Những biểu tượng vô giá trong lễ đăng quang của Vua Charles III

Từ những viên kim cương khổng lồ trên vương miện và quyền trượng, ngai vàng có từ hơn 700 năm trước cho đến thanh bảo kiếm nạm ngọc và cỗ xe bằng vàng, những biểu tượng vô giá sau sẽ xuất hiện tại lễ đăng quang của Vua Charles Đệ Tam.

Trong những năm gần đây, người dân Anh đã chứng kiến các đám cưới thế kỷ trong hoàng gia và lễ thượng thọ của Nữ hoàng Elizabeth II, nhưng lễ đăng quang của một vị quân vương sẽ là dịp hiếm hoi mà người dân được trải nghiệm. Nghi lễ đăng quang của một vị quân vương tại Anh quốc gần như không thay đổi trong hơn một nghìn năm qua.

Đối với nhiều thế hệ người Anh, đặc biệt là thế hệ trẻ, lễ đăng quang của Vua Charles III vào ngày 6/5 sẽ là sự kiện lần đầu tiên được chứng kiến trong đời. Những người từng chứng kiến lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng đã cách đây 70 năm, vào thập niên 1950 giờ đã bước vào tuổi xưa nay hiếm.

Đối với nhiều người dân Anh, nhất là thế hệ trẻ, đây là lần đầu tiên trong đời họ được chứng kiến lễ đăng quang của một quân vương.

Đối với nhiều người dân Anh, nhất là thế hệ trẻ, đây là lần đầu tiên trong đời họ được chứng kiến lễ đăng quang của một quân vương.

Lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ diễn ra vào ngày 6/5 tại Tu viện Westminster ở London. Đây là nơi diễn ra lễ đăng quang của các bậc quân vương tại Anh quốc kể từ năm 1066. Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby sẽ chủ trì lễ đăng quang sắp tới của Vua Charles Đệ Tam.

Những bảo vật thiêng liêng mang tính biểu tượng vô giá của Anh quốc (thường được lưu giữ trong Tháp London) sẽ được trao cho Vua Charles tại buổi lễ lên ngôi.

Hai cỗ xe rước chở Vua Charles tại lễ lên ngôi

Buổi lễ bắt đầu khi Vua Charles và Hoàng hậu Camilla đi từ Cung điện Buckingham đến Tu viện Westminster. Khác một chút so với truyền thống, cỗ xe ngựa Diamond Jubilee State Coach do sáu con ngựa Windsor Grey kéo sẽ đưa nhà vua và hoàng hậu tới nơi diễn ra lễ đăng quang. Quãng đường dài khoảng 1,3 dặm (hơn 2km) được đội kỵ binh hoàng gia hộ tống.

Cỗ xe ngựa đưa Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla từ Cung điện Buckingham đến Tu viện Westminster

Cỗ xe ngựa đưa Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla từ Cung điện Buckingham đến Tu viện Westminster

Cỗ xe Diamond Jubilee State Coach được chế tác năm 2010 tại Australia và được Nữ hoàng Elizabeth II dùng kể từ năm 2014. Nội thất của cỗ xe được bọc hoàn hảo bằng lụa màu vàng hoa anh thảo và khảm các vật liệu gắn liền với lịch sử nước Anh.

“Đây là một mô hình thu nhỏ thực sự của lịch sử nước Anh và thế giới." chuyên gia Sally Goodsir, người phụ trách nghệ thuật trang trí của Royal Collection Trust bật mí rằng nội thất cỗ xe làm từ những loại gỗ thường gặp trong dinh thự hoàng gia, gỗ quý mang về từ các chuyến thám hiểm và từ các quốc gia khác trên thế giới.

Cỗ xe huyền thoại Gold State Coach (từ năm 1762) dành để chở các vị quân vương tại lễ đăng quang

Cỗ xe huyền thoại Gold State Coach (từ năm 1762) dành để chở các vị quân vương tại lễ đăng quang

Sau khi các nghi lễ đăng quang diễn ra tại Tu viện Westminster, Vua Charles và Hoàng hậu Camilla sẽ được đưa trở lại cung điện trên cỗ xe vàng lộng lẫy Gold State Coach. Đây là cỗ xe huyền thoại được dùng trong mọi lễ đăng quang của các vị vua và nữ hoàng Anh quốc kể từ thời Vua William IV vào năm 1831.

Lễ rước vị Tân vương sẽ có sự góp mặt của lực lượng vệ binh từ Khối Thịnh vượng chung và thủy quân hoàng gia Anh.

Cỗ xe vàng khổng lồ 260 năm tuổi, dài 7m và cao 3,6m, nặng 4 tấn đi chầm chậm với tốc độ đi bộ trong buổi diễu hành để người dân có thể chiêm ngưỡng vị tân vương.

