Nga thử nghiệm thành công tên lửa Zircon, Ấn Độ được 'thơm lây'

Việc Nga phóng thử thành công tên lửa Zircon vào ngày 19/7, mang nhiều ý nghĩa chiến lược và được coi là tin tốt cho Ấn Độ; vì sẽ giúp nước này đẩy nhanh quá trình phát triển tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-II.

 Tên lửa BrahMos-II rất giống với Zircon, chúng đều là loại tên lửa hành trình siêu thanh có cánh; Zircon cũng là một vũ khí chiến thuật, được thiết kế để phóng từ các tàu khu trục, cũng như tàu ngầm của Hải quân Nga.

Tên lửa BrahMos-II rất giống với Zircon, chúng đều là loại tên lửa hành trình siêu thanh có cánh; Zircon cũng là một vũ khí chiến thuật, được thiết kế để phóng từ các tàu khu trục, cũng như tàu ngầm của Hải quân Nga.

Tên lửa hành trình Zircon có tầm bắn tối đa đến 1.000 km, với tốc độ bay gần Mach 7 (và như cuộc thử nghiệm ngày 19/7, tốc độ đạt tới Mach 8). Tên mã của tên lửa Zircon được gọi là 3M22 ở Nga và SS-N-33 của các nước NATO.

Tên lửa hành trình Zircon có tầm bắn tối đa đến 1.000 km, với tốc độ bay gần Mach 7 (và như cuộc thử nghiệm ngày 19/7, tốc độ đạt tới Mach 8). Tên mã của tên lửa Zircon được gọi là 3M22 ở Nga và SS-N-33 của các nước NATO.

Nếu thông tin trong lần thử nghiệm ngày 19/7, mà tốc độ của Zircon đạt được Mach 8 là chính xác, thì đây sẽ là là loại tên lửa nhanh nhất thế giới; khiến nó gần như không thể đánh chặn, vì tốc độ quá nhanh.

Nếu thông tin trong lần thử nghiệm ngày 19/7, mà tốc độ của Zircon đạt được Mach 8 là chính xác, thì đây sẽ là là loại tên lửa nhanh nhất thế giới; khiến nó gần như không thể đánh chặn, vì tốc độ quá nhanh.

Một khía cạnh giá trị khác, đó là đám mây plasma, được tạo thành do ma sát giữa không khí và tên lửa, do tốc độ quá cao của nó. Đám mây plasma này, có khả năng hấp thụ bất kỳ tia nào của tần số vô tuyến và làm cho tên lửa trở nên vô hình trước các radar. Vì vậy tên lửa hành trình không bị phát hiện khi bay đến mục tiêu.

Một khía cạnh giá trị khác, đó là đám mây plasma, được tạo thành do ma sát giữa không khí và tên lửa, do tốc độ quá cao của nó. Đám mây plasma này, có khả năng hấp thụ bất kỳ tia nào của tần số vô tuyến và làm cho tên lửa trở nên vô hình trước các radar. Vì vậy tên lửa hành trình không bị phát hiện khi bay đến mục tiêu.

Ấn Độ đã thử nghiệm phương tiện bay, sử dụng công nghệ siêu thanh trong nước đầu tiên (HSTDV), do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ phát triển vào tháng 8/2020. Các nguồn tin cho rằng, việc này có liên quan đến chương trình tên lửa siêu thanh BrahMos-II, được cho là sẽ kế nhiệm tên lửa chống hạm BrahMos, của liên doanh Nga-Ấn.

Ấn Độ đã thử nghiệm phương tiện bay, sử dụng công nghệ siêu thanh trong nước đầu tiên (HSTDV), do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ phát triển vào tháng 8/2020. Các nguồn tin cho rằng, việc này có liên quan đến chương trình tên lửa siêu thanh BrahMos-II, được cho là sẽ kế nhiệm tên lửa chống hạm BrahMos, của liên doanh Nga-Ấn.

BrahMos cũng cũng là loại tên lửa hành trình có tốc độ siêu thanh, nhưng tốc độ bay của tên lửa chỉ gấp 3 lần tốc độ âm thanh (Mach 3). Nhưng BrahMos-II, giống như Zircon, sẽ nhanh hơn khoảng gấp đôi, bay với tốc độ vượt quá Mach 6.

BrahMos cũng cũng là loại tên lửa hành trình có tốc độ siêu thanh, nhưng tốc độ bay của tên lửa chỉ gấp 3 lần tốc độ âm thanh (Mach 3). Nhưng BrahMos-II, giống như Zircon, sẽ nhanh hơn khoảng gấp đôi, bay với tốc độ vượt quá Mach 6.

