Người dân Nhật Bản cởi mở với ý tưởng hoàng hậu trị vì

Cuộc khảo sát của hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản) cho thấy, có tới 90% số người được hỏi bày tỏ ủng hộ ý tưởng một hoàng hậu trị vì trong bối cảnh Hoàng gia Nhật Bản đang gặp khó khăn tìm nam giới kế vị.

Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako tham dự lễ trao giải cho những người có đóng góp trong việc thúc đẩy cây xanh và lâm nghiệp vào ngày 26-4 ở Tokyo. (Ảnh: Kyodo).

Cuộc khảo sát được tiến hành với 3.000 người từ 18 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Nhật Bản.

Lâu nay, sự kế vị hoàng gia Nhật Bản chỉ giới hạn ở nam giới trong dòng họ. Luật Hoàng gia Nhật Bản năm 1947 giới hạn người kế vị phải là nam giới ở nhánh gia tộc của nhà vua, đồng thời yêu cầu các thành viên nữ trong hoàng gia phải rời khỏi hoàng tộc khi kết hôn với một thường dân.

Trong khi Nhật Bản đã có tám hoàng hậu trị vì từ một dòng dõi phụ hệ, với người cuối cùng giữ ngai vàng vào thế kỷ 18, chưa bao giờ có một nhà vua nào từ dòng mẫu hệ trong số 126 nhà vua Nhật Bản trong lịch sử.

Hiện nay, Nhà vua Nhật Bản Naruhito (64 tuổi) chỉ có ba người kế vị, gồm em trai của ông, Thái tử Fumihito (58 tuổi), cháu trai Hoàng tử Hisahito (17 tuổi) và chú của ông là Hoàng tử Hitachi (88 tuổi). Nhà vua và Hoàng hậu Masako có một con gái là Công chúa Aiko (22 tuổi).

Vào năm 2021, một ủy ban chính phủ được giao nhiệm vụ nghiên cứu các cách để đảm bảo sự kế vị hoàng gia ổn định, tuy nhiên, ủy ban này đã gác lại quyết định về việc có nên để nữ giới hoặc các thành viên gia tộc hoàng hậu đủ điều kiện lên ngôi hay không.

Trong số 90 người ủng hộ ý tưởng hoàng hậu trị vì, hơn một nửa cho rằng, giới tính không quan trọng đối với vai trò đảm nhận. Trong khi đó, lý do phổ biến để phản đối ý tưởng này được Kyodo ghi nhận là bởi niềm tin sự kế vị của nam giới “phù hợp về mặt văn hóa.

Công chúa Aiko của Nhật Bản đến thăm lăng mộ của Hoàng hậu Kojun, bà cố của bà và là hoàng hậu của Thiên hoàng Showa, tại quần thể lăng mộ hoàng gia Musashi ở Hachioji, phía tây Tokyo, vào ngày 25-4. (Ảnh: Kyodo).

Cũng trong khảo sát, 72% số người được hỏi cho biết, họ cảm nhận được “sự khủng hoảng" liên quan đến vấn đề người kế vị hoàng gia.

74% phản đối việc giới thiệu lại các thành viên nam từ các gia đình cũ của Hoàng gia đã bị tước tư cách thành viên sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, vốn là ý tưởng đã được đưa ra như một lối thoát cho việc duy trì sự kế vị.

Về các cuộc thảo luận về người kế vị của Nhật Bản, 35% cho biết nỗ lực này nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Ý tưởng về một hoàng hậu trị vì không phải mới, thậm chí thế giới đã có những nữ quân chủ ở các quốc gia khác, chẳng hạn như cố Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh và Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch, người đã thoái vị hồi đầu năm nay.

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/nguoi-dan-nhat-ban-coi-mo-voi-y-tuong-hoang-hau-tri-vi-664950.html