Nghi lễ pha trộn giữa truyền thống và hiện đại

Lễ đăng quang dự kiến sẽ kéo dài hơn 2 tiếng vào Thứ Bảy, ngày 6/5 theo giờ Anh quốc. Dự kiến nhiều nguyên thủ quốc gia sẽ tham dự lễ đăng quang của Vua Charles III.

Lễ rước đưa nhà vua tới nơi đăng quang (từ Cung điện Buckingham tới Tu viện Westminster) có sự góp mặt của các đại diện từ Khối Thịnh vượng chung.

Cháu trai của Vua Charles (Hoàng tử George), 3 cháu trai của Hoàng hậu Camilla (Gus, Louis Lopes và Freddy Parker Bowles) và cháu họ Arthur Elliot cũng tham gia vào lễ diễu hành.

Theo Tổng Giám mục Canterbury, nghi lễ đăng quang sẽ tôn vinh truyền thống đồng thời phản ánh sự đa dạng của xã hội đương đại.

Một chương trình âm nhạc do đích thân Vua Charles III lựa chọn sẽ nâng tầm buổi lễ. Nhà vua đã nhờ nhà soạn nhạc nổi tiếng người Anh Andrew Lloyd Webber viết một trong 12 tác phẩm mới cho dịp này.

Lễ xức dầu

Những nghi lễ linh thiêng như tuyên thệ, xức dầu, tấn phong và trao vương miện vẫn nguyên vẹn như hơn một nghìn năm qua. Trong khoảnh khắc trọng đại này, lễ phục đăng quang - biểu tượng của chế độ quân chủ được các vị quân vương kế thừa trong suốt lịch sử sẽ được trao cho Vua Charles III.

Tại buổi lễ, Nhà vua sẽ nhận Kinh Thánh đăng quang và tuyên thệ.

Chiếc bình thiêng Ampulla bằng vàng hình đại bàng truyền lại từ năm 1661 và chiếc thìa xức dầu cho lễ đăng quang có từ thế kỷ 12.

Chiếc bình thiêng Ampulla bằng vàng hình đại bàng truyền lại từ năm 1661 và chiếc thìa xức dầu cho lễ đăng quang có từ thế kỷ 12.

Khi vị quân vương ngồi lên Ngai vàng Đăng quang để thực hiện nghi lễ xức dầu, Đức Tổng Giám mục sẽ đổ dầu thánh từ chiếc bình Ampulla bằng vàng hình đại bàng lên chiếc Thìa Đăng quang trước khi xức dầu lên đầu, ngực và tay của nhà vua.

Chiếc thìa từ thế kỷ 12 là bảo vật lâu đời nhất được sử dụng trong lễ đăng quang.

Lễ tấn phong

Thanh bảo kiếm truyền lại từ năm 1820

Thanh bảo kiếm truyền lại từ năm 1820

Tiếp theo là lễ tấn phong, khi quốc vương mặc lễ phục bằng vàng và được trao lễ phục đăng quang. Trong số này có "Thanh gươm dâng hiến" nạm ngọc. Thanh bảo kiếm này được chế tác vào năm 1820 và lần đầu tiên được sử dụng trong lễ đăng quang của Vua George IV.

Thanh bảo kiếm có lưỡi kiếm bằng thép được mạ vàng và khảm ngọc lục bảo, hồng ngọc, ngọc bích và kim cương tạo thành hình hoa hồng, cây kế, cây cỏ ba lá, lá sồi, quả sồi và đầu sư tử. Thanh kiếm được đựng trong một bao da bọc vàng tinh xảo. Tượng trưng cho đức tính hiệp sĩ, thanh bảo kiếm được Đức Tổng Giám mục ban phước giao cho Nhà vua.

Quả cầu Sovereign's Orb xuất hiện trong mọi lễ đăng quang của các vị quân vương Anh quốc kể từ năm 1661

Quả cầu Sovereign's Orb xuất hiện trong mọi lễ đăng quang của các vị quân vương Anh quốc kể từ năm 1661

Xuất hiện trong mọi lễ lên ngôi của các vị vua và nữ hoàng ở Anh quốc kể từ năm 1661, quả cầu Sovereign's Orb tượng trưng cho quyền lực hoàng gia và Thiên chúa giáo. Quả cầu được chia làm 3 phần đại diện cho 3 lục địa được biết đến trong thời kỳ trung cổ. Quả cầu nạm 365 viên kim cương, 18 viên hồng ngọc, 9 viên ngọc lục bảo và 9 viên ngọc bích, nhiều viên trong số đó là đá quý nguyên bản. Viên ngọc quý nhất là thạch anh tím phủ trên đỉnh quả cầu.

Hai thanh Vương Trượng trong lễ đăng quang

Hai thanh Vương Trượng trong lễ đăng quang

Hai thanh Vương trượng Sovereign's Sceptre sẽ xuất hiện trong lễ đăng quang của Vua Charles.

