Nâng cao năng suất, chất lượng rừng, cải thiện sinh kế bền vững cho người dân

Đồng chí Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thực hiện chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung cho ngành lâm nghiệp để đầu tư trực tiếp vào rừng, hình thành thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới, giúp gia tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua kết quả giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sinh thái của rừng, cải thiện sinh kế bền vững…

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, giá trị tài nguyên rừng không chỉ là nguồn lâm sản mà còn giúp đảm bảo môi trường sinh thái, phát triển bền vững, điều tiết, cung cấp nguồn nước ổn định cho các công trình thủy điện, thủy lợi, giảm phát thải khí nhà kính, tạo cảnh quan thiên nhiên trong phát triển kinh tế xanh, bền vững.

 Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, giá trị tài nguyên rừng không chỉ là nguồn lâm sản mà còn giúp đảm bảo môi trường sinh thái, phát triển bền vững...

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, giá trị tài nguyên rừng không chỉ là nguồn lâm sản mà còn giúp đảm bảo môi trường sinh thái, phát triển bền vững...

Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính, thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ ra đời cho thấy, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã được luật hóa ở các văn bản có tính pháp lý cao nhất, đây là cơ sở vững chắc đề triển khai, áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Với nguồn kinh phí từ DVMTR, thời gian qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành chi trả hàng trăm tỷ đồng cho các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình tham gia nhận giao khoán, bảo vệ nhiều diện tích rừng tự nhiên.

Nghị định trên ra đời đem đến nguồn thu mới từ cacbon (ERPA), tăng thêm nguồn tài chính lớn cho nguồn chi trả DVMTR. Nguồn giảm phát thải khí nhà kính này góp thêm phần quan trọng trong việc gắn kết lợi ích và trách nhiệm của các đối tượng hưởng lợi với các sở ban ngành, đơn vị liên quan trong việc chung tay giữ gìn, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.

 Thừa Thiên Huế đã tiến hành chi trả hàng trăm tỷ đồng cho các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình tham gia nhận giao khoán, bảo vệ nhiều diện tích rừng tự nhiên.

Thừa Thiên Huế đã tiến hành chi trả hàng trăm tỷ đồng cho các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình tham gia nhận giao khoán, bảo vệ nhiều diện tích rừng tự nhiên.

So với nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước, nguồn kinh phí chi trả DVMTR từ thủy điện, nước sạch tuy còn hạn chế nhưng sau hơn 12 năm thực hiện chính sách này đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, từ việc hình thành, xây dựng, hoàn thiện thể chế đến những lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.

Đồng chí Nguyễn Hữu Huy - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua việc phá rừng làm mất đi môi trường sống cho động vật hoang dã, nhiều loài động vật rơi vào tuyệt chủng vì không có nơi để sinh sống và phát triển. Bên cạnh đó việc phá rừng, đốt rừng cũng làm chết một số lượng lớn những loài động vật. Từ đó, làm giảm đa dạng sinh học, tuyệt chủng các giống loài quý hiếm, mất cân bằng hệ sinh thái…

Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa bão, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Nó cũng khiến suy giảm thảm thực vật, khả năng cản trở dòng chảy, cường độ của nước lũ sẽ lên nhanh và cao hơn. Bên cạnh đó, vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… Rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung đang bị san bằng để làm thủy điện. Đây là một trong những khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.

Một trong những ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất là nó làm tăng hiệu ứng nhà kính, vì không có nhiều cây xanh có thể hấp thụ khí carbon thải ra và do đó làm giảm lượng khí trong khí quyển. Việc biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều hậu quả khó lường cho trái đất. Khí hậu thất thường khó phát triển nông nghiệp, băng tan nhanh, dịch bệnh tăng cao…

Đồng chí Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Chủ tich Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) thông qua tài khoản ngân hàng, hoặc đơn vị cung ứng bưu chính công ích cho 800 chủ rừng với hơn 35,7 tỷ đồng. Thực hiện chi trả ERPA sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung cho ngành lâm nghiệp để đầu tư trực tiếp vào rừng, hình thành thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới, giúp gia tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua kết quả giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, giá trị sinh thái của rừng, cải thiện sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, giúp nâng cao nhận thức của các bên liên quan về giá trị dịch vụ carbon rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, chủ rừng.

 ERPA là nguồn kinh phí quan trọng giúp cộng đồng, cá nhân và hộ gia đình cải thiện đời sống, duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao chất lượng rừng và trữ lượng carbon, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.

