Ngày này năm xưa 25/1: Ban hành tiêu chí lựa chọn sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 25/1: Ban hành tiêu chí sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia; quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 25/1.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 25/1/1829, ngày sinh Ông Ích Khiêm, ông là danh tướng dưới triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông Ích Khiêm được đánh giá là vị tương có tài thao lược, có nhiều mưu trí và là một sĩ phu yêu nước, cương nghị, hết lòng trung thành với triều đình nhà Nguyễn. Ông từng chỉ huy quân đội nhà Nguyễn chống Pháp tại Đà Nẵng cùng với tướng Nguyễn Tri Phương. Ông cũng tham gia với Tôn Thất Thuyết trong việc kiểm soát triều chính, phế bỏ những vị vua bạc nhược, đớn hèn trước giặc.

Ngày 25/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 119/SL, thành lập Cục Tổng Thanh tra Quân đội quốc gia Việt Nam (nay là Thanh tra Bộ Quốc phòng). Đây là tổ chức thanh tra cấp bộ đầu tiên trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, để thực hiện nhiệm vụ: “Kiểm tra việc chấp hành các mệnh lệnh quân sự, chính trị, chấp hành kỷ luật quân đội, đề nghị thưởng phạt, thuyên chuyển cán bộ”. Việc thành lập Cục Tổng Thanh tra Quân đội quốc gia Việt Nam khẳng định vai trò và sự cần thiết của công tác thanh tra trong quân đội. Ngày 25/1/1948 trở thành ngày truyền thống Thanh tra Bộ Quốc phòng.

Ngày 25/1/1948 thành lập Cục Tổng Thanh tra Quân đội quốc gia Việt Nam (nay là Thanh tra Bộ Quốc phòng)

Ngày 25/1/1948 thành lập Cục Tổng Thanh tra Quân đội quốc gia Việt Nam (nay là Thanh tra Bộ Quốc phòng)

Trong suốt 75 năm xây dựng, phát triển, trưởng thành, đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra Quốc phòng luôn kế thừa và phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ Thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt”.

Ngày 25/1/1969, ngày khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Hội nghị bốn bên về Việt Nam ở Paris. Đây là một sự kiện chính trị ngoại giao nổi bật của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Tại cuộc đàm phán này ta kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền Sài Gòn, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.

Ngày 25/1/1983, Hội đồng nhà nước công bố Lệnh tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 66 đơn vị và 13 cá nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 25/1/1984, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 44/CT tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú cho 189 nghệ sĩ các ngành nghệ thuật biểu diễn. Đây là đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ đầu tiên ở nước ta. Một số nghệ sĩ được trao danh hiệu đầu tiên có thể kể đến như đạo diễn Phạm Kỳ Nam; diễn viên Lâm Tới; nghệ sĩ cải lương Thanh Nga; diễn viên kịch Thế Anh…

Ngày 25/1/1991, Đền Đô được công nhận là di tích lịch sử vǎn hóa. Ngôi đền này xây dựng từ thế kỷ thứ XI trên đất làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là nơi phát tích của nhà Lý, thờ 8 vị vua triều Lý (nên còn gọi là đền Lý Bát Đế). Lễ hội đền Đô được tổ chức hằng nǎm từ ngày 15/3 đến 17/3 âm lịch để tưởng nhớ vua Lý Thái Tổ đǎng quang (ngày 15/3 nǎm Canh Tuất - 1010).

Ngày 25/1/2006 ban hành Quyết định 05/2006/QĐ-BTM về việc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ cho ban quản lý Khu kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo.

Ngày 25/1/2007an hành Hệ thống tiêu chí lựa chọn Thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia

Ngày 25/1/2007an hành Hệ thống tiêu chí lựa chọn Thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia

Ngày 25/1/2007, ban hành Quyết định 14/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020"; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Hệ thống tiêu chí lựa chọn Thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Ngày 25/1/2010 ban hành Nghị định 07/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử.

Ngày 25/1/2010 ban hành Thông tư số 04/2010/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam - Lào.

Ngày 25/1/2010, ngày ban hành Thông tư số 05/2010/TT - BCT ngày sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2007/TT-BTM ngày 2/2/2007 của Bộ Thương mại về phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Khoản 15 Điều 16.

Ngày 25/1/2011 ban hành Quyết định 07/2011/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Ngày 25/1/2014 Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BCT quy định về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép.

Ngày 25/1/2016 ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Ngày 25/1/2017, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực ban hành Quyết định số 29/QĐ-BCĐQGĐL về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực.

Ngày 25/1/2022, Thông báo 23/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà nội do Văn phòng Chính phủ ban hành.

Sự kiện quốc tế

Ngày 25/1/1915, nhà phát minh ra điện thoại Alexander Graham Bell, đã khánh thành dịch vụ điện thoại xuyên lục địa đầu tiên của Mỹ.

Ngày 25/1/1924, Thế vận hội mùa đông Olympic lần thứ nhất được tổ chức tạo Chamonix, Pháp, Tổng cộng có 258 vận động viên đến từ 16 quốc gia đã tham gia tranh tài ở 6 môn thể thao.

Ngày 25/1/1954, hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Anh, Pháp Mỹ họp ở Berlin nhằm giải quyết việc thống nhất nước Đức. Hội nghị kết thúc ngày 18/2/1954 mà không mang lại kết quả nào về việc thống nhất nước Đức. Tuy nhiên các bên tham dự đồng ý lời đề nghị của Ngoại trưởng Liên Xô Molotov mở cuộc đàm phán bao gồm 5 nước lớn tại Genève vào ngày 26/4/1954 để bàn về việc hòa giải và tái lập hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương.

