Nga nâng cấp Su-57 thúc đẩy xuất khẩu...

Việc Nga thay đổi tiêm kích tàng hình Su-57 để phù hợp hơn với khách hàng có thể tác động tiêu cực đến Mỹ trong việc xuất khẩu F-35.

Tờ Modern Diplomacy của Bỉ cho biết, máy bay thế hệ năm Su-57 của Nga có khả năng sẽ đánh bật chiếc F-35 đắt tiền nhưng có nhiều vấn đề của Mỹ ra khỏi thị trường máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sau khi nhà sản xuất Nga tiến hành một số thay đổi trên chiếc Su-57.

Tiêm kích Su-57 Nga.

Tiêm kích Su-57 Nga.

Báo Bỉ dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết: "Có nhiều nước quan tâm tới loại máy bay này và mối quan tâm đó đã tăng lên đều đặn khi Quân đội Nga được cung cấp mẫu máy bay này.

Các khách hàng nước ngoài trước tiên sẽ nhìn vào việc vũ khí đặc trưng của quân đội Nga hoạt động ra sao. Bộ Quốc phòng và Cơ quan thiết kế Sukhoi có kế hoạch phát triển phiên bản 2 chỗ ngồi để thúc đẩy xuất khẩu mẫu máy bay này".

Trước đó, Giám đốc điều hành Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga, Alexander Mikheyev cũng đã cho biết, năm quốc gia tại Đông Nam Á đang quan tâm tới tiêm kích Su-57.

Theo báo Bỉ, EU dự định thành lập dự án Hệ thống Hàng không Chiến đấu Châu Âu (FCAS), trong đó sẽ bao gồm những chiếc máy bay chiến đấu của Châu Âu (Eurofighter) thế hệ tiếp theo.

Nhưng EU khó có thể thực hiện chương trình này nếu như không tìm được cho mình một đối tác tốt, Karsten Riise người phụ trách chuyên mục phân tích cho ấn phẩm Modern Diplomacy của Bỉ cho biết.

Ông này cho biết, Liên minh châu Âu không có một máy bay nào có các đặc tính bay và chiến đấu nổi bật trong tương lai, không có đủ khả năng để cạnh tranh thực sự, cũng như không có một hệ thống tác chiến tích hợp với tổ hợp điện tử hàng không, cảm biến và điều khiển vũ khí.

Loại máy bay chiến đấu - ném bom F-35 mới nhất của EU do Mỹ cung cấp, thậm chí so với các máy bay thế hệ cũ hơn như F-16, F/A-18 và F-22 cũng tỏ ra còn kém cạnh về nhiều mặt.

Tuy nhiên, Nga có những gì cần thiết để giúp EU thực hiện chương trình của mình, với một nền tảng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tuyệt vời là Su-57.

Chuyên gia Karsten Riise tin rằng việc hợp tác sẽ là một lựa chọn đôi bên cùng có lợi cho cả Moscow và EU. Nhờ đó, hai bên sẽ có thể trao đổi một số công nghệ trong lĩnh vực an ninh. Hơn nữa, Liên bang Nga và EU sẽ có thể chi phối vào các dự án phát triển quân sự của nước ngoài.

Dù đây là chỉ là quan điểm của một chuyên và sự hợp tác này có thể còn xa vời nhưng điều đó không phải là không có cơ sở. Bởi trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua và vận hành S-400, hiện đang có kế hoạch mua Su-57 Nga. Một ví dụ thứ 2 là Serbia.

Hồi năm 2020, Nga và Serbia đã ký hợp đồng cung cấp một khẩu đội 6 tổ hợp phòng không Pantsir-S1 và công tác triển khai đã được bắt đầu.

Trong cuộc tập trận "Lá chắn Slavic" vừa qua, Tổng thống Serbia Alexander Vucic đã đề cập tới việc mua vũ khí từ Nga, nhưng khi đó mới chỉ nói tới một tổ hợp Pantsir-S1. Ngoài ra, ông Vucic nhấn mạnh mong muốn của Serbia được đưa hệ thống phòng không tầm xa S-400 vào sử dụng.

Serbia là nhà nhập khẩu vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất ở châu Âu. Trước đó, Serbia đã mua 7 máy bay trực thăng Mi-17 và Mi-35 từ Nga, đồng thời nhận được 6 máy bay chiến đấu MiG-29 và 10 tàu sân bay bọc thép BRDM-2MS.

Giới chuyên gia cho rằng, chỉ với những ví dụ trên cùng với mối quan hệ ngày càng có nhiều mâu thuẫn giữa châu Âu và Mỹ, thì việc thành viên EU chọn mua Su-57 và nói không với F-35 cũng không phải là chuyện quá bất ngờ.

Hòa Bình

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-nang-cap-su-57-thuc-day-xuat-khau-3434038/