Năm con hổ, nghe chuyện hổ bằng vỏ trứng

(SGTT) – Mỗi dịp tết đến xuân về, ông

Nguyễn Thành Tâm vẫn

thường dùng vỏ trứng để tạo hình con vật chủ đề của năm ấy. Và tết Nhâm Dần năm nay cũng không ngoại lệ, ông Tâm lại tiếp tục tạo ra những chú hổ, gắn với nhiều câu chuyện khác nhau. Hiện tại, ông đã có khoảng 60 tác phẩm về loài hổ được tạo bằng vỏ trứng.

“Thời gian nó lấy đi của mình cả sự linh hoạt, minh mẫn, và chỉ để lại cho mình tuổi già”, ông Tâm tâm sự. Thế nhưng, khi bắt tay làm những sản phẩm bằng vỏ trứng, cái gọi là “tình yêu đến muộn” của ông Tâm, thì cũng chính đôi tay run rẩy, đôi mắt kém ấy lại trở nên linh hoạt, khéo léo và tinh tường hơn bao giờ hết.

Năm nay, ông Tâm đã tiến hành làm thêm một bộ 7 chú hổ mang 7 sắc thái hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục; một ban nhạc hổ ngũ sắc và tân trang lại bộ ngũ hổ, con vật đem lại sự cân bằng cho ngũ phương trời đất.

Bên cạnh đó, ông Tâm còn có tạo hình các chú hổ trong truyện, chẳng hạn như truyện cổ tích Trí khôn của ta đây, hoặc là hình tượng hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ, hay cũng có thể là chú hổ trong câu chuyện của võ sĩ Lê Văn Khôi tay không đả hổ…

Ngoài ra, ông Tâm còn sở hữu đa dạng hình tượng hổ như chú hổ trong phim hoạt hình Kung Fu Panda 2, hổ Tigger trong phim hoạt hình Gấu Pooh, hay hình tượng hổ đại diện cho sức mạnh, hổ đội lốt cừu, hổ trông đình…

Tính đến thời điểm hiện tại. Ông Tâm đang sở hữu cho mình khoảng 60 tác phẩm về loài hổ và hơn 1.000 tác phẩm khác bằng vỏ trứng. Ông đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam cấp giấy chứng nhận là người tạo hình bằng vỏ trứng nhiều nhất Việt Nam.

Dưới đây là những tác phẩm của ông Nguyễn Thành Tâm về nhiều hình tượng hổ khác nhau

1 của 13

Ông Nguyễn Thành Tâm đang chăm chút cho tác phẩm của mình

Truyện cổ tích Trí khôn của ta đây, kể về một chú hổ vì cười nhạo chú trâu to lớn nhưng lại khuất phục con người

Cuối cùng chú hổ ấy phải trả giá vì trí khôn của người nông dân.

Hình tượng hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ “Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”

Võ sĩ Lê Văn Khôi tay không đả hổ.

Hổ trong phim hoạt hình Kung Fu Panda 2 được tạo từ trứng đà điểu

Hổ Tigger trong phim hoạt hình Gấu Pooh

Hình tượng Hổ đội lốt cừu và cừu đội lốt hổ, mô phỏng câu ca dao tục ngữ của dân gian

Mô phỏng miếng da hổ được treo trong một hàng quán

Hổ "bất tử" theo cách gọi của ông Tâm, vì những chú hổ này được làm theo mô hình lật đật, không thể lật ngã

Hổ tại các đình

Ông Tâm hiện tại đã sở hữu khoảng 60 tác phẩm liên quan đến loài hổ được tạo bằng vỏ trứng

Ngoài ra, ông Tâm còn có một bộ sưu tập 12 con giáp được làm bằng vỏ trứng. Hằng năm, ông vẫn luôn tu sửa và đổi mới những tác phẩm của mình

Phùng My

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/nam-con-ho-nghe-chuyen-ho-bang-vo-trung/