Ngày 25/1/2004, NASA đưa thành công hai robot lên thám hiểm sao Hỏa.

Ngày 25/1/1949, ngày sinh Paul Nurse sinh, ông là nhà di truyền học và sinh học tế bào người Anh, đã được trao Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2001 cùng với Leland H. Hartwell và R. Timothy Hunt cho các công trình phát hiện các phân tử protein kiểm soát việc phân bào trong chu kỳ tế bào. Ngoài sự nghiệp nghiên cứu, Nurse còn tích cực đấu tranh chống lại những chính sách, chủ trương của chính trị gia dựa trên ngụy khoa học.

Cách mạng Ai Cập nổ ra ngày 25/1/2011 và lan rộng khắp Ai Cập. Sự kiện này là một loạt các cuộc biểu tình và phản đối ngoài đường phố và các hành vi bất tuân dân sự chống nền chính trị cánh tả và chính quyền dân chủ xã hội. Những bất bình của người biểu tình Ai Cập tập trung vào các vấn đề pháp lý và chính trị, bao gồm sự tàn bạo của cảnh sát, luật tình trạng khẩn cấp, thiếu tự do chính trị, tự do dân sự, tự do ngôn luận, tham nhũng, tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát giá và tiền lương thấp.

Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 25/1/1924, báo “Đời sống thợ thuyền” đăng bài báo của Nguyễn Ái Quốc có nhan đề là “Phong trào công nhân Viễn Đông”. Bài báo nhắc đến phong trào công nhân tại thành phố Osaka Nhật Bản mà ở đó sức mạnh đoàn kết giai cấp đã buộc giới chủ phải hoảng sợ. Đó là những nét mới trong phong trào công nhân ở Viễn Đông, xứ sở gần gũi với Đông Dương.

Ngày 25/1/1944, là ngày đầu năm Giáp Thân, trong khi đang tiến hành vận động quốc tế, từ Liễu Châu (Trung Quốc) Bác gửi lời chúc qua tờ “Đồng Minh” với nhan đề “Chào Xuân”: “…Rót cốc rượu Xuân, mừng cách mạng / Viết bài chào Tết, chúc thành công!”.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình ông Nguyễn Văn Thức, nhà tư sản dân tộc, ngày 24/1/1963 (đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão). Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình ông Nguyễn Văn Thức, nhà tư sản dân tộc, ngày 24/1/1963 (đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão). Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Ngày 25/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thông tư cho Ủy ban Trung bộ chỉ đạo việc đối xử đối với một số quan lại trong chế độ cũ đã tham gia các vụ đàn áp phong trào cách mạng. Thông tư yêu cầu “Các Ủy ban địa phương cần phải tỏ rõ thái độ rộng lượng với các cựu công chức và quan lại ấy. Nếu không thấy nhân dân oán hờn thì cứ để họ sống yên ổn” vì “Chính phủ muốn để cho họ cơ hội được giác ngộ khiến họ tự ý tham gia vào phong trào kháng chiến kiến quốc một cách thành thực và mong chuộc lại những lỗi lầm”.

Ngày 25/1/1948, Bác gửi tới cụ Ưng Úy, một cựu quan lại cao cấp và là người của Hoàng tộc nhà Nguyễn cũ, thân sinh ra nhà bác học Bửu Hội sống tại Huế một bức thư “…xin mời cụ tham gia kháng chiến để chúng ta tiếp tục sự nghiệp bỏ dở của các vị tiền bối Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc, cho Tổ quốc”.

Đáp lại, cụ Ưng Úy đã lên chiến khu và ra lời tuyên bố: "Tôi vốn là cựu quan chức Nam triều và là người trong Hoàng gia. Nay thực dân Pháp thực hiện mưu mô lấy người Việt trị người Việt, tôi phẫn uất quá nên tôi phải dời nhà lên chiến khu, nguyện theo Chính phủ để giúp một phần hiểu biết vào công cuộc kháng chiến cho đỡ nỗi phẫn uất trong lúc tuổi già..."

Ngày 25/1/1953, trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ âm mưu và hành động hiếu chiến của thực dân Pháp trong tình thế thất bại của chúng. Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta: “Tuy thắng lợi nhiều, chúng ta quyết không được chủ quan, khinh địch” (tr.27). Người khẳng định, “Kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ và gian khổ. Và từ nay cuộc chiến tranh giữa ta với địch sẽ gay go, phức tạp hơn”.

20 năm sau, ngày 25/1/1963 tức ngày mồng Một Tết Quý Mão, trong “Lời chúc mừng năm mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Càng thương đồng bào miền Nam, chúng ta càng phải lao động cần cù, phấn đấu hăng hái hơn nữa cho Bắc Nam mau được sum họp một nhà” và nhắc lại cái chân lý mà cách đó 17 năm (1946) Bác đó từng nêu lên: “Nước Việt Nam ta là một, / Dân tộc Việt Nam ta là một. / Dù cho sông cạn đá mòn, / Nhân dân Nam, Bắc là con một nhà”.

Ngày 25/1/1963, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Chủ tịch Tiệp Khắc Antonin Novotný tiếp các vị đại diện Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến chúc Tết. Sau đó, Người đi chúc Tết cán bộ, công nhân Nhà máy ô tô Hòa Bình, bà con xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội), một đơn vị bộ đội bảo vệ Thủ đô, một đơn vị cảnh sát nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) và một đơn vị trực thuộc Cục Cảnh vệ thuộc Bộ Công an.

Hải Linh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ngay-nay-nam-xua-251-ban-hanh-tieu-chi-lua-chon-san-pham-tham-gia-chuong-trinh-thuong-hieu-quoc-gia-299976.html