Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Hà Nội có nhiều công trình không chỉ mang tính lịch sử mà còn là giá trị tinh thần. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, có công trình được phục dựng hoàn toàn, một phần, có công trình được giữ gần như nguyên trạng, nhưng mỗi lần thay đổi diện mạo, thường đem đến những cảm xúc trái ngược với người dân Thủ đô...

Nhà hát Lớn Hà Nội - một công trình gắn bó với lịch sử cách mạng Việt Nam, không những vậy còn mang giá trị về văn hóa, tinh thần với người dân Thủ đô, nên mỗi một thay đổi dù nhỏ nhất cũng mang đến những cảm xúc trái ngược với người dân...

Ví dụ như vài năm trước, Hà Nội cho sơn lại toàn bộ bên ngoài Nhà hát, do màu sơn không đúng với nguyên gốc khiến nhiều người phản đối, và kết quả là đơn vị phụ trách công việc này ngay lập tức phải tìm được màu sơn chuẩn để làm lại

Nhà hát Lớn - một trong những công trình biểu tượng của Thủ đô

Tháp Rùa Hồ Gươm - một công trình biểu tượng, được coi là trái tim của Thủ đô, cũng đã có nhiều lần được tu sửa lại. Cách đây gần 20 năm, tháp Rùa đã được tu sửa, với diện mạo gần như mới, khiến dư luận xôn xao vì hình ảnh không hề quen thuộc với người dân Thủ đô. Từ nét kiến trúc mềm mại, thanh thoát, tháp Rùa sau khi được trùng tu trở nên "vuông thành sắc cạnh", khác xa với hình ảnh nguyên gốc...

Ngày nay, có thể nhiều người không còn nhớ tới hình ảnh tháp Rùa khi xưa, nhưng việc thay đổi diện mạo như hiện nay cũng khiến nhiều người yêu quý Hồ Gươm - Tháp Rùa không khỏi luyến tiếc...

Ô Quan Chưởng cũng là một trường hợp phục dựng khiến dư luận phản đối rất nhiều vào thời điểm thành phố tu sửa lại. Những bức tường rêu phong, nhuốm màu thời gian, với những đường nét kiến trúc mềm mại đã được đắp xi măng toàn bộ, tạo nên hình ảnh một Ô Quan Chưởng như được xây mới lại

Đến ngày nay, những đường nét xi măng khô cứng vẫn khiến nhiều người Thủ đô không khỏi xót xa cho một công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô

Được người Pháp xây dựng vào năm 1901 với tên gọi Maison Godard (Nhà Godard), nơi đây đã trở thành trung tâm thương mại đầu tiên ở Hà Nội. Đến năm 1960, được đổi tên thành Bách hóa Tổng hợp - cái tên thân thương và gắn bó với người dân Thủ đô.

Năm 2013, Bách hóa Tổng hợp được 1 tập đoàn đầu tư, và xây lại, sau khi hoàn thành đổi tên là Tràng Tiền Plaza. Hiện nay, nơi đây là trung tâm thương mại với những sản phẩm thời trang đắt đỏ bậc nhất thế giới, nhưng lại không còn thân thuộc với người Hà Nội như Bách hóa Tổng hợp trước đây...

Vườn hoa Diên Hồng, hay còn được gọi với cái tên dân dã thân thuộc là "Vườn hoa Con Cóc", có diện tích 4.240m2, nằm trên địa bàn phường Tràng Tiền, giao giữa các phố Ngô Quyền - Lý Thái Tổ - Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm.

Năm 2022, quận Hoàn Kiếm phối hợp với Cơ quan Hỗ trợ hợp tác quốc tế vùng Paris tại Việt Nam thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp vườn hoa. Sau hơn 1 năm triển khai dự án, hiện nay công trình đài phun nước trung tâm vườn hoa đã được phục dựng và gia cố lại những phần xuống cấp do thời gian...

Bên cạnh đó, không gian vườn hoa cũng được lát đá, dựng ghế ngồi, trồng cây... khiến vườn hoa trở nên khang trang hơn rất nhiều, và trở thành điểm đến yêu thích của người dân Thủ đô và du khách

Cung Thiếu nhi Hà Nội - nơi gắn bó với bao thế hệ tuổi thơ cũng vừa được trùng tu lại

Dù khá khó nhận ra sự khác biệt so với trước, nhưng về cơ bản, không gian Cung Thiếu nhi đã sạch sẽ và thoáng đãng hơn... Những dịch vụ kinh doanh trong sân Cung thiếu nhi đã được dẹp bỏ, trả lại mặt bằng không gian cho nơi này

Một căn biệt thự cổ nằm trong khuôn viên Cung Thiếu nhi vẫn được giữ lại gần như nguyên vẹn

Phố Tạ Hiện cách đây nhiều năm cũng đã được trùng tu với diện mạo mới, thu hút du khách quốc tế và cả cả bạn trẻ tới đây chụp ảnh lưu niệm hằng ngày

Công trình xây mới hoàn toàn trên nền đất cũ của Tòa án nhân dân tối cao, sau khi khánh thành nơi đây còn trở thành điểm đến yêu thích của các bạn trẻ và du khách

Một phần công trình cũ - là dãy biệt thự cổ được giữ lại, có sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại

Mặt sau của Tòa án vẫn là hình ảnh quen thuộc của tòa nhà cũ từ thời Pháp

Những năm trở lại đây, sau khi được đầu tư chỉnh trang diện mạo cũng như hoạt động, di tích Nhà tù Hỏa Lò trở thành một điểm đến yêu thích không chỉ với du khách quốc tế mà còn cả với các bạn trẻ học sinh, sinh viên...

Không chỉ thay đổi về diện mạo, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành một biểu tượng cho sự thành công trong hoạt động bảo tồn và phát triển.

Cầu Long Biên - chứng tích lịch sử, gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử Thủ đô Hà Nội... Trải qua nhiều biến cố lịch sử cũng như sự tàn phá của chiến tranh, thời gian... Cầu Long Biên đã nhiều lần được tu sửa. Và không chỉ là một công trình xây dựng mang tính lịch sử mà nó vẫn đang ngày đêm phục vụ giao thông cho người dân Thủ đô

Một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Hà Nội

Ngôi biệt thự nằm trên phố Hàng Bài - Trần Hưng Đạo mới được trùng tu lại sau nhiều chục năm bị bỏ hoang

Hà Nội còn rất nhiều những công trình biểu tượng, gắn bó với người dân Thủ đô nói riêng và nhân dân cả nước nói chung

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xưa

Bên cạnh đó, có nhiều công trình cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hoặc bị lấy mặt bằng để làm dự án khác...

Khi bị đập bỏ, xây công trình mới, sẽ là một sự mất mát không bao giờ có thể lấy lại được. Ví dụ như công trình Văn hóa của nghệ sĩ Hà Nội nằm trên phố Hai Bà Trưng là một ví dụ

Lối vào khách sạn Nghệ sĩ trên phố Hai Bà Trưng... nằm ngay sát Tràng Tiền Plaza. Công trình này theo tìm hiểu đã được một tập đoàn trong nước lấy lại nhiều năm trước với mục đích xây dựng tổ hợp nhà ở trung tâm thương mại

Hà Nội còn rất nhiều công trình kiến trúc cũ, nếu được trùng tu sẽ đem lại giá trị rất lớn về mặt văn hóa, lịch sử, cảnh quan...

Quang Hùng/VOV Giao thông

Nguồn VOV: https://vov.vn/du-lich/nhung-cong-trinh-bieu-tuong-cua-thu-do-post1092062.vov