Mặc dù dự kiến BrahMos-II sẽ có tầm bắn khoảng 600km, nhưng trong tương lai, BrahMos-II có thể phát triển tầm bắn lên 1.000 km và tốc độ đến Mach 8. Đáng lẽ cuộc thử nghiệm theo kế hoạch của nó, sẽ được tổ chức vào năm 2020, nhưng đã bị trì hoãn.

Mặc dù dự kiến BrahMos-II sẽ có tầm bắn khoảng 600km, nhưng trong tương lai, BrahMos-II có thể phát triển tầm bắn lên 1.000 km và tốc độ đến Mach 8. Đáng lẽ cuộc thử nghiệm theo kế hoạch của nó, sẽ được tổ chức vào năm 2020, nhưng đã bị trì hoãn.

Tên lửa hành trình BrahMos, được phát triển bởi BrahMos Aerospace Private Limited, đây chương trình hợp tác chung giữa DRDO của Ấn Độ và NPO Mashinostroyenia (NPOM) của Nga. Trong khi đó, tên lửa Zircon được thiết kế bởi không ai khác ngoài NPOM.

Tên lửa hành trình BrahMos, được phát triển bởi BrahMos Aerospace Private Limited, đây chương trình hợp tác chung giữa DRDO của Ấn Độ và NPO Mashinostroyenia (NPOM) của Nga. Trong khi đó, tên lửa Zircon được thiết kế bởi không ai khác ngoài NPOM.

Tầm quan trọng của những tên lửa siêu vượt thanh như Zircon nằm ở chỗ, thứ nhất có thể cho phép các tùy chọn tấn công nhanh, tầm xa, chống lại các mối đe dọa từ xa, được phòng thủ tốt hoặc có thời hạn (như tên lửa di chuyển trên đường).

Tầm quan trọng của những tên lửa siêu vượt thanh như Zircon nằm ở chỗ, thứ nhất có thể cho phép các tùy chọn tấn công nhanh, tầm xa, chống lại các mối đe dọa từ xa, được phòng thủ tốt hoặc có thời hạn (như tên lửa di chuyển trên đường).

Thứ hai, chúng có thể thách thức khả năng phát hiện và phòng thủ, do tốc độ, khả năng cơ động và độ cao của tên lửa. Và vào thời điểm chúng bị phát hiện, chúng có thể đã bay được một khoảng cách lớn; như vậy vì với tốc độ của chúng, tên lửa đánh chặn sẽ không thể bay đủ nhanh để đuổi kịp.

Thứ hai, chúng có thể thách thức khả năng phát hiện và phòng thủ, do tốc độ, khả năng cơ động và độ cao của tên lửa. Và vào thời điểm chúng bị phát hiện, chúng có thể đã bay được một khoảng cách lớn; như vậy vì với tốc độ của chúng, tên lửa đánh chặn sẽ không thể bay đủ nhanh để đuổi kịp.

Thứ ba, các nhà phân tích chỉ ra rằng, việc phát triển các hệ thống phòng thủ chống lại tên lửa siêu thanh, sẽ tỏ ra rất tốn kém.

Thứ ba, các nhà phân tích chỉ ra rằng, việc phát triển các hệ thống phòng thủ chống lại tên lửa siêu thanh, sẽ tỏ ra rất tốn kém.

Rất có thể Nga phát triển tên lửa siêu vượt thanh Zircon, như một vũ khí “bất đối xứng”, để cạnh tranh với sự vượt trội của hạm đội tàu sân bay Mỹ; khi hiện nay Hải quân Mỹ có 12 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi Nga chỉ có một chiếc chạy bằng năng lượng thông thường.

Rất có thể Nga phát triển tên lửa siêu vượt thanh Zircon, như một vũ khí “bất đối xứng”, để cạnh tranh với sự vượt trội của hạm đội tàu sân bay Mỹ; khi hiện nay Hải quân Mỹ có 12 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi Nga chỉ có một chiếc chạy bằng năng lượng thông thường.

Do đó, giới phân tích cho rằng, chỉ với những tàu chiến nhỏ, như tàu hộ tống Buyan-M của Nga, cũng có thể mang tới 25 tên lửa Zircon. Cũng chỉ cần ít hơn một nửa tá tên lửa đó, để làm tê liệt, loạt khỏi vòng chiến đấu ngay cả tàu sân bay tiên tiến nhất của Mỹ, chẳng hạn như USS Gerald R. Ford.

Do đó, giới phân tích cho rằng, chỉ với những tàu chiến nhỏ, như tàu hộ tống Buyan-M của Nga, cũng có thể mang tới 25 tên lửa Zircon. Cũng chỉ cần ít hơn một nửa tá tên lửa đó, để làm tê liệt, loạt khỏi vòng chiến đấu ngay cả tàu sân bay tiên tiến nhất của Mỹ, chẳng hạn như USS Gerald R. Ford.

