của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, cùng nghĩa quân Tây Sơn; đồng thời tôn vinh tinh thần quật cường của dân tộc ta.

Hằng năm, cứ vào ngày mùng 5 Tết, khi những cành đào Xuân còn đang độ khoe sắc, người Hà Nội nô nức đến Gò Đống Đa (thuộc quận Đống Đa) dự hội. Đây là lễ hội mừng chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta do Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo.

Hằng năm, cứ vào ngày mùng 5 Tết, khi những cành đào Xuân còn đang độ khoe sắc, người Hà Nội nô nức đến Gò Đống Đa (thuộc quận Đống Đa) dự hội. Đây là lễ hội mừng chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta do Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo.

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức với sự chủ trì, tham dự của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội. Sự kiện diễn ra với nhiều nghi lễ trang trọng, bày tỏ lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc đến vị anh hùng Nguyễn Huệ.

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức với sự chủ trì, tham dự của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội. Sự kiện diễn ra với nhiều nghi lễ trang trọng, bày tỏ lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc đến vị anh hùng Nguyễn Huệ.

Sáng mùng 5 Tết, các bô lão thực hiện lễ tế tại đình Khương Thượng. Tiếp theo, lễ rước kiệu được khởi hành từ đình đến Gò Đống Đa trong không khí tưng bừng. Dẫn đầu là cờ Tiết Mao, biểu hiện uy đức thần linh. Tiếp theo là cờ Ngũ Hành, cờ Tứ Linh... Đám rước dài, trật tự, uy nghiêm, rực rỡ sắc màu, diễu hành chậm rãi mang tính hoành tráng của lễ mừng chiến công.

Sáng mùng 5 Tết, các bô lão thực hiện lễ tế tại đình Khương Thượng. Tiếp theo, lễ rước kiệu được khởi hành từ đình đến Gò Đống Đa trong không khí tưng bừng. Dẫn đầu là cờ Tiết Mao, biểu hiện uy đức thần linh. Tiếp theo là cờ Ngũ Hành, cờ Tứ Linh... Đám rước dài, trật tự, uy nghiêm, rực rỡ sắc màu, diễu hành chậm rãi mang tính hoành tráng của lễ mừng chiến công.

Sau khi đoàn rước kiệu về đến Gò Đống Đa, các cấp lãnh đạo thực hiện nghi lễ dâng hương, đọc diễn văn để tri ân và gợi nhớ lại trận chiến oai hùng.

Sau khi đoàn rước kiệu về đến Gò Đống Đa, các cấp lãnh đạo thực hiện nghi lễ dâng hương, đọc diễn văn để tri ân và gợi nhớ lại trận chiến oai hùng.

Bên cạnh các nghi thức trang nghiêm, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi tại công viên Đống Đa. Phần hội được khai mạc với tiếng trống vang rền, tiết mục do các nghệ sĩ biểu diễn trong tiếng hò reo, cổ vũ của mọi người khiến cho không khí lễ hội mỗi lúc thêm phần náo nhiệt.

Bên cạnh các nghi thức trang nghiêm, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi tại công viên Đống Đa. Phần hội được khai mạc với tiếng trống vang rền, tiết mục do các nghệ sĩ biểu diễn trong tiếng hò reo, cổ vũ của mọi người khiến cho không khí lễ hội mỗi lúc thêm phần náo nhiệt.

Tiếp đến là chương trình biểu diễn trích đoạn sử thi, tái hiện lại hình ảnh của nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung đã hành quân thần tốc, bất ngờ tiến vào thành Thăng Long rạng sáng mùng 5 Tết, đánh tan 29 vạn quân xâm lược...

Tiếp đến là chương trình biểu diễn trích đoạn sử thi, tái hiện lại hình ảnh của nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung đã hành quân thần tốc, bất ngờ tiến vào thành Thăng Long rạng sáng mùng 5 Tết, đánh tan 29 vạn quân xâm lược...

TIết mục nghệ thuật tái hiện hình ảnh Công chúa Ngọc Hân với cành đào trên tay của vua Quang Trung gửi về sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

TIết mục nghệ thuật tái hiện hình ảnh Công chúa Ngọc Hân với cành đào trên tay của vua Quang Trung gửi về sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Chiến thắng Kỷ Dậu 1789 không chỉ góp phần quan trọng trong lịch sử quân sự Việt Nam, mà còn là nguồn cảm hứng và tự hào về một quá khứ anh hùng, bồi đắp giá trị văn hóa và tình yêu quê hương trong lòng mỗi người con Việt Nam.

Chiến thắng Kỷ Dậu 1789 không chỉ góp phần quan trọng trong lịch sử quân sự Việt Nam, mà còn là nguồn cảm hứng và tự hào về một quá khứ anh hùng, bồi đắp giá trị văn hóa và tình yêu quê hương trong lòng mỗi người con Việt Nam.

Theo Ban Tổ chức, Lễ hội Gò Đống Đa 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày. Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động hấp dẫn cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Cờ người, kéo co, nặn tò he..

Theo Ban Tổ chức, Lễ hội Gò Đống Đa 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày. Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động hấp dẫn cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Cờ người, kéo co, nặn tò he..

Minh Phương

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/nhung-hinh-anh-an-tuong-tai-le-hoi-go-dong-da-xuan-giap-thin-166298.html