Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 22/2: Bộ Công Thương ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp; Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp tại Viêng Chǎn (Lào).

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 22/2 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 22/2.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 22/2/1949: Nhà thơ, nhà giáo dục Võ Liêm Sơn qua đời.

Ông sinh nǎm 1888, quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Ông làm giáo sư Hán vǎn và quốc vǎn ở trường Quốc học Huế. Nǎm 1926, ông gia nhập Đảng Tân Việt. Nǎm 1930, ông bị Pháp bắt giam. Ra tù, ông sáng tác thơ vǎn kêu gọi lòng yêu nước. Nǎm 1944, ông tham gia Mặt trận Việt Minh, đến nǎm 1948 làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt liên khu IV. Các tác phẩm chính của Võ Liêm Sơn gồm có: "Hài vǎn" châm biếm chế độ thực dân. "Cô lâu mộng" (truyện dài), "Ngắm non Hồng" (tập thơ). Phê bình Vǎn hóa Đông Tây (dịch thuật).

Từ ngày 22/2 đến ngày 13/4/1967: Quân và dân miền Đông Nam Bộ đã đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti (Junction City), gồm 45.000 quân, thuộc 8 lữ đoàn Mỹ vào vùng bắc tỉnh Tây Ninh nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.

Cuộc hành quân Gianxơn Xiti, chiến dịch “hoành tráng” nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh: QĐND

Ta loại khỏi vòng chiến đấu 14.000 tên địch, phá hủy hơn 1.000 xe quân sự, 90 khẩu pháo, phá hủy và bắn rơi 167 máy bay. Tướng Mỹ Lêman, chỉ huy cuộc hành quân này bị cách chức. Đập tan cuộc hành quân Gianxơn Xiti, ta đã giáng thêm một đòn chí tử vào kế hoạch phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của Mỹ.

Ngày 22/2/1983: Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp tại Viêng Chǎn nhằm tǎng cường quan hệ đoàn kết chiến đấu, tuyên bố ủng hộ sự thỏa thuận giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia về việc rút quân tình nguyện Việt Nam về nước.

Ngày 22/2/2001: Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2001/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngày 22/2/2012: Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 04/CT-BCT về triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ và Quyết định số 443/QĐ-BCT ngày 18/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương.

Ngày 22/2/2012: Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 04/2001/TT-BTM hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 28 ngày 27/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999.

Ngày 22/2/2018: Bộ Công Thương ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp.

Ngày 22/2/2018, Bộ Công Thương ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày 22/2/2018: Bộ Công Thương ban hành Văn bản số 13/VBHN-BCT về Thông tư quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Ngày 22/2/2019: Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 372/QĐ-BCT về bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

Ngày 22/2/2022: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 222/QĐ-BCT về Quy chế tuyển dụng, chuyển ngạch, nâng ngạch công chức và công tác cán bộ của Bộ Công Thương.

Ngày 22/2/2024: Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển

Sự kiện quốc tế

Ngày 22/2/1810: Ngày sinh Phrêđêrich Sôpanh (Frédéric Chopin).

Nhà soạn nhạc Phrêđêrich Sôpanh - Ảnh: Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Ông là nhạc sĩ pianô, nhà soạn nhạc nổi tiếng của Ba Lan và thế giới. Những bản nhạc của ông có tính chất lãng mạn, dịu dàng, buồn man mác. Một số bản nhạc của ông đã nói lên sự phẫn nộ, cǎm uất và sự thương nhớ Tổ quốc Ba Lan bị nô dịch. Sôpanh là người cách tân phương pháp biểu diễn pianô trong lĩnh vực hòa âm và phối khí. Sau khi Sôpanh qua đời, trái tim của ông được đưa về lưu giữ trên mảnh đất quê hương ông - Tổ quốc Ba Lan.

Ngày 22/2/1857: Ngày sinh Haienrich Ruđônphơ Hécxơ

Ông là nhà vật lý vĩ đại người Đức, người có công tìm ra sóng điện từ và hiệu ứng quang điện. Nǎm 1887, ông công bố công trình “Những dao động điện rất nhanh” và chế tạo thành công máy phát dao động điện cao tần gọi là bộ rung Hécxơ và một bộ cộng hưởng để phát hiện những dao động điện.

Nǎm 1891 ông khám phá ra nhiều tính chất của tia tử ngoại, nghiên cứu điện động lực các môi trường chuyển động. Các công trình của ông đã góp phần vào việc chế tạo ra vô tuyến điện. Ông mất ngày 1/1/1894. Để tưởng nhớ ông, người ta dùng tên ông để đặt cho đơn vị tần số điện "Hécxơ".

Ngày 22/2/1997: Tại Roslin (Scotland), các nhà khoa học thông báo đã nhân bản vô tính thành công một chú cừu trưởng thành có tên Dolly.

Ngày 22/2/1998: Thế vận hội Mùa đông XVIII bế mạc tại Nagano, Nhật Bản.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 22/2/1925: Cụ Phan Bội Châu viết thư nhờ Hồ Tùng Mậu chuyển cho Lý Thụy (bí danh của Nguyễn Ái Quốc) lúc này đang hoạt động tại Quảng Châu. Trong thư, Nhà ái quốc lão thành đã thành tâm đưa ra những lời đánh giá khích lệ: (Đọc thư) mới biết là học vấn, trí thức của cháu nay đã tăng trưởng quá nhiều, không phải như hai mươi năm trước... Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Nhận được liên tiếp hai bức thư của cháu bác vừa buồn lại vừa mừng. Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh ban mai... Cháu học vấn rộng rãi đã từng đi nhiều nơi hơn bác cả chục, cả trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu tất vượt sức đo lường của bác...

Cụ Phan Bội Châu

Ngày 22/2/1952: Bác Hồ đến thăm Đại đoàn Pháo binh 351

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đại đoàn Pháo binh 351 đang trú quân và huấn luyện tại tỉnh Tuyên Quang. Trong lời thăm hỏi, Bác nêu tư tưởng: “Muốn thắng địch, phải đưa pháo đi xa, khiêng, kéo pháo vào gần địch mà bắn trăm phát trúng cả trăm, thì đồn nào mà không hạ được”.

Ngày 22/2/1963: Bác dự kỳ họp của Bộ Chính trị (họp từ ngày 22 đến ngày 26).

Bác Hồ nói chuyện tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc, tháng 10/1963 - Ảnh: QĐND

Kỳ họp bàn về việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và phát biểu vì sao kế hoạch năm nào cũng phải điều chỉnh: “Có phải mình chủ quan và tham quá không?... Chủ trương đúng, nhưng chỉ đạo chưa tốt, đó cũng là một loại mất cân đối... Khi bàn, mình thường không bàn toàn diện. Ra trận, diễu binh, cũng phải dàn ra xem thiếu những thứ gì. Trong lãnh đạo kinh tế cũng phải làm như thế, phải liệu bò làm chuồng, liệu cơm gắp mắm. Công nghiệp phải nhìn xa, nhưng lại phải xem xét cụ thể, tính toán chu đáo... Trong xây dựng thì phân tán, cái gì cũng muốn làm… Cần phải tập trung vào những cái gì quan trọng,... Phải chú ý tới con người, vì con người rất quan trọng... Mục tiêu kế hoạch phải nêu rõ vấn đề cải thiện dân sinh”.

Nguyễn Ngọc

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ngay-nay-nam-xua-222-ban-hanh-nghi-dinh-ve-vat-lieu-no-cong-nghiep-304503.html