Nhân vật nào trong văn học Việt Nam có số đỏ đến kỳ lạ?

Nhân vật may mắn và 'đỏ' đến bất bình thường trong văn học Việt Nam, không ai khác chính Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Trong tác phẩm Số đỏ, nhân vật Xuân Tóc Đỏ có cuộc đời gắn liền với chữ… đỏ.

Trong tác phẩm Số đỏ, nhân vật Xuân Tóc Đỏ có cuộc đời gắn liền với chữ… đỏ.

Đầu tiên là mái tóc màu đỏ. Theo miêu tả cả nhà văn Vũ Trọng Phụng, Xuân Tóc Đỏ là thằng bé mồ côi, chín tuổi đã phải phơi thân ra vỉa hè trèo sấu, trèo me, bán lạc, bắt trộm cá quanh hồ Hoàn Kiếm... nên tóc đỏ quạch. Vì thế người ta gọi là Xuân Tóc Đỏ. Ảnh diễn viên Jun Phạm trong vai Xuân Tóc Đỏ.

Đầu tiên là mái tóc màu đỏ. Theo miêu tả cả nhà văn Vũ Trọng Phụng, Xuân Tóc Đỏ là thằng bé mồ côi, chín tuổi đã phải phơi thân ra vỉa hè trèo sấu, trèo me, bán lạc, bắt trộm cá quanh hồ Hoàn Kiếm... nên tóc đỏ quạch. Vì thế người ta gọi là Xuân Tóc Đỏ. Ảnh diễn viên Jun Phạm trong vai Xuân Tóc Đỏ.

Ngoài mái tóc đỏ, Xuân Tóc Đỏ gặp số đỏ một cách kỳ lạ. Từ một đứa trẻ phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề như thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt, nhờ số đỏ cộng thêm sự lưu manh học được trên trường đời, Xuân thành đốc tờ, tiến sĩ, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội, nhà cải cách Phật giáo, cố vấn cho báo Gõ Mõ cuối cùng là “anh hùng cứu quốc”, “bậc vĩ nhân”.

Ngoài mái tóc đỏ, Xuân Tóc Đỏ gặp số đỏ một cách kỳ lạ. Từ một đứa trẻ phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề như thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt, nhờ số đỏ cộng thêm sự lưu manh học được trên trường đời, Xuân thành đốc tờ, tiến sĩ, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội, nhà cải cách Phật giáo, cố vấn cho báo Gõ Mõ cuối cùng là “anh hùng cứu quốc”, “bậc vĩ nhân”.

Hình tượng nhân vật Xuân Tóc Đỏ là một sáng tạo độc đáo của Vũ Trọng Phụng. Giữa những nhân vật về người nông dân quen thuộc như: Chị Dậu, Chí Phèo... những tên địa chủ như: Bá Kiến, Nghị Quế,… Xuân Tóc Đỏ là độc nhất vô nhị trong văn học hiện thực trào phúng trước Cách mạng tháng Tám.

Hình tượng nhân vật Xuân Tóc Đỏ là một sáng tạo độc đáo của Vũ Trọng Phụng. Giữa những nhân vật về người nông dân quen thuộc như: Chị Dậu, Chí Phèo... những tên địa chủ như: Bá Kiến, Nghị Quế,… Xuân Tóc Đỏ là độc nhất vô nhị trong văn học hiện thực trào phúng trước Cách mạng tháng Tám.

Ngoài xây dựng nhân vật độc đáo, kỳ lạ, Vũ Trọng Phụng còn tạo ra những câu nói nổi tiếng đi vào đời sống, trở thành ngôn ngữ bình dân và vô cùng nổi tiếng.

Ngoài xây dựng nhân vật độc đáo, kỳ lạ, Vũ Trọng Phụng còn tạo ra những câu nói nổi tiếng đi vào đời sống, trở thành ngôn ngữ bình dân và vô cùng nổi tiếng.

“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”- câu nói thương hiệu riêng của cụ cố Hồng, một ông lão gần 60 tuổi, nghiện thuốc phiện nặng và lúc nào cũng tỏ ra là mình già, rất nổi tiếng ngày nay. Hầu như ai cũng đã từng một lần trong đời sử dụng câu nói này.

“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”- câu nói thương hiệu riêng của cụ cố Hồng, một ông lão gần 60 tuổi, nghiện thuốc phiện nặng và lúc nào cũng tỏ ra là mình già, rất nổi tiếng ngày nay. Hầu như ai cũng đã từng một lần trong đời sử dụng câu nói này.

“Em chã, em chã”- là câu nói của cậu Phước, con trai của bà Phó Đoan, một bà me Tây nạ dòng có hình dáng tú bà. Cậu Phước có tướng người phổng phao to béo, nhưng lại được chiều chuộng chăm sóc như trẻ sơ sinh và luôn miệng nói em chã em chã. Ngày nay, “em chã” được dùng để chỉ trẻ béo, bệu, lớn xác nhưng ngu ngơ.

“Em chã, em chã”- là câu nói của cậu Phước, con trai của bà Phó Đoan, một bà me Tây nạ dòng có hình dáng tú bà. Cậu Phước có tướng người phổng phao to béo, nhưng lại được chiều chuộng chăm sóc như trẻ sơ sinh và luôn miệng nói em chã em chã. Ngày nay, “em chã” được dùng để chỉ trẻ béo, bệu, lớn xác nhưng ngu ngơ.

Các câu nói như “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng”, “Bà hủ lậu lắm, không nói chuyện được” "Sự đời là thế, cái gì bàn càng lắm thì càng nát, càng xa rời chân lý"… cũng nổi tiếng và được sử dụng trong đời sống ngày nay.

Các câu nói như “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng”, “Bà hủ lậu lắm, không nói chuyện được” "Sự đời là thế, cái gì bàn càng lắm thì càng nát, càng xa rời chân lý"… cũng nổi tiếng và được sử dụng trong đời sống ngày nay.

Nhờ những nhân vật và câu nói nổi tiếng được nhắc đến trong cuộc sống hàng này, nhiều nhà làm phim, viết kịch đã đưa Số đỏ lên sân khấu, màn ảnh rộng.

Nhờ những nhân vật và câu nói nổi tiếng được nhắc đến trong cuộc sống hàng này, nhiều nhà làm phim, viết kịch đã đưa Số đỏ lên sân khấu, màn ảnh rộng.

Nổi tiếng nhất là bộ phim cùng tên Số đỏ do diễn viên Quốc Trọng (ảnh) thủ vai được sản xuất vào những năm 1990. Thực hiện với kinh phí 130 triệu đồng, bộ phim thời đó suýt bị cấm chiếu vì những cảnh quay mạnh bạo, nóng mắt… Sau khi thoát lệnh cấm, bộ phim đã trở thành hiện tượng, làm mưa làm gió trên các rạp chiếu bóng thời đó.

Nổi tiếng nhất là bộ phim cùng tên Số đỏ do diễn viên Quốc Trọng (ảnh) thủ vai được sản xuất vào những năm 1990. Thực hiện với kinh phí 130 triệu đồng, bộ phim thời đó suýt bị cấm chiếu vì những cảnh quay mạnh bạo, nóng mắt… Sau khi thoát lệnh cấm, bộ phim đã trở thành hiện tượng, làm mưa làm gió trên các rạp chiếu bóng thời đó.

Mời độc giả xem video:3 giờ cân não của ca phẫu thuật tách dính Song Nhi. Nguồn: VTV24.

Sơn Hà

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/sach-hay/nhan-vat-nao-trong-van-hoc-viet-nam-co-so-do-den-ky-la-1522922.html