Nga trang bị AK-12 trên diện rộng: Huyền thoại AK 'hoa nở lại tàn'?

Gia đình súng tiểu liên AK là loại vũ khí bộ binh được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, tuy nhiên các quốc gia đã dần loại biên các mẫu AK đời đầu. Quân đội Nga cũng bắt đầu loại biên AK cũ và trang bị AK-12 cho đơn vị đầu tiên.

 AK-12 sẽ là loại súng trường tấn công mới cho bộ binh Nga trong thế kỷ 21, và là vũ khí cho hệ thống bộ binh Nga tương lai Ratnik. Khẩu AK-12 mới được Quân đội Nga chấp nhận vào năm 2018, lô AK-12 đầu tiên sẽ được trang bị cho các đơn vị tác chiến đặc biệt và lính dù sẽ được trang bị vào cuối năm 2020. Ảnh: Súng tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

AK-12 sẽ là loại súng trường tấn công mới cho bộ binh Nga trong thế kỷ 21, và là vũ khí cho hệ thống bộ binh Nga tương lai Ratnik. Khẩu AK-12 mới được Quân đội Nga chấp nhận vào năm 2018, lô AK-12 đầu tiên sẽ được trang bị cho các đơn vị tác chiến đặc biệt và lính dù sẽ được trang bị vào cuối năm 2020. Ảnh: Súng tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Hiện tại lực lượng lục quân của quân đội Nga bao gồm 8 binh chủng, tuy nhiên các binh chủng này không phải được biên chế đầy đủ quân số; một binh chủng chỉ có một sư đoàn và một vài lữ đoàn, nên Nga nỗ lực trang bị cho những binh chủng này những vũ khí, trang bị hiện đại nhất. Ảnh: Súng tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Hiện tại lực lượng lục quân của quân đội Nga bao gồm 8 binh chủng, tuy nhiên các binh chủng này không phải được biên chế đầy đủ quân số; một binh chủng chỉ có một sư đoàn và một vài lữ đoàn, nên Nga nỗ lực trang bị cho những binh chủng này những vũ khí, trang bị hiện đại nhất. Ảnh: Súng tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Trong các cuộc thử nghiệm sát với thực tế chiến đấu, hiệu suất của AK-12 tốt hơn AK-74. AK-12 còn có phiên bản bắn được đạn AK-47 (loại đạn 7,62x39mm, hiện vẫn còn ở nhiều quốc gia), đó là mẫu AK-15. Ảnh: Súng tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Trong các cuộc thử nghiệm sát với thực tế chiến đấu, hiệu suất của AK-12 tốt hơn AK-74. AK-12 còn có phiên bản bắn được đạn AK-47 (loại đạn 7,62x39mm, hiện vẫn còn ở nhiều quốc gia), đó là mẫu AK-15. Ảnh: Súng tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Việc trang bị AK-12 nhằm đồng bộ hóa với hệ thống chiến đấu tương lai Ratnik, gồm áo giáp, thiết bị liên lạc cá nhân, máy tính, thiết bị quan sát ban đêm và bộ y tế cá nhân. Tuy nhiên việc trang bị hệ thống chiến đấu tương lai của Nga đã phải trì hoãn vì thiếu kinh phí. Ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Sergei Shoigu (giữa) quan sát mẫu Ratnik trong một chuyến thăm thành phố Izhevsk - Nguồn: Sputnik

Việc trang bị AK-12 nhằm đồng bộ hóa với hệ thống chiến đấu tương lai Ratnik, gồm áo giáp, thiết bị liên lạc cá nhân, máy tính, thiết bị quan sát ban đêm và bộ y tế cá nhân. Tuy nhiên việc trang bị hệ thống chiến đấu tương lai của Nga đã phải trì hoãn vì thiếu kinh phí. Ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Sergei Shoigu (giữa) quan sát mẫu Ratnik trong một chuyến thăm thành phố Izhevsk - Nguồn: Sputnik

Không giống như Mỹ, Nga sử dụng tiểu liên AK-12 như một phần trang bị của Ratnik. Có nhiều ý kiến phản đối AK-12 trong chỉ huy cấp cao của Nga; nhưng ở cấp dưới, đã đề nghị thay đổi súng AK-74, để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.

Không giống như Mỹ, Nga sử dụng tiểu liên AK-12 như một phần trang bị của Ratnik. Có nhiều ý kiến phản đối AK-12 trong chỉ huy cấp cao của Nga; nhưng ở cấp dưới, đã đề nghị thay đổi súng AK-74, để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.

