Nên bỏ quy định tuổi tối đa lái xe, gỡ khó cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ quy định tuổi tối đa đối với lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ được cho là phù hợp với thực tế sức khỏe và nhu cầu của các doanh nghiệp.

"Khát" tài xế hạng E

Nhiều doanh nghiệp vận tải đang chật vật tuyển lái xe hạng E đồng tình với đề xuất bỏ giới hạn tuổi tối đa đối với lái xe chở người trên 30 chỗ. Ảnh minh họa: Tạ Hải.

Nhiều tháng nay, Công ty TNHH Minh Thành Phát (sở hữu hãng xe Sao Việt chuyên tuyến Hà Nội - Lào Cai) chật vật tìm tài xế có giấy phép lái xe (GPLX) hạng E (điều khiển xe khách trên 30 chỗ ngồi) nhằm thay thế cho loạt lái xe đã bước sang tuổi 55.

Theo quy định hiện hành, những lái xe này buộc phải chuyển GPLX xuống hạng D, không còn đủ điều kiện để điều khiển phương tiện trên 30 chỗ.

"Đơn vị vẫn tạo điều kiện để các lái xe trên làm việc nhưng chỉ vận hành xe trung chuyển loại 16 chỗ. Tuy nhiên, do đã quen lái xe giường nằm, xe trên 30 chỗ nên khi chuyển xuống bộ phận lái xe trung chuyển, nhiều người cảm thấy không phù hợp đã xin nghỉ việc", ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát nói.

Cũng theo ông Bằng, điều kiện để nâng hạng GPLX từ hạng D lên hạng E rất chặt chẽ vì cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hành nghề, có tối thiểu 50.000km lái xe an toàn nên số tài xế có GPLX hạng E hiện nay rất ít.

"Tuyển được tài xế có GPLX hạng E đã khó, tuyển tài xế vừa có GPLX hạng E vừa có kinh nghiệm lái xe giường nằm trên đường đèo núi như đi Sapa theo tuyến vận tải của đơn vị càng khó hơn", ông Bằng cho hay.

Tương tự, ông Lê Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại du lịch và vận chuyển khách Tình Nghĩa đang rất lo lắng khi tài xế Đặng Đình Cường - một lái xe giàu kinh nghiệm, từng liên tiếp đoạt danh hiệu Vô lăng vàng, chỉ hết năm nay sẽ bước sang độ tuổi 55. Khi đó, công ty sẽ mất đi một tài xế "cứng" để chở khách du lịch theo đoàn từ 30 người trở lên.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp vận tải phản ánh tình trạng lái xe còn sức khỏe nhưng do hạn chế độ tuổi theo quy định nên không được đôỉ GPLX dù chưa đến tuôỉ nghỉ hưu.

Những tài xế này đều từ 50-55 tuổi nên rất khó xin việc khác, trong khi doanh nghiệp tuyển dụng mới gặp nhiều khó khăn.

Sửa luật để doanh nghiệp, lái xe đều hưởng lợi

Theo tìm hiểu, tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã đề xuất bỏ quy định tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam như quy định hiện hành.

Sang năm sau, tôi 55 tuổi. Tuy nhiên, tôi cảm thấy sức khỏe của mình vẫn tốt, kiểm tra mắt vẫn 10/10, dù lái xe nhiều giờ nhưng không cảm thấy đau lưng.

Tôi cho rằng mình có thể tiếp tục điều khiển xe chở người trên 30 chỗ thêm ít nhất 5 năm nữa. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe đảm bảo hay không cũng tùy từng tài xế. Do đó, cần quan tâm đến vấn đề kiểm tra sức khỏe định kỳ lái xe, nếu ai đủ điều kiện về sức khỏe thì cho phép tiếp tục sử dụng GPLX hạng E, nếu không thì buộc phải xuống hạng.

Tài xế Đặng Đình Cường (Công ty Tình Nghĩa)

Thay vào đó, dự thảo luật này chỉ quy định: Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe mô tô, xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, phương tiện giao thông thông minh, xe máy chuyên dùng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển.

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe, xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe.

Đồng tình với đề xuất trên, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho biết, theo quy định hiện hành, tuổi lao động của lái xe hạng E chỉ kéo dài 28 năm, thấp hơn nhiều so với các hạng GPLX khác (được hành nghề trong khoảng từ 18-60 tuổi).

Trong bối cảnh độ tuổi lao động ở Việt Nam đang tăng, việc nâng tuổi tối đa của tài xế có GPLX hạng E lên cho đến khi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động (tức bỏ quy định tuổi tối đa của tài xế vận tải) là hợp lý, từ đó giúp các doanh nghiệp tận dụng nguồn lao động có kinh nghiệm.

"Với các tài xế chuyên nghiệp, độ tuổi từ 40-60 tuổi được coi là độ tuổi "chín" trong sự nghiệp, họ là những người dày dạn kinh nghiệm, cẩn trọng khi điều khiển phương tiện, nhờ đó cũng hạn chế va chạm, tai nạn trên đường.

Hiện đã có quy định các doanh nghiệp phải kiểm tra sức khỏe định kỳ tài xế 6 tháng/lần, do đó không cần quá lo lắng về rủi ro của việc tăng tuổi lái xe", ông Thông lý giải.

Ông Nguyễn Văn Quyền cũng cho biết, việc bỏ quy định tuổi tối đa của ngươì hành nghề lái xe ô tô chở ngươì trên 30 chỗ ngôì đã được Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam góp ý nhiều lần.

Bởi quy định tuổi tối đa của tài xế chỉ phù hợp với thời gian 10-20 năm về trước, trong khi hiện điều kịên sức khỏe của ngươì dân hịên nay đã được nâng lên.

Mặt khác, hịên xe ô tô đã áp dụng nhiêù công nghệ mới, điều kịên làm vịêc của ngươì lái xe cũng đỡ nặng nhọc hơn nhiêù so vơí trước đây.

"Tìm hiểu kinh nghịêm một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản thì chỉ quy định đối với ngươì lái xe trên 60 tuôỉ thì chu kỳ khám sức khỏe phải rút ngắn lại; nêú đủ điêù kịên sức khỏe thì vẫn được đôỉ GPLX và tiếp tục hành nghề lái xe; kể cả lái xe khách trên 30 ghế", ông Quyền nói.

Đã từng đề xuất

Lãnh đạo Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Cục Đường bộ VN) thông tin, ngành giao thông cũng từng đề xuất tăng độ tuổi làm việc của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ theo độ tuổi làm việc của người lao động tại Bộ luật Lao động. Tức lái xe có GPLX hạng E sẽ tiếp tục được sử dụng GPLX này cho đến khi nghỉ hưu (tương đương 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ).

Yến Chi

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/nen-bo-quy-dinh-tuoi-toi-da-lai-xe-go-kho-cho-doanh-nghiep-192230904213205563.htm