Mỹ phải săn lùng bản thiết kế tiêm kích Yak-141 bằng mọi giá

Trong quá khứ, Mỹ đã săn lùng bản thiết kế tiêm kích Yak-141 huyền thoại của Liên Xô để học tập công nghệ cho những dự án hàng không tương lai của mình.

Tiêm kích Yak-141 là loại máy bay chiến đấu huyền thoại trên tàu sân bay của Liên Xô với khả năng cất và hạ cánh mà không cần đường băng (VTOL), nó được cho là nguyên mẫu của F-35B do Mỹ chế tạo.

Yak-141 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1987. Thiết kế của mang tính đột phá để thực hiện việc cất cánh từ boong tàu tuần dương hạng nặng, những giải pháp thực sự sáng tạo đã được áp dụng, điển hình là vòi phun quay và các bộ phận trợ lực nằm phía sau vòm buồng lái.

Yak-141 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1987. Thiết kế của mang tính đột phá để thực hiện việc cất cánh từ boong tàu tuần dương hạng nặng, những giải pháp thực sự sáng tạo đã được áp dụng, điển hình là vòi phun quay và các bộ phận trợ lực nằm phía sau vòm buồng lái.

Theo lời phi công quân sự danh dự của Nga - ông Vladimir Popov, chính thiết kế của Yak-141 đã trở thành nền tảng cho chiếc tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II khét tiếng do Mỹ chế tạo.

Theo lời phi công quân sự danh dự của Nga - ông Vladimir Popov, chính thiết kế của Yak-141 đã trở thành nền tảng cho chiếc tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II khét tiếng do Mỹ chế tạo.

“Tiêm kích Yak-141 là một cỗ máy thực sự độc đáo, công nghệ của nó vẫn còn phù hợp cho đến tận bây giờ. Đây là sự phát triển thành công đầu tiên của việc cất và hạ cánh thẳng đứng với các chế độ bay từ tốc độ cận âm đến siêu âm”, ông Vladimir Popov nói với PolitExpert .

“Tiêm kích Yak-141 là một cỗ máy thực sự độc đáo, công nghệ của nó vẫn còn phù hợp cho đến tận bây giờ. Đây là sự phát triển thành công đầu tiên của việc cất và hạ cánh thẳng đứng với các chế độ bay từ tốc độ cận âm đến siêu âm”, ông Vladimir Popov nói với PolitExpert .

Tuy nhiên sự tan rã của Liên bang Xô Viết và việc cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng của đất nước đã đặt dấu chấm hết cho dự án mang tính cách mạng.

Tuy nhiên sự tan rã của Liên bang Xô Viết và việc cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng của đất nước đã đặt dấu chấm hết cho dự án mang tính cách mạng.

Giống như nhiều sự phát triển đầy hứa hẹn khác của những năm cuối thập niên 1980, máy bay Yakovlev chỉ có một vị trí trong "sân sau" của lịch sử. Tuy nhiên đối với dự án, thành tựu của các công trình sư vẫn chứng minh sự hữu ích.

Giống như nhiều sự phát triển đầy hứa hẹn khác của những năm cuối thập niên 1980, máy bay Yakovlev chỉ có một vị trí trong "sân sau" của lịch sử. Tuy nhiên đối với dự án, thành tựu của các công trình sư vẫn chứng minh sự hữu ích.

Việc không thể duy trì hiệu quả một doanh nghiệp khổng lồ khi thiếu sự tài trợ của nhà nước đã buộc các đại diện của Cục thiết kế Yakovlev phải tìm kiếm nguồn vốn ở nước ngoài. Trong đó, người Mỹ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến chiếc máy bay độc đáo.

Việc không thể duy trì hiệu quả một doanh nghiệp khổng lồ khi thiếu sự tài trợ của nhà nước đã buộc các đại diện của Cục thiết kế Yakovlev phải tìm kiếm nguồn vốn ở nước ngoài. Trong đó, người Mỹ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến chiếc máy bay độc đáo.

Theo một số báo cáo, các bản thiết kế của Yak-141 đã được bán ra nước ngoài, trở thành hiện thân của F-35B khét tiếng. Khách hàng không quan tâm nhiều đến hệ thống điện tử hàng không của máy bay cũng như một số chi tiết phụ trợ khác.

Theo một số báo cáo, các bản thiết kế của Yak-141 đã được bán ra nước ngoài, trở thành hiện thân của F-35B khét tiếng. Khách hàng không quan tâm nhiều đến hệ thống điện tử hàng không của máy bay cũng như một số chi tiết phụ trợ khác.