Vào cuối năm 2013, tất cả các bộ phận của hệ thống Ratnik đã trải qua quá trình nghiệm thu lần cuối gồm: Súng, áo giáp, thiết bị quan sát quang học, thiết bị liên lạc và định vị, thiết bị y tế và hệ thống cung cấp điện, cộng với các phụ kiện đồng phục bao gồm miếng đệm đầu gối, miếng đệm khuỷu tay. Ảnh: Hệ thống trang bị Ratnik của binh sĩ Nga đang đồn trú tại Syria - Nguồn: Wikipedia.

Vào cuối năm 2013, tất cả các bộ phận của hệ thống Ratnik đã trải qua quá trình nghiệm thu lần cuối gồm: Súng, áo giáp, thiết bị quan sát quang học, thiết bị liên lạc và định vị, thiết bị y tế và hệ thống cung cấp điện, cộng với các phụ kiện đồng phục bao gồm miếng đệm đầu gối, miếng đệm khuỷu tay. Ảnh: Hệ thống trang bị Ratnik của binh sĩ Nga đang đồn trú tại Syria - Nguồn: Wikipedia.

AK-12 là vũ khí bộ binh mới nhất của Nga, nhưng thực tế là bản nâng cấp của gia đình AK-47, chứ không phải là phiên bản phát triển mới hoàn toàn. AK-12 sử dụng rất nhiều nguyên tắc thiết kế cơ bản của AK-47, nhưng bổ sung thêm nhiều tính năng mới vốn phổ biến ở súng trường tấn công phương Tây. Ảnh: Súng tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

AK-12 là vũ khí bộ binh mới nhất của Nga, nhưng thực tế là bản nâng cấp của gia đình AK-47, chứ không phải là phiên bản phát triển mới hoàn toàn. AK-12 sử dụng rất nhiều nguyên tắc thiết kế cơ bản của AK-47, nhưng bổ sung thêm nhiều tính năng mới vốn phổ biến ở súng trường tấn công phương Tây. Ảnh: Súng tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Thế hệ AK đầu tiên là AK-47, tiếp theo là AKM vào những năm 1960, sau đó là AK-74 vào những năm 1970 (gần giống với triết lý súng M-16 của Mỹ, dùng đạn cỡ nhỏ), và một số lượng nhỏ AN-94 phát triển trong những năm 1990. Ảnh: Mikhail Timofeyevich Kalashnikov cha đẻ súng AK47 - Nguồn: Wikipedia.

Thế hệ AK đầu tiên là AK-47, tiếp theo là AKM vào những năm 1960, sau đó là AK-74 vào những năm 1970 (gần giống với triết lý súng M-16 của Mỹ, dùng đạn cỡ nhỏ), và một số lượng nhỏ AN-94 phát triển trong những năm 1990. Ảnh: Mikhail Timofeyevich Kalashnikov cha đẻ súng AK47 - Nguồn: Wikipedia.

Số lượng AK-47 và AKM trên toàn thế giới đã vượt quá 50 triệu khẩu, hầu hết được sản xuất bên ngoài nước Nga. Hiện nay gia đình súng AK vẫn đang được sản xuất quy mô nhỏ và là loại súng trường tấn công có số lượng lớn nhất. Ảnh: Tiểu liên AKM - Nguồn: Wikipedia.

Số lượng AK-47 và AKM trên toàn thế giới đã vượt quá 50 triệu khẩu, hầu hết được sản xuất bên ngoài nước Nga. Hiện nay gia đình súng AK vẫn đang được sản xuất quy mô nhỏ và là loại súng trường tấn công có số lượng lớn nhất. Ảnh: Tiểu liên AKM - Nguồn: Wikipedia.

AK-12 có trọng lượng 3,3 kg, dài 943 mm và nòng dài 415 mm. Nó có thể bắn bốn loại đạn dùng cho các loại súng bộ binh gồm: AK-47/AKM (7,62x39mm), M-16 (5,56x45mm), AK-74 (5,45x39mm) hoặc đạn súng trường/súng máy NATO (7,62x51mm). AK-12 cũng có thể sử dụng hộp tiếp đạn AK-47/AKM khi bắn loại đạn 7,62x39mm. Ảnh: Tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

AK-12 có trọng lượng 3,3 kg, dài 943 mm và nòng dài 415 mm. Nó có thể bắn bốn loại đạn dùng cho các loại súng bộ binh gồm: AK-47/AKM (7,62x39mm), M-16 (5,56x45mm), AK-74 (5,45x39mm) hoặc đạn súng trường/súng máy NATO (7,62x51mm). AK-12 cũng có thể sử dụng hộp tiếp đạn AK-47/AKM khi bắn loại đạn 7,62x39mm. Ảnh: Tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Có rất nhiều thay đổi nhỏ trong AK-12, ví dụ báng súng có thể điều chỉnh cho phù hợp với hình dáng người sử dụng, tay kéo khóa nòng thuận cho cả người thuận tay phải hoặc tay trái. AK-12 có ray Picatinny để lắp các phụ kiện khác nhau. Ảnh: Tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Có rất nhiều thay đổi nhỏ trong AK-12, ví dụ báng súng có thể điều chỉnh cho phù hợp với hình dáng người sử dụng, tay kéo khóa nòng thuận cho cả người thuận tay phải hoặc tay trái. AK-12 có ray Picatinny để lắp các phụ kiện khác nhau. Ảnh: Tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

