'Năm ánh sáng' là đơn vị đo vũ trụ bằng thời gian hay khoảng cách?

Chúng ta thường nhầm tưởng rằng năm ánh sáng là đơn vị đo thời gian. Thực chất, đây là đơn vị đo khoảng cách thông dụng ngoài vũ trụ.

Ánh sáng là thứ di chuyển nhanh nhất trong vũ trụ, nó đi với tốc độ 300 ngàn cây số mỗi giây - rất nhanh. Nếu bạn có thể đi được với vận tốc ánh sáng, thì bạn chỉ mất 1 giây để có thể đi vòng quanh xích đạo Trái Đất đến 7,5 lần.

Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng đi được trong thời gian 1 năm.

Một năm ánh sáng bằng 9.460.528.400.000km (9,5 ngàn tỷ km), tức là 5.878.499.810.000 dặm.

Một giây ánh sáng là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong một giây - tức là gấp 7,5 lần khoảng cách xích đạo Trái Đất.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, số lượng đơn vị thiên văn trong một năm ánh sáng bằng với số lượng inch trong một dặm, tức là trong một năm ánh sáng có 63 ngàn đơn vị thiên văn và trong một dặm có 63 ngàn inch.

Vào thế kỷ 20, nhà thiên văn Robert Burnham - tác giả của quyển Cẩm nang Thiên thể Burnham (Burnham's Celestial Handbook) đã nghĩ ra cách mô tả dễ hiểu khoảng cách của một năm ánh sáng.

Ông đã nén Năm ánh sáng xuống còn Đơn vị thiên văn - khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Khoảng cách này vào khoảng 150 triệu km - tương đương với 8 phút ánh sáng.

Những ngôi sao càng cách xa Trái đất, thì nghĩa là khi bạn nhìn thấy ánh sáng của nó, bạn đang nhìn nó trong quá khứ.

Khi ngắm mặt trời lặn, có nghĩa là ngắm mặt trời cách đó 8,3 phút.

Sirius là ngôi sao sáng nhất giữa bầu trời, nằm cách Trái đất 8,6 năm ánh sáng từ Trái đất, nghĩa là ánh sáng bạn nhìn thấy nó đã vụt tắt từ 8,6 năm trước đó.

Kính viễn vọng Hubble có thể phát hiện các hành tinh có ánh sáng mất hàng tỷ năm để tiến tới trái đất. Vì vậy, hình ảnh Hubble cho ta thấy các hành tinh cách đây hàng tỷ năm, đôi khi trùng thời gian trái đất hình thành.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nam-anh-sang-la-don-vi-do-vu-tru-bang-thoi-gian-hay-khoang-cach-1495981.html