Người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi uống iod phóng xạ cần lưu ý gì?

Iod phóng xạ (Iod-131) là một phương pháp điều trị của ung thư tuyến giáp. Khi đi vào cơ thể, iod phóng xạ sẽ tiêu diệt các tế bào ác tính còn sót lại sau phẫu thuật.

Vì là một loại phóng xạ, có thể lây nhiễm cho những người xung quanh nên bệnh nhân điều trị Iod-131 cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn cách ly của các bác sĩ.

Vậy uống iod phóng xạ cách ly bao lâu và cách để chăm sóc người bệnh như thế nào?

Iod phóng xạ được xem là chất kích thích tuyến giáp sản xuất hormone và là hoạt chất giúp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả.

Các tinh thể iod phóng xạ khi đi vào cơ thể sẽ phát ra các tia xạ để các tế bào ung thư hấp thụ và từ đó chúng sẽ tiêu diệt tế bào ung thư để điều trị bệnh tốt hơn.

Ngoài ra, iod phóng xạ còn có vai trò giúp chúng ta chẩn đoán ung bướu, ung thư tuyến giáp để sớm phát hiện được bệnh để việc điều trị có kết quả khả quan hơn.

Iod phóng xạ cũng được dùng cho những bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thuộc nhóm nguy cơ cao. Nhằm mục đích phát hiện, kiểm soát tình hình tái phát của người bệnh.

Người bệnh ung thư tuyến giáp cần thực hiện nghiêm chỉ định của thầy thuốc.

Người bệnh ung thư tuyến giáp cần thực hiện nghiêm chỉ định của thầy thuốc.

Ung thư tuyến giáp uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

Vì iod phóng xạ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quanh nên người bệnh ung thư tuyến giáp được chỉ định uống iod phóng xạ cần phải cách ly với người khác để đảm bảo an toàn cho họ.

Thời gian uống iod phóng xạ cách ly bao lâu phải phụ thuộc nhiều yếu tố như:

Với bệnh nhân uống iod phóng xạ thì nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho người khác cao nhất là trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên. Giữ khoảng cách cách xa tầm 1,8m trong 24 giờ đầu và 1m trong 5 ngày tiếp theo với người xung quanh.

Với bệnh nhân phải điều trị iod phóng xạ liều cao thì phải ở trong phòng cách ly từ 3 – 7 ngày và chỉ được về nhà khi đã được bác sĩ kiểm tra, đánh giá là an toàn.

Ví dụ một bệnh nhân uống iod liều cao thì 200mCi cần tránh tiếp xúc với người khác trong 4 ngày và với phụ nữ mang thai, trẻ em thì có thể lên đến 3 tuần.

Vì vậy, với người bệnh ung thư tuyến giáp được chỉ định uống iod phóng xạ cần phải tuân thủ chỉ định của các bác sĩ. Không tự ý thay đổi những khuyến cáo ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị và người thân trong gia đình.

Ghi nhớ với người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi uống iod phóng xạ

Để đảm bảo an toàn sau điều trị ngoài thực hiện y lệnh của bác sĩ người bệnh cần có những lưu ý sau:

Người bệnh và người thân cần chú ý tuân thủ khoảng cách và thời gian cách ly theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh quá lâu, hơn 1 giờ đồng hồ, có thể dùng điện thoại giao tiếp để tránh phóng xạ.
Nên chuẩn bị đồ ăn, nước uống, vật dụng cá nhân riêng cho người bệnh và không ai được tiếp xúc hay dùng chung.
Người bệnh cần chú ý giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào quá trình điều trị để nâng cao tỷ lệ thành công và kéo dài thời gian sống hơn.
Người thân hãy cố gắng thông cảm, động viên bệnh nhân để họ có thêm động lực chữa bệnh để đạt kết quả tốt nhất.
Chú ý người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng phục

Người bệnh ung thư tuyến giáp hạn chế ăn ít iod nhưng vẫn phải có một chế độ ăn có muối, có iod với liều lượng hợp lý

Người bệnh ung thư tuyến giáp hạn chế ăn ít iod nhưng vẫn phải có một chế độ ăn có muối, có iod với liều lượng hợp lý

Ăn uống của người ung thư tuyến giáp uống iod phóng xạ

Sau khi uống iod phóng xạ thì người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để có thể nhanh chóng phục hồi hơn:

Bệnh nhân đang trong giai đoạn uống iod phóng xạ không dùng các thuốc, các thực phẩm có chứa iod và hormon tuyến giáp ít nhất 7 – 10 ngày trước khi điều trị và 1 – 2 ngày sau điều trị.
Người bệnh nên ăn những thực phẩm có nhiều vitamin như hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng, các thực phẩm giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm giàu iod như: các loại muối biển chứa iod, hải sản như tôm, cua, sò, hến… để cho các tế bào ung thư tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật tăng khả năng hấp thu iod phóng xạ.
Khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm chức năng cần xem kỹ thành phần của chúng có iod hay không để hạn chế sử dụng.
Chú ý uống nhiều nước để tránh tác dụng của iod phóng xạ lên cơ quan sinh dục, bàng quang và đường tiêu hóa.
Hạn chế ăn những loại thực phẩm có hại như nước uống có ga như soda, cola, trà và cà phê, bia, rượu. Ngoài ra, người bệnh ung thư tuyến giáp cần hạn chế ăn ít iod nhưng vẫn phải có một chế độ ăn có muối, có iod với liều lượng hợp lý. Chỉ ăn kiêng từ 2 -3 tuần các thực phẩm giàu iod trước và trong khi điều trị bằng liệu pháp iod phóng xạ ( I-131). Ngoài thời gian trên người bệnh ăn uống bình thường, không cần kiêng thực phẩm giàu iod.

BS CKI Đỗ Văn Quyền

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-benh-ung-thu-tuyen-giap-sau-khi-uong-iod-phong-xa-can-luu-y-gi-169240310173642485.htm