AK-12 có 3 chế độ bắn: phát một, ba phát và liên thanh (các đời AK trước là hai chế độ: phát một và liên thanh). Do nòng súng được cải tiến, nên AK-12 có độ chính xác cao hơn, có tầm bắn hiệu quả xa hơn (lên đến 600 mét) và kế thừa các đặc tính tin cậy và bền bỉ của AK-47 nguyên bản. Ảnh: Tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

AK-12 có 3 chế độ bắn: phát một, ba phát và liên thanh (các đời AK trước là hai chế độ: phát một và liên thanh). Do nòng súng được cải tiến, nên AK-12 có độ chính xác cao hơn, có tầm bắn hiệu quả xa hơn (lên đến 600 mét) và kế thừa các đặc tính tin cậy và bền bỉ của AK-47 nguyên bản. Ảnh: Tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Theo các nhà kỹ thuật, AK-12 không phải là vũ khí tốt nhất cho hệ thống Ratnik, một phần vì nhu cầu của Nga đối với khẩu AK mới không phải là cấp thiết. Năm 2011, Nga đã ngừng mua AK-74, vì họ đã có sẵn 10 triệu khẩu AK (hầu hết là các mẫu AK-47 và AKM), và chỉ có 1 triệu quân nhân tại ngũ (số lượng dự bị cũng tương đương) nên việc tiếp tục mua súng là một sự lãng phí. Ảnh: Tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Theo các nhà kỹ thuật, AK-12 không phải là vũ khí tốt nhất cho hệ thống Ratnik, một phần vì nhu cầu của Nga đối với khẩu AK mới không phải là cấp thiết. Năm 2011, Nga đã ngừng mua AK-74, vì họ đã có sẵn 10 triệu khẩu AK (hầu hết là các mẫu AK-47 và AKM), và chỉ có 1 triệu quân nhân tại ngũ (số lượng dự bị cũng tương đương) nên việc tiếp tục mua súng là một sự lãng phí. Ảnh: Tiểu liên AK-12 - Nguồn: Wikipedia.

Các nhà lãnh đạo Quân đội Nga không ngăn cản sự phát triển của AK-12 (còn gọi là AK-200). Đồng thời, AK-74M cải tiến được phát triển vào năm 1991 và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Khoảng 5 triệu khẩu AK-74M đã được sản xuất trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991.

Các nhà lãnh đạo Quân đội Nga không ngăn cản sự phát triển của AK-12 (còn gọi là AK-200). Đồng thời, AK-74M cải tiến được phát triển vào năm 1991 và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Khoảng 5 triệu khẩu AK-74M đã được sản xuất trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991.

Trung Quốc là quốc gia ngoài Liên Xô/Nga sản xuất và trang bị nhiều súng tiểu liên AK nhất. Trong những năm 1950 Trung Quốc đã nhập súng AK-47 và tự chế tạo thành súng tiểu liên Kiểu 56. Kể từ đó, Trung Quốc đã sản xuất ít nhất 10 triệu khẩu. Nhưng hiện nay Trung Quốc không dùng AK-47 nữa, mà phát triển loại súng sử dụng đạn 5,58 mm của riêng họ. Ảnh: Binh lính Trung Quốc với súng QBZ-191 trong Lễ duyệt binh ngày 01/10/2019 - Nguồn: Sina

Trung Quốc là quốc gia ngoài Liên Xô/Nga sản xuất và trang bị nhiều súng tiểu liên AK nhất. Trong những năm 1950 Trung Quốc đã nhập súng AK-47 và tự chế tạo thành súng tiểu liên Kiểu 56. Kể từ đó, Trung Quốc đã sản xuất ít nhất 10 triệu khẩu. Nhưng hiện nay Trung Quốc không dùng AK-47 nữa, mà phát triển loại súng sử dụng đạn 5,58 mm của riêng họ. Ảnh: Binh lính Trung Quốc với súng QBZ-191 trong Lễ duyệt binh ngày 01/10/2019 - Nguồn: Sina

Video Tìm hiểu Súng tiểu liên AK-12 Nga - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-trang-bi-ak-12-tren-dien-rong-huyen-thoai-ak-hoa-no-lai-tan-1447739.html