Thanh quyền trượng bằng vàng đầu tiên có gắn viên kim cương Culinan I nặng 540 carat. Còn được gọi là "Ngôi sao vĩ đại của châu Phi", Culinan I được cắt ra từ viên kim cương thô nặng 3.106 carat khai thác ở Nam Phi vào năm 1905.

Thanh quyền trượng còn lại tượng trưng sự công bằng và lòng nhân từ, với biểu tượng chim bồ câu.

Trao vương miện

Đỉnh cao của nghi thức đăng quang là giây phút trao vương miện. Có 13 chiếc vương miện trong bộ sưu tập Crown Jewels nhưng không có chiếc nào được tôn kính hơn Vương miện Thánh Edward.

Ngai vàng đăng quang

Ngai vàng đăng quang

Ngai vàng đăng quang có từ thời 1300-1301. Còn được gọi là Ngai vàng Thánh Edward, đây là hiện vật cổ xuất hiện trong lễ đăng quang của Vua Charles III.

Chiếc ngai vàng này được làm theo yêu cầu của Vua Edward I để cất giữ Hòn đá đá Scone, còn được gọi là Hòn đá Định mệnh - viên đá khánh thành của các vị vua Scotland - sau khi ông chiếm được vương miện và quyền trượng của Scotland vào năm 1296.

Được làm từ gỗ sồi Baltic, chiếc ngai vàng đăng quang này trang trí hoa văn, tượng sư tử, tán lá và chim muông trên nền mạ vàng.

Vương miện Thánh Edward sẽ được Vua Charles đội trong lễ đăng quang

Vương miện Thánh Edward sẽ được Vua Charles đội trong lễ đăng quang

Tại lễ trao vương miện, bậc quân vương sẽ được đội Vương miện Thánh Edward có từ năm 1661. Chiếc vương miện bằng vàng với thiết kế gồm 4 cây thánh giá patteé, 4 bông hoa bách hợp và 2 mái vòm. Vương miện vàng đính 444 viên đá quý hiếm gồm hồng ngọc, thạch anh tím, ngọc bích và những loại đá quý khác.

Những biểu tượng vô giá tại lễ đăng quang Vua Charles III

Những biểu tượng vô giá tại lễ đăng quang Vua Charles III

Tại lễ đăng quang, Hoàng hậu Camilla cũng được thực hiện nghi lễ xức dầu và lên ngôi hoàng hậu. Vương miện Hoàng hậu Camilla đội chính là chiếc vương miện của Nữ hoàng Mary được chỉnh sửa với một số đồ trang sức từ bộ sưu tập cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth II.

Vương miện Hoàng gia thường được các bậc quân vương ở Anh quốc đội trong các nghi lễ bên ngoài Tu viện Westminster, chẳng hạn như khai mạc nghị viện.

Vương miện Hoàng gia thường được các bậc quân vương ở Anh quốc đội trong các nghi lễ bên ngoài Tu viện Westminster, chẳng hạn như khai mạc nghị viện.

Sau khi các nghi lễ chính kết thúc, Nhà vua và Hoàng hậu sẽ đi tới Nhà nguyện St. Edward, một ngôi đền bằng đá ở trung tâm của tu viện, nơi Vua Charles III sẽ chuyển sang đội Vương miện Hoàng gia để trở lại Cung điện Buckingham.

Vương miện Nhà nước Hoàng gia (hay Vương miện Hoàng gia) được chế tác vào năm 1937 cho ông nội của Vua Charles III. Chiếc vương miện này đã được Vua George VI (người cha của Nữ hoàng Elizabeth II) đội tại lễ đăng quang lên ngôi vua. Đây là một bản sao gần giống với vương miện trước đó của Nữ hoàng Victoria.

Viên hồng ngọc "Black Prince's Ruby" trên đỉnh vương miện là một viên đá spinel đỏ lộng lẫy nặng 170 carat.

Chiếc vương miện hoàng gia này đính 2.868 viên kim cương lấp lánh, bao gồm cả viên Cullinan II khổng lồ. Viên ngọc rực rỡ 317,4 carat là một trong nhiều viên được cắt ra từ viên kim cương thô khổng lồ được tìm thấy ở Nam Phi vào năm 1905.

Sau nghi lễ ở Tu viện Westminster, Nhà vua và Hoàng hậu sẽ diễu hành trở về Cung điện và thực hiện nghi lễ chào cờ hoàng gia. Kết thúc buổi lễ sẽ là màn trình diễn của hơn 60 chiếc máy bay trên bầu trời.

Nguyễn Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-bieu-tuong-vo-gia-trong-le-dang-quang-cua-vua-charles-iii-16923050511381242.htm