Nhiều ưu đãi về thuế thúc đẩy kinh tế xanh

Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đã được quy định cụ thể tại pháp luật về thuế, phí, lệ phí, pháp luật về tài chính đất đai và tài chính ngân hàng.

Gói hỗ trợ về thuế lớn, trên phạm vi rộng

Vừa qua, cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Bộ Tài chính cần có chính sách hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ thuế và các chính sách đến đất đai để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình, tạo ra cơ hội phát triển bền vững, cũng như phục hồi kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do tác động của dịch bệnh.

s

Nhiều ưu đãi về thuế thúc đẩy kinh tế xanh.

Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đã được quy định cụ thể tại pháp luật về thuế, phí, lệ phí, pháp luật về tài chính đất đai và tài chính ngân hàng.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số thì được hưởng ưu đãi về thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hỗ trợ vay vốn theo quy định của pháp luật.

Tổng quy mô các gói hỗ trợ khoảng 700 nghìn tỷ đồng

Tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng. Năm 2021 khoảng 145 nghìn tỷ đồng, năm 2022 khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, để kịp thời, chủ động trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách, Bộ Tài chính đã khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với tổng giá trị hỗ trợ tính đến hết 25/12/2023 khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng (trong đó: số tiền được gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 78,4 nghìn tỷ đồng).

Ngoài ra, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số) phục hồi kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do tác động của dịch bệnh, trong giai đoạn 2020-2023, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính với tổng quy mô hỗ trợ khoảng 700 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt là các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (như gia hạn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và tiền thuê đất); miễn, giảm thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (BVMT), cùng nhiều khoản phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Bộ Tài chính cho biết, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 145 nghìn tỷ đồng, năm 2022 khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, để kịp thời, chủ động trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách, Bộ Tài chính đã khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với tổng giá trị hỗ trợ tính đến hết 25/12/2023 khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng (trong đó: số tiền được gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 78,4 nghìn tỷ đồng).

Như vậy, trong thời gian qua, nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với giá trị hỗ trợ lớn, phạm vi hỗ trợ rộng đã và đang tiếp tục được triển khai trong thực tế.

Việc ban hành và thực hiện các giải pháp nêu trên cũng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp, người dân; góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh để đóng góp vào kết quả tích cực về phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ nêu trên cũng có ảnh hưởng nhất định tới việc triển khai công tác về ngân sách nhà nước (NSNN).

Tiếp tục nghiên cứu các chính sách thuế, phí hỗ trợ tăng trưởng

Tại Việt Nam, chính sách tài chính hỗ trợ thúc đẩy kinh tế xanh được triển khai từ chính sách thu NSNN thông qua các khoản thuế, phí và lệ phí; chính sách chi NSNN dành cho chi sự nghiệp bảo vệ môi trường (BVMT) và các chính sách tài chính khác, như: tín dụng xanh, trái phiếu xanh, thị trường tín chỉ carbon.

Chính sách thu NSNN thúc đẩy kinh tế xanh được thể hiện thông qua các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác. Trong đó, chính sách thuế BVMT là sắc thuế thuộc nhóm thuế gián thu đánh vào những hàng hóa mà trong quá trình sản xuất và sử dụng có hại cho môi trường.

Chính sách tài khóa đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế thông qua các gói miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí.

Ngoài 2 chính sách thuế nêu trên tác động trực tiếp đến các chủ thể có các hành vi sản xuất kinh doanh, liên quan đến môi trường, Việt Nam còn ban hành một số chính sách thu thuế khác.

Cụ thể, như: chính sách thuế GTGT, TTĐB và thuế TNDN cũng từng bước được hoàn thiện theo hướng chú trọng khuyến khích đầu tư, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng và hỗ trợ cho việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia.

Với các chính sách thu NSNN thông qua công cụ chủ yếu là thuế đã có tác động nhất định đến thúc đẩy tăng trưởng xanh của Việt Nam trên cả 3 bình diện là kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong thời gian tới, cùng với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ đã được ban hành, Bộ Tài chính cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp áp dụng cho năm 2024.

Theo đó, trước mắt khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả chính sách giảm (2%) thuế suất thuế GTGT cho 6 tháng đầu năm 2024 như đã áp dụng năm 2023 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% vừa được Quốc hội thông qua tại nghị quyết kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Dự kiến thực hiện giải pháp này số tiền thuế được giảm khoảng 25 nghìn tỷ đồng.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn cho năm 2024 như đã áp dụng của năm 2023 theo Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự kiến thực hiện nghị quyết này sẽ giảm thu NSNN khoảng 42,5 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16/10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư quy định về phí, lệ phí của Bộ Tài chính nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến (có hiệu lực từ ngày 1/12/2023 và áp dụng đến hết năm 2025).

Với mức giảm phí, lệ phí từ 10% đến 50%, dự kiến thực hiện chính sách này sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khoảng 100 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, thời gian tới, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chính sách tài chính hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xanh, như: tín dụng xanh, trái phiếu xanh, thị trường tín chỉ carbon…/.

Trong thời gian tới, cùng với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ đã được ban hành, Bộ Tài chính cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp áp dụng cho năm 2024.

Minh Anh

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/nhieu-uu-dai-ve-thue-thuc-day-kinh-te-xanh-149828.html