Ngắm bến Bạch Đằng - 'mặt tiền' TPHCM đẹp hiện đại trong diện mạo mới

Bến Bạch Đằng và công viên Công trường Mê Linh nằm bên bờ sông Sài Gòn, ở khu vực trung tâm TPHCM. Sau khi cải tạo, cả hai mang một diện mạo mới, sạch đẹp và hiện đại, xứng tầm 'mặt tiền' TPHCM và đang thu hút rất nhiều du khách đến tham quan ngắm cảnh.

Từ đầu năm 2022, bến Bạch Đằng đoạn dọc trục đường Tôn Đức Thắng, từ cầu Khánh Hội đến cầu Thủ Thiêm 2 được đầu tư chỉnh trang, nâng cấp.

Từ đầu năm 2022, bến Bạch Đằng đoạn dọc trục đường Tôn Đức Thắng, từ cầu Khánh Hội đến cầu Thủ Thiêm 2 được đầu tư chỉnh trang, nâng cấp.

Bến Bạch Đằng đoạn phía trước khách sạn Majestic trong thời gian đang thi công, cách đây hơn năm.

Bến Bạch Đằng đoạn phía trước khách sạn Majestic trong thời gian đang thi công, cách đây hơn năm.

Cùng với bến Bạch Đằng, công viên Mê Linh cũng nằm trong kế hoạch chỉnh trang trong năm 2022. TPHCM cũng tổ chức đặt lại lư hương ngay tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo trong khuôn viên công viên Mê Linh vào ngày 17/3/2022. (Hình ảnh ghi nhận công viên Mê Linh trước thời điểm đặt lại lư hương).

Cùng với bến Bạch Đằng, công viên Mê Linh cũng nằm trong kế hoạch chỉnh trang trong năm 2022. TPHCM cũng tổ chức đặt lại lư hương ngay tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo trong khuôn viên công viên Mê Linh vào ngày 17/3/2022. (Hình ảnh ghi nhận công viên Mê Linh trước thời điểm đặt lại lư hương).

Hiện tại, công viên bến Bạch Đằng đã cho thấy một diện mạo mới sang trọng và hiện đại.

Hiện tại, công viên bến Bạch Đằng đã cho thấy một diện mạo mới sang trọng và hiện đại.

Hàng cờ ASEAN, biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị phất phới trong nắng mới như một điểm nhấn của bến Bạch Đằng và phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Hàng cờ ASEAN, biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị phất phới trong nắng mới như một điểm nhấn của bến Bạch Đằng và phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Một hình ảnh "trên bến dưới thuyền" theo phong cách hiện đại của một thành phố năng động, đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ bến Bạch Đằng, có thể phóng tầm mắt nhìn về bờ phường Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) thấy dãy nhà mái ngói đỏ chính là đình thần An Khánh - một trong ba ngôi đình cổ nhất vùng đất Thủ Thiêm, đang được phục dựng nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống và thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân.

Một hình ảnh "trên bến dưới thuyền" theo phong cách hiện đại của một thành phố năng động, đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ bến Bạch Đằng, có thể phóng tầm mắt nhìn về bờ phường Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) thấy dãy nhà mái ngói đỏ chính là đình thần An Khánh - một trong ba ngôi đình cổ nhất vùng đất Thủ Thiêm, đang được phục dựng nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống và thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân.

Bề mặt diện tích bến Bạch Đằng được chỉnh trang thông thoáng, tăng diện tích bề mặt thảm cỏ, nhiều không gian hơn cho người đi bộ.

Bề mặt diện tích bến Bạch Đằng được chỉnh trang thông thoáng, tăng diện tích bề mặt thảm cỏ, nhiều không gian hơn cho người đi bộ.

Chị Lê Khánh Phương Lan, ngụ TP Thủ Đức cùng bạn dạo đây dạo mát, chụp ảnh chia sẻ: "Bến Bạch Đằng bây giờ quá khác, xanh hơn, đẹp hơn, hiện đại hơn. Đặc biệt, tôi thích tính kết nối của bến Bạch Đằng hiện tại. Tính kết nối ở đây nghĩa là khi tôi đến đây thì có thể thoải mái trong một không gian rộng như quảng trường với nhiều mảng xanh, khi đưa máy lên chụp ảnh thì có thể lấy nhiều phông nền như: TP Thủ Đức, tòa nhà cao nhất Việt Nam, cầu Thủ Thiêm 2, cột cờ Thủ Ngữ, tòa nhà Bitexco, phố đi bộ Nguyễn Huệ... mà không bị vướng các công trình phụ tồn tại trên bến Bạch Đằng như trước kia".

Chị Lê Khánh Phương Lan, ngụ TP Thủ Đức cùng bạn dạo đây dạo mát, chụp ảnh chia sẻ: "Bến Bạch Đằng bây giờ quá khác, xanh hơn, đẹp hơn, hiện đại hơn. Đặc biệt, tôi thích tính kết nối của bến Bạch Đằng hiện tại. Tính kết nối ở đây nghĩa là khi tôi đến đây thì có thể thoải mái trong một không gian rộng như quảng trường với nhiều mảng xanh, khi đưa máy lên chụp ảnh thì có thể lấy nhiều phông nền như: TP Thủ Đức, tòa nhà cao nhất Việt Nam, cầu Thủ Thiêm 2, cột cờ Thủ Ngữ, tòa nhà Bitexco, phố đi bộ Nguyễn Huệ... mà không bị vướng các công trình phụ tồn tại trên bến Bạch Đằng như trước kia".