ERPA là nguồn kinh phí quan trọng giúp cộng đồng, cá nhân và hộ gia đình cải thiện đời sống, duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao chất lượng rừng và trữ lượng carbon, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đồng chí Hoàng Hải Minh khẳng định, thực hiện ERPA sẽ góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ của rừng vùng Bắc Trung Bộ, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; Từ đó, tạo thêm nguồn kinh phí khá lớn phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng. Đây là nguồn kinh phí quan trọng giúp cộng đồng, cá nhân và hộ gia đình cải thiện đời sống, duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao chất lượng rừng và trữ lượng carbon, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thừa Thiên Huế là tỉnh tiên phong đi đầu trong 6 tỉnh được chi trả thí điểm ERPA của vùng Bắc Trung Bộ…. Ngay sau khi có các Nghị định, Quyết định, Công văn thông báo về chi trả nguồn ERPA và để chuẩn bị thực hiện tốt cho việc thực hiện chi trả ERPA, địa phương đã xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống tổ chức và năng lực kỹ thuật để quản lý, điều phối và điều hành hiệu quả công tác chi trả nguồn ERPA.

Cộng đồng thôn Lê Triêng 1, xã Trung Sơn, huyện A Lưới là nơi còn giữ được nhiều cánh rừng nguyên sinh. Từ năm 2021 đến nay, bà con đồng bào dân tộc Pa Cô ở đây rất phấn khởi khi được Nhà nước chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ nguồn thu thủy điện và nước sạch, với diện tích hơn 431 hecta thuộc lưu vực thủy điện A Lin. Năm 2023, ngoài nguồn tiền DVMTR được chi trả từ nguồn thu thủy điện và nước sạch, cộng đồng có thêm nguồn thu DVMTR từ nguồn chi trả các - bon (nguồn chi trả ERPA), đồng bào ở đây càng phấn khởi, có thêm động lực để giữ rừng, với nguồn tiền này cộng đồng được nhận thêm hơn 158 triệu đồng/961 ha rừng tự nhiên.

Đồng chí Hồ Văn Ôn - Trưởng Ban quản lý rừng cộng đồng thôn Lê Triêng 1, xã Trung Sơn, huyện A Lưới chia sẻ: Niềm vui được nhân lên khi cộng đồng được tiếp sức thêm một nguồn tài chính mới, tăng thêm trong nguồn thu chi trả DVMTR, có thêm động lực cho bà con nơi đây. BQL rừng cộng đồng của chúng tôi gồm có 22 thành viên, được chia làm 2 tổ tuần tra bảo vệ rừng; đều là những người có sức khỏe tốt, thông thuộc địa bàn rừng núi, sông suối và định kỳ sẽ thay phiên nhau tổ chức triển khai kế hoạch tuần tra rừng 2 - 3 đợt/tháng.

Đồng chí Hồ Văn Ôn cho biết, đơn vị đã nỗ lực thực hiện nghiêm các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đúng như kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng đã lập, phù hợp với quy định của pháp luật. Phát hiện, báo cáo kịp thời những hành vi phá rừng, xâm hại rừng tới cơ quan chức nặng như Hạt kiểm lâm và UBND xã. Năm nay, nhận thêm tiền từ nguồn chi trả ERPA cộng đồng cũng sẽ tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tài chính cho việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và chia sẻ lợi ích của cộng đông. Đơn vị đã tổ chức họp và thống nhất trong cộng đồng về quy chế chia sẻ và sử dụng nguồn thu này theo đúng các mục đích sử dụng như: Dùng nguồn tiền để quản lý bảo vệ, phát triển rừng, tăng đợt tuần tra bảo vệ rừng, tăng số tiền công tuần tra, mua thêm trang phục, công cụ, dung cụ phục vụ tuần tra bảo vệ rừng, tìm hiểu, xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế tăng thu nhập cho cộng đồng và nâng cao đời sống của cộng đồng như…lập địa, mua cây giống phát triển kinh tế rừng trồng, phát triển mô hình chăn nuôi con giống như gà, lợn..,trồng cây bản địa dưới tán rừng như lồ ô, mây, mít, thiên niên kiện…thuê đất làm vườn ươm keo giống, trồng rừng kinh tế, động viên thành viên trong cộng đồng vay vốn làm sinh kế để cải thiện đời sống, thoát nghèo./.

Bài, ảnh: Hoàng Oanh

Nguồn ĐCSVN: https://dangcongsan.vn/kinh-te/nang-cao-nang-suat-chat-luong-rung-cai-thien-sinh-ke-ben-vung-cho-nguoi-dan-656278.html