Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

 Ông Và Tồng Dê ở bản Thằm Thẳm (xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương) đã gắn bó gần 40 năm với nghề rèn truyền thống. Từ năm 14-15 tuổi, Và Tồng Dê đã tham gia phụ giúp người thân rèn các dụng cụ phục vụ lao động, sản xuất, cứ nhìn ông nội, bố và các chú thao tác rồi làm theo, dần đúc rút kinh nghiệm trở thành thợ rèn có tiếng trong vùng. Công việc này vừa giúp tăng thu nhập, vừa kế thừa truyền thống gia đình. Ảnh: Khánh Ly

Ông Và Tồng Dê ở bản Thằm Thẳm (xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương) đã gắn bó gần 40 năm với nghề rèn truyền thống. Từ năm 14-15 tuổi, Và Tồng Dê đã tham gia phụ giúp người thân rèn các dụng cụ phục vụ lao động, sản xuất, cứ nhìn ông nội, bố và các chú thao tác rồi làm theo, dần đúc rút kinh nghiệm trở thành thợ rèn có tiếng trong vùng. Công việc này vừa giúp tăng thu nhập, vừa kế thừa truyền thống gia đình. Ảnh: Khánh Ly

 Xưởng rèn của Và Tồng Dê nằm ngay trên con dốc nhỏ đầu bản Thằm Thẩm (xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương). Mỗi ngày, xưởng rèn bắt đầu đỏ lửa từ 3, 4 giờ sáng. Nếu không phải lên rẫy, Và Tồng Dê sẽ ở xưởng rèn cả ngày, lúc bận thì ông tranh thủ làm buổi tối. Tiếng quạt thổi lò, tiếng cắt thép, mài dao lẫn tiếng đập búa đã in sâu vào nếp sống của gia đình ông. Ảnh: An Quỳnh

Xưởng rèn của Và Tồng Dê nằm ngay trên con dốc nhỏ đầu bản Thằm Thẩm (xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương). Mỗi ngày, xưởng rèn bắt đầu đỏ lửa từ 3, 4 giờ sáng. Nếu không phải lên rẫy, Và Tồng Dê sẽ ở xưởng rèn cả ngày, lúc bận thì ông tranh thủ làm buổi tối. Tiếng quạt thổi lò, tiếng cắt thép, mài dao lẫn tiếng đập búa đã in sâu vào nếp sống của gia đình ông. Ảnh: An Quỳnh

 Một số vật dụng như bàn đe, đập và lò rèn thủ công đều được truyền từ thế hệ trước và được ông Và Tồng Dê sửa đổi, bổ sung thêm để phù hợp với cách làm hiện nay. Ảnh: An Quỳnh

Một số vật dụng như bàn đe, đập và lò rèn thủ công đều được truyền từ thế hệ trước và được ông Và Tồng Dê sửa đổi, bổ sung thêm để phù hợp với cách làm hiện nay. Ảnh: An Quỳnh

 Người Mông thường sinh sống ở địa hình vùng núi cao nên đời sống chủ yếu tự cung, tự cấp. Bởi vậy, họ cũng rất giỏi trong việc tạo ra các dụng cụ phục vụ lao động sản xuất như dao, cuốc, xẻng.... Ông Và Tồng Dê cho biết, để làm ra một sản phẩm, người thợ rèn phải trải qua nhiều công đoạn, từ cắt sắt tạo hình, nung, đập, nhúng nước, rồi lại nung, đập, tới khi định hình được sản phẩm thì mài cho sắc, rồi làm tay cầm, làm cán. Ảnh: An Quỳnh

Người Mông thường sinh sống ở địa hình vùng núi cao nên đời sống chủ yếu tự cung, tự cấp. Bởi vậy, họ cũng rất giỏi trong việc tạo ra các dụng cụ phục vụ lao động sản xuất như dao, cuốc, xẻng.... Ông Và Tồng Dê cho biết, để làm ra một sản phẩm, người thợ rèn phải trải qua nhiều công đoạn, từ cắt sắt tạo hình, nung, đập, nhúng nước, rồi lại nung, đập, tới khi định hình được sản phẩm thì mài cho sắc, rồi làm tay cầm, làm cán. Ảnh: An Quỳnh

 Trước đây các công đoạn đều làm thủ công hoàn toàn, giờ có thêm máy móc hỗ trợ nên làm nhanh hơn ví dụ máy mài, máy xoa, quạt gió... Ảnh: Khánh Ly

Trước đây các công đoạn đều làm thủ công hoàn toàn, giờ có thêm máy móc hỗ trợ nên làm nhanh hơn ví dụ máy mài, máy xoa, quạt gió... Ảnh: Khánh Ly

 Một khâu không thể thiếu để tạo nên sản phẩm tốt chính là mài. Khi các sản phẩm (dao, cuốc, xẻng...) đã thành hình và đảm bảo độ cứng, ông Và Tồng Dê sẽ dùng đá quay để mài lưỡi và xoa cho mịn bề mặt dụng cụ. Ảnh: An Quỳnh

