Người dân thắp đèn sưởi, mặc áo ấm, nấu cháo cho 'đầu cơ nghiệp' trong giá lạnh miền núi

Trong những ngày qua, khi nền nhiệt xuống dưới 10 độ C, lực lượng CSGT căng mình phân luồng đảm bảo ATGT tuyến đường lên xuống núi, bà con nông dân các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn dự trữ thức ăn, cắt bạt che chắn bảo vệ đàn gia súc.

Ghi nhận tại Lạng Sơn cho thấy, những ngày gần đây băng tuyết đã phủ kín đỉnh núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Mỗi ngày, tại đây đã thu hút từ 2 đến 4 nghìn người đến săn băng tuyết khiến tuyến đường lên xuống núi ách tắc cục bộ. Trước tình trạng trên, lực lượng CSGT, TTGT đã phải huy động tối đa lực lượng, phân luồng, bảo đảm ATGT.

Ghi nhận tại Lạng Sơn cho thấy, những ngày gần đây băng tuyết đã phủ kín đỉnh núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Mỗi ngày, tại đây đã thu hút từ 2 đến 4 nghìn người đến săn băng tuyết khiến tuyến đường lên xuống núi ách tắc cục bộ. Trước tình trạng trên, lực lượng CSGT, TTGT đã phải huy động tối đa lực lượng, phân luồng, bảo đảm ATGT.

Việc người dân ùn ùn kéo đến Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn khiến tuyến đường lên, xuống đỉnh núi luôn trong tình trạng ách tắc cục bộ.

Việc người dân ùn ùn kéo đến Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn khiến tuyến đường lên, xuống đỉnh núi luôn trong tình trạng ách tắc cục bộ.

Hàng nghìn người đổ đến Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn ngắm băng tuyết mỗi ngày.

Hàng nghìn người đổ đến Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn ngắm băng tuyết mỗi ngày.

Tường rào tại Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn cũng bị băng tuyết phủ kín.

Tường rào tại Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn cũng bị băng tuyết phủ kín.

Ông Lý Việt Hưng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngay từ đầu mùa đông, Sở đã có các văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống rét cho người và vật nuôi. Đến nay, qua khảo sát, các địa phương vẫn đang làm tốt, chưa ghi nhận thiệt hại.

Ông Lý Việt Hưng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngay từ đầu mùa đông, Sở đã có các văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống rét cho người và vật nuôi. Đến nay, qua khảo sát, các địa phương vẫn đang làm tốt, chưa ghi nhận thiệt hại.

Theo ghi nhận, người dân các huyện biên giới, vùng cao của tỉnh Lạng Sơn nhưng Lộc Bình, Cao Lộc, Bình Gia, Văn Quan đã che chắn chuồng trại, chuẩn bị rơm, cỏ khô cho trâu bò, không tổ chức chăn thả trong những ngày giá rét để bảo vệ đàn vật nuôi. Thậm chí, trong những ngày qua, ông Triệu Chằn Lỉ, dân tộc Dao, trú tại bản Khuổi Tẳng và một số hộ gia đình tại xã Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn còn nấu cháo, bổ sung dinh dưỡng cho trâu bò để chống rét.

Theo ghi nhận, người dân các huyện biên giới, vùng cao của tỉnh Lạng Sơn nhưng Lộc Bình, Cao Lộc, Bình Gia, Văn Quan đã che chắn chuồng trại, chuẩn bị rơm, cỏ khô cho trâu bò, không tổ chức chăn thả trong những ngày giá rét để bảo vệ đàn vật nuôi. Thậm chí, trong những ngày qua, ông Triệu Chằn Lỉ, dân tộc Dao, trú tại bản Khuổi Tẳng và một số hộ gia đình tại xã Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn còn nấu cháo, bổ sung dinh dưỡng cho trâu bò để chống rét.

