Những dấu ấn phát triển của huyện Trần Đề

Tháng 4/2010, huyện Trần Đề được công bố thành lập và đi vào hoạt động. Đây là dấu mốc quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện bắt tay vào hành trình xây dựng, phát triển. Sau 14 năm đã để lại những dấu ấn đáng kể, góp phần tích cực vào sự vươn lên của huyện, tạo những bước đột phá để xây dựng huyện ngày càng phát triển.

Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị đã đặt nhiệm vụ đến năm 2030 “hoàn chỉnh hệ thống cảng biển theo quy hoạch, trong đó cảng Trần Đề phát triển thành cảng đặc biệt và cửa ngõ vùng”. Trong ảnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh xem quy hoạch chi tiết Cảng biển Sóc Trăng tại Trần Đề. Ảnh: CHÍ BẢO

Trần Đề có 7/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã Đại Ân 2, Viên Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã còn lại là Tài Văn và Thạnh Thới An đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2024. Ảnh: THIỆN HẢI

Thời gian qua, huyện Trần Đề đã quan tâm phát triển các sản phẩm OCOP ở địa phương, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị và phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay, toàn huyện có 8 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao và 7 sản phẩm 3 sao. Ảnh: THIỆN HẢI

Toàn huyện Trần Đề có 620 tàu, trong đó có 339 tàu khai thác xa bờ, 267 tàu khai thác gần bờ, 14 tàu dịch vụ hậu cần. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân trên địa bàn huyện là 43.322 tấn/năm, tăng 11.185 tấn so với năm 2020. Ảnh: THIỆN HẢI

Công tác chăm lo cho đồng bào Khmer, nhất là các hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Trần Đề quan tâm thực hiện. Qua đó có nhiều hộ được hỗ trợ nhà ở, con giống, vốn sản xuất… góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giúp những hộ đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: THIỆN HẢI

Dự án Cảng biển Trần Đề đã được quy hoạch trở thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, thực hiện an sinh xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của tỉnh Sóc Trăng nói riêng, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. (Mô hình cảng biển Trần Đề)

Thời gian qua, lãnh đạo huyện Trần Đề đã phối hợp ngành chức năng tổ chức chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân ở các xã, thị trấn bị ảnh hưởng trong Dự án thành phần 4 - Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 (đoạn qua huyện Trần Đề). Ảnh: THIỆN HẢI

Công tác chuyển đổi số ở huyện Trần Đề được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Hiện nay, nhiều sản phẩm, hàng hóa của các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác trên địa bàn huyện được khuyến khích tham gia sàn thương mại điện tửgiao dịch không dùng tiền mặt. Ảnh: THIỆN HẢI

Nguồn Sóc Trăng: https://www.baosoctrang.org.vn/huyen-tran-de/nhung-dau-an-phat-trien-cua-huyen-tran-de-72878.html