Một khâu không thể thiếu để tạo nên sản phẩm tốt chính là mài. Khi các sản phẩm (dao, cuốc, xẻng...) đã thành hình và đảm bảo độ cứng, ông Và Tồng Dê sẽ dùng đá quay để mài lưỡi và xoa cho mịn bề mặt dụng cụ. Ảnh: An Quỳnh

Clip lò rèn đỏ lửa của ông Và Tồng Dê, bản Thằm Thẩm, xã Nhôn Mai, Tương Dương. Clip: Khánh Ly

 Tiếp đến là công đoạn mài tay thủ công bằng đá tự nhiên chọn trong khe (mài nước) để lưỡi dao thêm phần sắc bén. Ảnh: An Quỳnh- Khánh Ly

Tiếp đến là công đoạn mài tay thủ công bằng đá tự nhiên chọn trong khe (mài nước) để lưỡi dao thêm phần sắc bén. Ảnh: An Quỳnh- Khánh Ly

 Không chỉ chú trọng độ bền, sắc của sản phẩm mà thợ rèn Và Tồng Dê còn chú ý về mặt hình thức, ví dụ đối với các loại dao, cán thường được làm bằng sừng trâu, vỏ được làm bằng gỗ phơi khô ít nhất 1 tuần vì làm gỗ tươi sẽ khiến dao bị rỉ. Ảnh: Khánh Ly

Không chỉ chú trọng độ bền, sắc của sản phẩm mà thợ rèn Và Tồng Dê còn chú ý về mặt hình thức, ví dụ đối với các loại dao, cán thường được làm bằng sừng trâu, vỏ được làm bằng gỗ phơi khô ít nhất 1 tuần vì làm gỗ tươi sẽ khiến dao bị rỉ. Ảnh: Khánh Ly

 Trung bình mỗi ngày, thợ rèn Và Tồng Dê làm được 2 -3 sản phẩm. Ở xã biên giới Nhôn Mai (Tương Dương) chỉ có lò rèn của ông còn đỏ lửa thường xuyên và tay nghề cao nên sản phẩm không chỉ bán cho người trong bản, trong xã, các vùng lân cận mà còn bán cả sang Lào với giá dao động từ 50 nghìn đến 500 nghìn đồng tùy từng loại. Ảnh: An Quỳnh

Trung bình mỗi ngày, thợ rèn Và Tồng Dê làm được 2 -3 sản phẩm. Ở xã biên giới Nhôn Mai (Tương Dương) chỉ có lò rèn của ông còn đỏ lửa thường xuyên và tay nghề cao nên sản phẩm không chỉ bán cho người trong bản, trong xã, các vùng lân cận mà còn bán cả sang Lào với giá dao động từ 50 nghìn đến 500 nghìn đồng tùy từng loại. Ảnh: An Quỳnh

 Ngoài rèn các dụng cụ phục vụ sản xuất, trồng trọt như dao, cuốc, xẻng, liềm, thuổng... ông Và Tồng Dê còn nhận sửa chữa nông cụ cho bà con dân bản. Đối với những người khó khăn ông giúp sửa mà không lấy tiền, có khi còn tặng luôn dụng cụ mới. Vì sản phẩm chất lượng tốt nên theo ông Và Tồng Dê "có những thời điểm rèn không kịp để bán". Ảnh: Khánh Ly

Ngoài rèn các dụng cụ phục vụ sản xuất, trồng trọt như dao, cuốc, xẻng, liềm, thuổng... ông Và Tồng Dê còn nhận sửa chữa nông cụ cho bà con dân bản. Đối với những người khó khăn ông giúp sửa mà không lấy tiền, có khi còn tặng luôn dụng cụ mới. Vì sản phẩm chất lượng tốt nên theo ông Và Tồng Dê "có những thời điểm rèn không kịp để bán". Ảnh: Khánh Ly

 Là người uy tín của bản Thằm Thẩm, xã Nhôn Mai (Tương Dương), ông Và Tồng Dê luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của bản và trong phát triển kinh tế. Bên cạnh mở lò rèn, ông còn làm ruộng, trồng sắn, chăn nuôi 20 con trâu, bò. Ông chia sẻ mỗi lần nhóm lửa là có thêm một niềm vui, vì vừa phục vụ nhu cầu của bà con, vừa góp phần giữ gìn nghề rèn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Ảnh: Khánh Ly

Là người uy tín của bản Thằm Thẩm, xã Nhôn Mai (Tương Dương), ông Và Tồng Dê luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của bản và trong phát triển kinh tế. Bên cạnh mở lò rèn, ông còn làm ruộng, trồng sắn, chăn nuôi 20 con trâu, bò. Ông chia sẻ mỗi lần nhóm lửa là có thêm một niềm vui, vì vừa phục vụ nhu cầu của bà con, vừa góp phần giữ gìn nghề rèn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Ảnh: Khánh Ly

Khánh Ly-Quỳnh An

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/nguoi-giu-lua-nghe-ren-truyen-thong-cua-nguoi-mong-post284550.html