Ông Lì cho biết, do băng giá đã phủ kín cành cây, ngọn cỏ khắp đổi, nương nên trâu bò không thể tự kiếm cỏ ăn. Do vậy, gia đình phải nhốt trong chuồng, che chắn đầy đủ để chống rét. Ngoài việc sử dụng rơm, cỏ khô đã chuẩn bị từ trước làm thức ăn, gia đình còn nấu cháo nóng cho trâu bò để tăng sức đề kháng.

Ông Lì cho biết, do băng giá đã phủ kín cành cây, ngọn cỏ khắp đổi, nương nên trâu bò không thể tự kiếm cỏ ăn. Do vậy, gia đình phải nhốt trong chuồng, che chắn đầy đủ để chống rét. Ngoài việc sử dụng rơm, cỏ khô đã chuẩn bị từ trước làm thức ăn, gia đình còn nấu cháo nóng cho trâu bò để tăng sức đề kháng.

Người dân xã Hồng Thái, huyện Bình Gia, Lạng Sơn chuẩn bị cỏ khô, làm thức ăn cho đàn trâu, bò trong những ngày giá rét.

Người dân xã Hồng Thái, huyện Bình Gia, Lạng Sơn chuẩn bị cỏ khô, làm thức ăn cho đàn trâu, bò trong những ngày giá rét.

Cùng đó, đàn gia cầm tại Lạng Sơn cũng được người dân thắp điện chống rét để bảo đảm an toàn sức khỏe cho đàn vật nuôi.

Cùng đó, đàn gia cầm tại Lạng Sơn cũng được người dân thắp điện chống rét để bảo đảm an toàn sức khỏe cho đàn vật nuôi.

Tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), theo ghi nhận không khí lạnh mạnh tăng cường khiến nền nhiệt hạ xuống thấp nhất từ 0 đến 3 độ C, nguy cơ xuất hiện mưa tuyết, băng giá rất cao. Chính vì thế, người nông dân đang phải "căng mình" tìm đủ mọi cách giảm thiểu thiệt hại cho vật nuôi, cây trồng. Hiện tại, chính quyền và bà con nông dân tại các bản thuộc thị xã Sa Pa đã chủ động bảo vệ cây trồng, vật nuôi nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản.

Tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), theo ghi nhận không khí lạnh mạnh tăng cường khiến nền nhiệt hạ xuống thấp nhất từ 0 đến 3 độ C, nguy cơ xuất hiện mưa tuyết, băng giá rất cao. Chính vì thế, người nông dân đang phải "căng mình" tìm đủ mọi cách giảm thiểu thiệt hại cho vật nuôi, cây trồng. Hiện tại, chính quyền và bà con nông dân tại các bản thuộc thị xã Sa Pa đã chủ động bảo vệ cây trồng, vật nuôi nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản.

Trên địa bàn huyện Trạm Tấu tình trạng rét đậm, rét hại diễn biến phức tạp và dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài. Lãnh đạo huyện đã thành lập các tổ công tác xuống cơ sở giúp đỡ, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng củathời tiết.

Trên địa bàn huyện Trạm Tấu tình trạng rét đậm, rét hại diễn biến phức tạp và dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài. Lãnh đạo huyện đã thành lập các tổ công tác xuống cơ sở giúp đỡ, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng củathời tiết.

Gia đình anh Giàng A Da - Thôn Mù Thấp, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có 6 con bò. Đây là tài sản lớn, vì vậy anh luôn chăm sóc chu đáo để đàn bò sinh trưởng phát triển tốt. Trước tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, gia đình anh Da đã chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc, không thả rông và che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm cho gia súc.

Gia đình anh Giàng A Da - Thôn Mù Thấp, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có 6 con bò. Đây là tài sản lớn, vì vậy anh luôn chăm sóc chu đáo để đàn bò sinh trưởng phát triển tốt. Trước tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, gia đình anh Da đã chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc, không thả rông và che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm cho gia súc.

Các hộ dân đã có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, chủ động tích trữ cỏ và bổ sung thức ăn tinh cho đàn gia súc, không thả trâu bò khi nhiệt độ xuống thấp, che chắn chuồng trại đảm bảo giữ ấm cho vật nuôi. Đến thời điểm hiện tại, không xảy ra trường hợp gia súc chết rét trên địa bàn huyện.

