Mỹ tích hợp tên lửa Patriot với hệ thống phòng không Liên Xô tạo ra FrankenSAM

Các nhà phát triển Mỹ đã có thể tích hợp tên lửa đánh chặn của Patriot với hệ thống phòng không cũ thời Liên Xô như một phần dự án FrankenSAM.

Thông tin trên được tờ New York Times (NYT) đăng tải, có sự tham khảo các đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cũng như Lầu Năm Góc: "FrankenSAM (hệ thống phòng không lai ghép) đã được thử nghiệm thành công".

Thông tin trên được tờ New York Times (NYT) đăng tải, có sự tham khảo các đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cũng như Lầu Năm Góc: "FrankenSAM (hệ thống phòng không lai ghép) đã được thử nghiệm thành công".

Theo công bố, tên lửa phòng không "Frankenstein" đã có thể bắn trúng máy bay không người lái. Các bài kiểm tra diễn ra tại bãi thử vũ khí White Sands ở bang New Mexico.

Theo công bố, tên lửa phòng không "Frankenstein" đã có thể bắn trúng máy bay không người lái. Các bài kiểm tra diễn ra tại bãi thử vũ khí White Sands ở bang New Mexico.

Tên lửa được tích hợp với cả bệ phóng và trạm radar (như NYT viết - radar do Ukraine sản xuất). Hệ thống này dự kiến sẽ được gửi đến Ukraine vào mùa đông năm nay, cùng với kho tên lửa phòng không của Mỹ và các đồng minh.

Tên lửa được tích hợp với cả bệ phóng và trạm radar (như NYT viết - radar do Ukraine sản xuất). Hệ thống này dự kiến sẽ được gửi đến Ukraine vào mùa đông năm nay, cùng với kho tên lửa phòng không của Mỹ và các đồng minh.

Những người đối thoại với ấn phẩm NYT của Mỹ không nêu rõ ràng tên loại hệ thống phòng không chế tạo từ thời Liên Xô mà tên lửa đánh chặn trang bị cho Patriot được tích hợp.

Những người đối thoại với ấn phẩm NYT của Mỹ không nêu rõ ràng tên loại hệ thống phòng không chế tạo từ thời Liên Xô mà tên lửa đánh chặn trang bị cho Patriot được tích hợp.

Điều đáng chú ý là tên lửa được sử dụng trong hệ thống phòng không Patriot (MIM-104) có kích thước tương đương với đạn của tổ hợp Buk và nhỏ hơn một chút so với tên lửa mà S-300 thường bắn đi.

Điều đáng chú ý là tên lửa được sử dụng trong hệ thống phòng không Patriot (MIM-104) có kích thước tương đương với đạn của tổ hợp Buk và nhỏ hơn một chút so với tên lửa mà S-300 thường bắn đi.

Cần nhớ lại rằng trước đó Mỹ và Ukraine đã đạt được thành công trong việc tích hợp tên lửa RIM-7 với hệ thống phòng không Buk, và tạo ra hệ thống phòng không mới có thể bắn cả tên lửa AIM-9X.

Cần nhớ lại rằng trước đó Mỹ và Ukraine đã đạt được thành công trong việc tích hợp tên lửa RIM-7 với hệ thống phòng không Buk, và tạo ra hệ thống phòng không mới có thể bắn cả tên lửa AIM-9X.

Theo Nghị sĩ Oleksandra Ustinova đến từ Trung tâm phòng chống tham nhũng Ukraine, một số bệ phóng của tổ hợp Buk được sửa đổi có khả năng bắn tên lửa của Mỹ đã có mặt ở Ukraine.

Theo Nghị sĩ Oleksandra Ustinova đến từ Trung tâm phòng chống tham nhũng Ukraine, một số bệ phóng của tổ hợp Buk được sửa đổi có khả năng bắn tên lửa của Mỹ đã có mặt ở Ukraine.

Tổng cộng, Lực lượng Vũ trang Ukraine có kế hoạch hiện đại hóa 17 bệ phóng, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ hiện chỉ có thể xử lý khoảng 5 bệ phóng mỗi tháng.

Tổng cộng, Lực lượng Vũ trang Ukraine có kế hoạch hiện đại hóa 17 bệ phóng, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ hiện chỉ có thể xử lý khoảng 5 bệ phóng mỗi tháng.

Những nỗ lực của Ukraine và Mỹ trong khuôn khổ chương trình FrankenSAM nhằm mục đích bù đắp lượng tên lửa bị mất trong mùa đông 2022/2023 nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Những nỗ lực của Ukraine và Mỹ trong khuôn khổ chương trình FrankenSAM nhằm mục đích bù đắp lượng tên lửa bị mất trong mùa đông 2022/2023 nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/my-tich-hop-ten-lua-patriot-voi-he-thong-phong-khong-lien-xo-tao-ra-frankensam-post659223.html