Công nhân đang thi công "trải thảm" ánh sáng cho bến Bạch Đằng. Về đêm, giàn đèn này biến bến Bạch Đằng nhìn như dải ngân hà.

Công nhân đang thi công "trải thảm" ánh sáng cho bến Bạch Đằng. Về đêm, giàn đèn này biến bến Bạch Đằng nhìn như dải ngân hà.

Hiện tại, bến Bạch Đằng vẫn còn một số đoạn chờ xử lý, chỉnh trang.

Hiện tại, bến Bạch Đằng vẫn còn một số đoạn chờ xử lý, chỉnh trang.

"Cây cô đơn" đang là điểm nhấn thu hút các bạn trẻ chiều chiều ra đây chụp ảnh, quay clip...

"Cây cô đơn" đang là điểm nhấn thu hút các bạn trẻ chiều chiều ra đây chụp ảnh, quay clip...

Phần dành cho người đi bộ được bố trí thanh chắn, ngăn các phương tiện di chuyển.

Phần dành cho người đi bộ được bố trí thanh chắn, ngăn các phương tiện di chuyển.

Hai du khách nước ngoài tản bộ vào buổi chiều mà không bị làm phiền bởi cánh mua bán hàng rong.

Hai du khách nước ngoài tản bộ vào buổi chiều mà không bị làm phiền bởi cánh mua bán hàng rong.

Dọc bến Bạch Đằng, toàn bộ không gian được mở hoàn toàn, các công trình phụ trước kia đều được tháo dỡ.

Dọc bến Bạch Đằng, toàn bộ không gian được mở hoàn toàn, các công trình phụ trước kia đều được tháo dỡ.

Tuy nhiên, việc gửi xe máy vẫn là một vấn đề khó khăn. Khi du khách đến bến Bạch Đằng đều được hướng dẫn đi tìm bãi gửi khá xa hoặc các quán cà phê đối diện.

Tuy nhiên, việc gửi xe máy vẫn là một vấn đề khó khăn. Khi du khách đến bến Bạch Đằng đều được hướng dẫn đi tìm bãi gửi khá xa hoặc các quán cà phê đối diện.

Phần còn lại của khu trưng bày các khẩu thần công. Bến Bạch Đằng dài khoảng 1,3 km, nằm trên đường Tôn Đức Thắng hướng ra sông Sài Gòn, kéo dài từ cầu Khánh Hội đến nhà máy Ba Son. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Vương Hồng Sển, Bạch Đằng gắn liền lịch sử ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông nên được đặt tên cho bến sông Sài Gòn để tưởng nhớ chiến tích hào hùng của quân dân Đại Việt.

Phần còn lại của khu trưng bày các khẩu thần công. Bến Bạch Đằng dài khoảng 1,3 km, nằm trên đường Tôn Đức Thắng hướng ra sông Sài Gòn, kéo dài từ cầu Khánh Hội đến nhà máy Ba Son. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Vương Hồng Sển, Bạch Đằng gắn liền lịch sử ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông nên được đặt tên cho bến sông Sài Gòn để tưởng nhớ chiến tích hào hùng của quân dân Đại Việt.

Nhóm du khách đang hóng gió từ sông Sài Gòn, ngắm nhìn TP Thủ Đức bờ đối diện.

Nhóm du khách đang hóng gió từ sông Sài Gòn, ngắm nhìn TP Thủ Đức bờ đối diện.

Bến Bạch Đằng mang lại một hình ảnh tươi mới, năng động gây ấn tượng mạnh với du khách khi dừng chân khám phá TPHCM.

Bến Bạch Đằng mang lại một hình ảnh tươi mới, năng động gây ấn tượng mạnh với du khách khi dừng chân khám phá TPHCM.

Vòm cây thơ mộng trên bến Bạch Đằng, phía gần chân cầu Thủ Thiêm 2.

Vòm cây thơ mộng trên bến Bạch Đằng, phía gần chân cầu Thủ Thiêm 2.

Nhiều ý kiến cho rằng công viên bến Bạch Đằng có ít cây xanh, chính vì thế gây bất tiện cho du khách khi đến đây thời điểm nắng nóng.

Nhiều ý kiến cho rằng công viên bến Bạch Đằng có ít cây xanh, chính vì thế gây bất tiện cho du khách khi đến đây thời điểm nắng nóng.

Công viên bến Bạch Đằng đang thực sự trở thành điểm nhấn xứng với vai trò là "mặt tiền" TPHCM.

Công viên bến Bạch Đằng đang thực sự trở thành điểm nhấn xứng với vai trò là "mặt tiền" TPHCM.

Phạm Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngam-ben-bach-dang-mat-tien-tphcm-dep-hien-dai-trong-dien-mao-moi-post1527412.tpo