Những bức ảnh ảo giác tiết lộ cuộc sống dưới kính hiển vi

Trong Cuộc thi Ảnh thế giới thu nhỏ dưới kính hiển vi năm nay (Nikon Small World Photomicrographi Competition), nhà sản xuất máy ảnh Nikon đã tiết lộ những bức ảnh ấn tượng lọt vào top 20.

NDĐT - Trong Cuộc thi Ảnh thế giới thu nhỏ dưới kính hiển vi năm nay (Nikon Small World Photomicrographi Competition), nhà sản xuất máy ảnh Nikon đã tiết lộ những bức ảnh ấn tượng lọt vào top 20.

Vị trí đầu tiên được trao cho bức ảnh của một bào thai rùa. Hình ảnh đáng yêu này đã được trình bày bằng một loạt các màu sắc huỳnh quang được phóng đại năm lần của Teresa Zgode, nhân viên kỹ thuật kính hiển vi và Teresa Kugler, sinh viên mới tốt nghiệp từ New York.

Tế bào đơn lẻ của sinh vật đơn bào nước ngọt đã giữ vị trí thứ hai với bức hình được phóng đại 40 lần của ba vi sinh vật hình nón của Tiến sĩ Igor Siwanowicz ở Virginia, Mỹ.

Một bức hình đẹp cho những vị trí dẫn đầu bao gồm một mặt cắt tinh tế của phôi cá sấu, trong đó có thể quan sát thấy sự phát triển hệ thần kinh trung ương và bộ xương của động vật được phóng đại gấp 10 lần.

Và một con muỗi đực có bộ lông giống như chiếc quạt xòe ra khỏi râu của nó được hiển thị trên ảnh khi nó hướng xuống một kính hiển vi.

Cuộc thi Nikon Small World hiện nay là năm thứ 45 và đã có hơn 2.000 đề cử từ hơn 100 quốc gia và được chấm bởi bốn thành viên giám khảo.

Ảnh chụp hiển vi là những bức ảnh chụp các đối tượng qua kính hiển vi. Các đối tượng là sinh vật thường bị làm chết hoặc bị nhuộm mầu cho phép các cấu trúc của chúng có thể được hình thấy nếu chúng được gắn vào một phiến kính để chụp ảnh có sử dụng kính hiển vi với ánh sáng thông thường.

Ngoài ra, các mẫu vật sống không nhuộm có thể được chụp ảnh bằng kính hiển vi tia cực tím, tia hồng ngoại, điện tử hoặc tia X.

Cùng quan sát thế giới nhỏ bé được phóng to dưới kính hiển vi với những màu sắc tuyệt đẹp.

Huỳnh quang phôi thai rùa của Teresa Zgoda và Terasa Kugler, New York.

Hình ảnh được mã mầu sâu của ba sinh vật đơn bào (tế bào đơn lẻ của sinh vật đơn bào nước ngọt) của Tiến sĩ Igor Siwanowicz.

Phôi cá sấu đang phát triển hệ thần kinh và bộ xương
của Daniel Smith Paredes và Tiến sĩ Bhart-Anjan S. Bhullar.

Muỗi đực của Jan Rosenboom.

Bông tuyết của Caleb Foster,

Con nhện lông trắng nhỏ của Javier Rupérez.

Hoa cẩm chướng đỏ Trung Quốc của Tiến sĩ Guillermo López López.

Giọt nước đông lạnh của Garzon Christian.

Mặt cắt ngang nụ hoa tulip của Andrei Savitsky.

Các tế bào BPAE trong giai đoạn thời kỳ cuối của quá trình nguyên phân
của Jason M. Kirk

Một cặp buồng trứng từ một con ruồi dấm cái trưởng thành được nhuộm cho phân tử actin F xoắn kép (màu vàng) và nhân (màu xanh lá cây); các tế bào nang được đánh dấu bởi GFP (đỏ tươi) của Tiến sĩ Yujun Chen và Tiến sĩ Jocelyn McDonald

Ấu trùng muỗi (bọ gậy) của Anne Algar.

Cuprite (khoáng chất chứa oxit đồng) của Tiến sĩ Emilio Carabajal Marquez.

Nhện cái Oxyopes dumonti (lynx) của Antoine Franck.

Daphnia magna (động vật phù du nhỏ) mang thai của Marek Miś.

Mẫu mắt ghép của ruồi Housefly của Tiến sĩ Razvan Cornel Constantin

Vitamin C của Karl Deckart.

Tinh thể Cristobalite lơ lửng trong vật chủ khoáng thạch thạch anh của nó
bởi E. Billie Hughes

Phôi bạch tuộc Bimaculoides
của Martyna Lukoseviciute và Tiến sĩ Carrie Albertin.

Mạch máu của một trái tim chuột sau khi nhồi máu cơ tim
của Simon Merz, Lea Bornemann và Sebastian Korste.

HOÀNG DƯƠNG

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/vi-moi-truong-xanh/item/42003402-nhung-buc-anh-ao-giac-tiet-lo-cuoc-song-duoi-kinh-hien-vi.html