Trên thực tế, tàu sân bay được cho là mục tiêu chính của các tên lửa siêu thanh như Zircon. Có ý kiến cho rằng, những tên lửa này có thể không thực sự được sử dụng, để chống lại tàu sân bay. Tuy nhiên những quốc gia nào, sở hữu tên lửa siêu thanh, sẽ có vũ khí hữu hiểu để “răn đe” tàu sân bay, do tính dễ bị tổn thương của những con tàu này.

Trên thực tế, tàu sân bay được cho là mục tiêu chính của các tên lửa siêu thanh như Zircon. Có ý kiến cho rằng, những tên lửa này có thể không thực sự được sử dụng, để chống lại tàu sân bay. Tuy nhiên những quốc gia nào, sở hữu tên lửa siêu thanh, sẽ có vũ khí hữu hiểu để “răn đe” tàu sân bay, do tính dễ bị tổn thương của những con tàu này.

Ngay trong các quốc gia sở hữu tàu sân bay, cũng có những tranh luận cho rằng, thời đại của những con tàu khổng lồ này trên các đại dương đã hết. Tàu sân bay có thể là những ngôi mộ tập thể, giống như thiết giáp hạm Yamoto của Hải quân đế quốc Nhật Bản, trong Thế chiến hai.

Ngay trong các quốc gia sở hữu tàu sân bay, cũng có những tranh luận cho rằng, thời đại của những con tàu khổng lồ này trên các đại dương đã hết. Tàu sân bay có thể là những ngôi mộ tập thể, giống như thiết giáp hạm Yamoto của Hải quân đế quốc Nhật Bản, trong Thế chiến hai.

Giá trị và chi phí khổng lồ của các tàu sân bay, có thể trở thành điểm yếu lớn nhất của chúng, trước những loại tên lửa rẻ tiền hơn nhiều này. Không quốc gia nào thích muốn mất tàu sân bay, vì đó là “biểu tượng sức mạnh quốc gia”.

Giá trị và chi phí khổng lồ của các tàu sân bay, có thể trở thành điểm yếu lớn nhất của chúng, trước những loại tên lửa rẻ tiền hơn nhiều này. Không quốc gia nào thích muốn mất tàu sân bay, vì đó là “biểu tượng sức mạnh quốc gia”.

Điều này không có nghĩa là tàu sân bay sẽ trở nên lạc hậu, khi đối mặt với tên lửa siêu vượt thanh; mà là nhấn mạnh những mối nguy hiểm, mà chúng phải đối mặt, từ những công nghệ quân sự tiên tiến. Do vậy trong trường hợp xung đột cường độ cao với những đối thủ cạnh tranh ngang hàng, tàu sân bay có lẽ chỉ nằm yên tại cảng.

Điều này không có nghĩa là tàu sân bay sẽ trở nên lạc hậu, khi đối mặt với tên lửa siêu vượt thanh; mà là nhấn mạnh những mối nguy hiểm, mà chúng phải đối mặt, từ những công nghệ quân sự tiên tiến. Do vậy trong trường hợp xung đột cường độ cao với những đối thủ cạnh tranh ngang hàng, tàu sân bay có lẽ chỉ nằm yên tại cảng.

Và điều này khiến người ta chú ý tầm quan trọng của tên lửa BrahMos-II đối với Ấn Độ, trong việc Ấn Độ đang phải đối mặt với thách thức về năng lực hải quân đang gia tăng của Trung Quốc, ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương.

Và điều này khiến người ta chú ý tầm quan trọng của tên lửa BrahMos-II đối với Ấn Độ, trong việc Ấn Độ đang phải đối mặt với thách thức về năng lực hải quân đang gia tăng của Trung Quốc, ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương.

Trung Quốc sắp có ít nhất ba tàu sân bay và một loạt các tàu khu trục lớn (có thể xếp hạng vào lớp tàu tuần dương), khinh hạm và tàu ngầm cỡ lớn. Các tên lửa chống hạm siêu thanh của Ấn Độ như BrahMos-II, sẽ là vũ khí hữu hiệu trong giải quyết các vấn đề đó. Nguồn ảnh: QQ.

Trung Quốc sắp có ít nhất ba tàu sân bay và một loạt các tàu khu trục lớn (có thể xếp hạng vào lớp tàu tuần dương), khinh hạm và tàu ngầm cỡ lớn. Các tên lửa chống hạm siêu thanh của Ấn Độ như BrahMos-II, sẽ là vũ khí hữu hiệu trong giải quyết các vấn đề đó. Nguồn ảnh: QQ.

Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình BrahMos phóng từ tiêm kích Su-30. Nguồn: HEPTA7.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-thu-nghiem-thanh-cong-ten-lua-zircon-an-do-duoc-thom-lay-1577694.html