Ngoài phòng thủ, Vạn Lý Trường Thành được xây với mục đích không ngờ

Với niên đại hơn 2.300 tuổi, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc đã chứng kiến hàng trăm trận chiến lớn nhỏ. Ngoài vai trò phòng thủ, công trình kỳ vĩ này được xây dựng với một mục đích khác.

Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng Trung Quốc là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng. Theo đo đạc của các chuyên gia, tổng chiều dài của công trình khổng lồ này là hơn 21.000 km. Chiều cao trung bình bức tường 7m so với mặt đất.

Khác với nhiều công trình, Vạn Lý Trường Thành không được xây dựng dưới một triều đại duy nhất. Thay vào đó, công trình này được xây dựng liên tục từ thế kỷ 5 trước Công Nguyên cho tới thế kỷ 16. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng, sửa chữa và cải tạo dưới 9 triều đại như Tần, Triệu, Yên...

9 triều đại trên đã cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành với mục đích chính là phòng thủ quân sự. Người xưa xây dựng công trình này nhằm ngăn chặn quân Hung Nô và các bộ lạc du mục phương Bắc để bảo vệ lãnh thổ Trung Nguyên.

Với bức tường thành dài và kiên cố, các triều đại phong kiến đã đẩy lui nhiều cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù, bảo vệ giang sơn.

Ngoài vai trò phòng thủ quân sự, Vạn Lý Trường Thành còn được xây dựng với mục đích trở thành "hàng rào" ngăn tri thức khoa học công nghệ Trung Nguyên lọt ra ngoài.

Điều này xuất phát từ việc người Hung Nô và các bộ tộc du mục phương Bắc thường có trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu. Đa số họ không biết kỹ thuật khai thác mỏ, trồng trọt, luyện kim...

Vì vậy, người Hung Nô và các bộ tộc du mục phương Bắc chủ yếu mua các đồ vật bằng sắt như nồi niêu, đao kiếm... từ Trung Nguyên.

Vạn Lý Trường Thành đã trở thành "hàng rào" ngăn cách triều đại phong kiến Trung Quốc với các bộ lạc du mục. Thông qua bức tường thành này, người Trung Nguyên bảo vệ những bí mật về tri thức khoa học công nghệ không bị truyền bá ra bên ngoài.

Do các bộ lạc du mục không thể vượt qua Vạn Lý Trường Thành để tiến vào Trung nguyên nên không thể "sao chép" khoa học, kỹ thuật hiện đại nhằm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn, thậm chí, trở thành kẻ thù mạnh, đe dọa sự tồn vong của nhà Tần, Triệu... và các triều đại khác.

Vậy nên, các triều đại phong kiến Trung Quốc nỗ lực bảo vệ Vạn Lý Trường Thành, ngăn chặn các cuộc tấn công của quân địch, không để họ vượt qua "hàng rào" kiên cố này.

Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho chứa “bom sấm sét” thời Minh ở Vạn Lý Trường Thành.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ngoai-phong-thu-van-ly-truong-thanh-duoc-xay-voi-muc-dich-khong-ngo-1949956.html