Người Trung Quốc cấm kỵ điều gì trong dịp Tết Nguyên đán?

Không chỉ Việt Nam, hầu hết quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc... đều có phong tục đón Tết Nguyên đán vào dịp đầu năm mới.

1. Quốc gia ở châu Á không đón Tết Âm lịch?

icon

Singapore

icon

Bhutan

icon

Nhật Bản

Trong quá khứ, Nhật Bản ăn Tết Nguyên đán cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam... Năm 1873, như một phần của cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản áp dụng lịch Gregorian (lịch Dương) với mong muốn tiến kịp phương Tây. Từ đó, người Nhật Bản đón năm mới theo Dương lịch.

2. "Tsagaan Sar” là cách gọi Tết Nguyên đán của nơi nào?

icon

Mông Cổ

icon

Hàn Quốc

icon

Trung Quốc

Tsagaan Sar là cách gọi Tết Nguyên đán của Mông Cổ. Trung Quốc sử dụng từ Chūnjíe hay Lễ hội mùa xuân. Hàn Quốc có từ Seollal. Việt Nam gọi là Tết.

3. Người nổi tiếng nào sinh năm Quý Mão?

icon

Albert Einstein

icon

Lý Liên Kiệt

icon

Hoàng đế Càn Long

Lý Liên Kiệt sinh ngày 26/4/1963 (Quý Mão). Trong khi đó, Hoàng đế Càn Long sinh năm 1711, năm Tân Mão. Albert Einstein sinh năm 1879, năm Kỷ Mão.

4. “Kung Hei Fat Choi” là lời chúc năm mới phổ biến nhất ở Hong Kong (Trung Quốc). Nó có nghĩa là gì?

icon

Chúc tiền tài

icon

Chúc vận may

icon

Chúc sức khỏe

Kung Hei Fat Choi là lời chúc phổ biến nhất ở Hong Kong trong dịp Tết Nguyên đán. Kung Hei nghĩa là chúc mừng, còn Fat Choi nghĩa là phát tài. Cụm từ này được cho là bắt nguồn từ vùng Quảng Đông trong Phong trào Tự cường (1861–1895), công nhân Trung Quốc chúc ông chủ nước ngoài thịnh vượng trong năm mới, đạt được phần lợi nhuận lớn hơn trong năm tiếp theo.

5. Người Trung Quốc không ăn gì vào đầu năm mới?

icon

Bánh bao

icon

Đậu phụ

icon

Cháo

Người Trung Quốc không ăn cháo vào ngày đầu năm mới vì theo quan niệm từ xa xưa chỉ những người nghèo mới ăn cháo. Họ tin rằng ăn cháo vào ngày đầu năm mới mang đến sự nghèo khó.

6. Vào dịp Tết Nguyên đán, người Hàn Quốc treo Bok-jo-ri trước cửa. Đó là cái gì?

icon

Túi vải

icon

Xẻng rơm

icon

Bùa trừ tà

Bok-jo-ri là cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn Quốc treo vật này ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.

7. Tên loại bánh được người Triều Tiên ăn vào dịp năm mới?

icon

Songpyeon

icon

Losar

icon

Tang yuan

Người dân Triều Tiên có thói quen ăn loại bánh mang tên songpyeon - bánh gạo nặn hình trăng lưỡi liềm vào dịp năm mới. Loại bánh này mang ý nghĩa "trăng khuyết rồi lại tròn" như cuộc đời thăng trầm, luôn đổi thay, xoay vần. Losar là từ chỉ lễ năm mới của Bhutan. Tang yuan chỉ bánh trôi tàu được người Singapore ăn vào dịp Tết, thể hiện ý nghĩa sum họp, đoàn viên.

8. “Selamat Hari Raya” là câu chào năm mới của quốc gia nào?

icon

Malaysia

icon

Philippines

icon

Indonesia

Vào dịp Tết Âm lịch, người Indonesia chào mừng khách bằng câu: “Selamat Hari Raya”. Nó có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ. Không chỉ năm mới, câu chào này được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn tại quốc gia này.

9. Philippines chính thức công nhận Tết Âm lịch là ngày lễ lớn trong năm khi nào?

icon

Năm 1992

icon

Năm 2002

icon

Năm 2012

Philippines được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết Âm lịch muộn nhất trong lịch sử văn hóa châu Á. Đến năm 2012, Chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm.

10. Nguyên liệu nào không thể thiếu trong Lạp - món ăn đặc trưng trong Tết Nguyên đán của người Lào?

icon

Thịt gà

icon

Thính

icon

Đậu xanh

Lạp là món ăn đặc trưng trong Tết Nguyên Đán của người Lào. Lạp có nghĩa là lộc. Nguyên liệu để làm món này thường được làm bằng thịt gà hoặc thịt bò được trộn lẫn với gia vị, đặc biệt phải có thính và ăn kèm với xôi nóng. Trong các dịp Tết, người Lào bỏ ra rất nhiều công sức để chuẩn bị Lạp, với hy vọng có nhiều tài lộc trong năm mới.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Tú Oanh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-trung-quoc-cam-ky-dieu-gi-trong-dip-tet-nguyen-dan-post1504183.tpo