Các hộ dân đã có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, chủ động tích trữ cỏ và bổ sung thức ăn tinh cho đàn gia súc, không thả trâu bò khi nhiệt độ xuống thấp, che chắn chuồng trại đảm bảo giữ ấm cho vật nuôi. Đến thời điểm hiện tại, không xảy ra trường hợp gia súc chết rét trên địa bàn huyện.

Trước tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, gia đình anh Giàng A Da đã chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc, không thả rông và che chắn chuồng trại.

Trước tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, gia đình anh Giàng A Da đã chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc, không thả rông và che chắn chuồng trại.

Trước tình hình thời tiết phức tạp, có thể xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài, UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã thành lập đoàn kiểm tra xuống từng thôn, bản tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp chống rét, bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn gia súc.

Trước tình hình thời tiết phức tạp, có thể xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài, UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã thành lập đoàn kiểm tra xuống từng thôn, bản tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp chống rét, bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn gia súc.

Anh Giàng A Da cho biết: “Nhờ cán bộ xã tuyên truyền trước đó và có kinh nghiệm chăn nuôi trong nhiều năm nên gia đình mình đã chủ động không thả rông đàn gia súc, tích trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc và che chắn chuồng trại ngay từ đầu những ngày mùa đông.

Anh Giàng A Da cho biết: “Nhờ cán bộ xã tuyên truyền trước đó và có kinh nghiệm chăn nuôi trong nhiều năm nên gia đình mình đã chủ động không thả rông đàn gia súc, tích trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc và che chắn chuồng trại ngay từ đầu những ngày mùa đông.

Ông Hoàng Anh Tuấn – Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: “Thời gian tới huyện chủ động các phương án, kế hoạch, tập trung chỉ đạo các thôn bản thực hiện đầy đủ các nội dung trọng tâm về phòng chống đói rét cho đàn gia súc. Tuyên truyền cho nhân dân tăng cường giữ ấm cho gia súc bằng các vật liệu sẵn có, bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, không chăn thả gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Đảm bảo trong đợt rét đậm rét hại này không xảy ra trường hợp gia súc chết đói, chết rét”.

Ông Hoàng Anh Tuấn – Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: “Thời gian tới huyện chủ động các phương án, kế hoạch, tập trung chỉ đạo các thôn bản thực hiện đầy đủ các nội dung trọng tâm về phòng chống đói rét cho đàn gia súc. Tuyên truyền cho nhân dân tăng cường giữ ấm cho gia súc bằng các vật liệu sẵn có, bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, không chăn thả gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Đảm bảo trong đợt rét đậm rét hại này không xảy ra trường hợp gia súc chết đói, chết rét”.

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 820.000 con gia súc chính, trong đó trâu trên 97.000 con, bò gần 38.700 con. Đối mặt đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ đầu đông, với sự tích cực vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chủ động của các hộ chăn nuôi, đến thời điểm này, Yên Bái chưa có thiệt hại về gia súc do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 820.000 con gia súc chính, trong đó trâu trên 97.000 con, bò gần 38.700 con. Đối mặt đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ đầu đông, với sự tích cực vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chủ động của các hộ chăn nuôi, đến thời điểm này, Yên Bái chưa có thiệt hại về gia súc do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.

Ngoài rơm, rạ, cỏ khô, người dân còn bổ sung thêm thức ăn tinh và muối để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc.

Ngoài rơm, rạ, cỏ khô, người dân còn bổ sung thêm thức ăn tinh và muối để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc.

Nhiều hộ dân đã tích trữ rơm, rạ để dành cho gia súc vào những ngày mưa gió rét.

Nhiều hộ dân đã tích trữ rơm, rạ để dành cho gia súc vào những ngày mưa gió rét.

Hà Thắng

Văn Thương

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/nguoi-dan-thap-den-suoi-mac-ao-am-nau-chao-cho-dau-co-nghiep-trong-gia-lanh-mien-nui-192240124104835449.htm