“Tư tưởng của các kỹ sư hàng không của chúng tôi là đúng. Điều duy nhất họ không thể làm là hoàn thiện phát minh do các vấn đề kinh tế. Người Mỹ kết hợp mọi thứ lại với nhau và thổi luồng sinh khí mới vào đó bằng cách lắp ráp một cỗ máy của thế kỷ 21”, ông Popov nói.

“Tư tưởng của các kỹ sư hàng không của chúng tôi là đúng. Điều duy nhất họ không thể làm là hoàn thiện phát minh do các vấn đề kinh tế. Người Mỹ kết hợp mọi thứ lại với nhau và thổi luồng sinh khí mới vào đó bằng cách lắp ráp một cỗ máy của thế kỷ 21”, ông Popov nói.

Tuy nhiên theo phi công danh dự của Nga, những phát triển của Liên Xô không giúp các nhà thiết kế nước ngoài tạo ra chiếc máy bay hoàn hảo. F-35B trở nên nổi tiếng là một trong những tiêm kích kém tin cậy nhất, không chỉ ở Mỹ mà còn trên thế giới.

Tuy nhiên theo phi công danh dự của Nga, những phát triển của Liên Xô không giúp các nhà thiết kế nước ngoài tạo ra chiếc máy bay hoàn hảo. F-35B trở nên nổi tiếng là một trong những tiêm kích kém tin cậy nhất, không chỉ ở Mỹ mà còn trên thế giới.

Ông Popov khẳng định nước Nga chắc chắn sẽ quay trở lại việc phát triển máy bay chiến đấu VTOL. Các sản phẩm như vậy làm tăng đáng kể hiệu quả của hàng không hải quân, khắc phục sự khiêm tốn của cơ sở hạ tầng quân sự.

Ông Popov khẳng định nước Nga chắc chắn sẽ quay trở lại việc phát triển máy bay chiến đấu VTOL. Các sản phẩm như vậy làm tăng đáng kể hiệu quả của hàng không hải quân, khắc phục sự khiêm tốn của cơ sở hạ tầng quân sự.

“Tiêm kích với thời gian cất cánh và hạ cánh ngắn có ý nghĩa rất lớn trong chiến đấu. Điều đầu tiên được thực hiện khi bắt đầu chiến tranh là phá hủy các sân bay, thông tin liên lạc hàng không và hải cảng. Nhưng không dễ dàng như vậy để vô hiệu hóa toàn bộ cơ sở hạ tầng".

“Tiêm kích với thời gian cất cánh và hạ cánh ngắn có ý nghĩa rất lớn trong chiến đấu. Điều đầu tiên được thực hiện khi bắt đầu chiến tranh là phá hủy các sân bay, thông tin liên lạc hàng không và hải cảng. Nhưng không dễ dàng như vậy để vô hiệu hóa toàn bộ cơ sở hạ tầng".

"Sẽ rất khó để một chiếc máy bay thông thường cất cánh trong điều kiện đó. Nhưng các tiêm kích VTOL - giống như trực thăng vẫn có khả năng tung cánh trên bầu trời”, phi công quân sự được vinh danh của Nga nhấn mạnh.

"Sẽ rất khó để một chiếc máy bay thông thường cất cánh trong điều kiện đó. Nhưng các tiêm kích VTOL - giống như trực thăng vẫn có khả năng tung cánh trên bầu trời”, phi công quân sự được vinh danh của Nga nhấn mạnh.

Hiện tại, một số dòng máy bay chiến đấu độc đáo đang được tạo ra ở Nga với động cơ trang bị công nghệ điều khiển vector lực đẩy. Nhờ giải pháp này, tiêm kích không chỉ trở nên siêu cơ động mà còn có khả năng cất cánh từ đường băng ngắn hơn.

Hiện tại, một số dòng máy bay chiến đấu độc đáo đang được tạo ra ở Nga với động cơ trang bị công nghệ điều khiển vector lực đẩy. Nhờ giải pháp này, tiêm kích không chỉ trở nên siêu cơ động mà còn có khả năng cất cánh từ đường băng ngắn hơn.

Tuy vậy, việc hoàn thành thiết kế của Yak-141 để cho ra đời một tiêm kích có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như F-35B vẫn là nhiệm vụ khác hẳn, rõ ràng Nga sẽ phải nỗ lực rất nhiều khi đã để Mỹ vượt một khoảng cách rất xa.

Tuy vậy, việc hoàn thành thiết kế của Yak-141 để cho ra đời một tiêm kích có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như F-35B vẫn là nhiệm vụ khác hẳn, rõ ràng Nga sẽ phải nỗ lực rất nhiều khi đã để Mỹ vượt một khoảng cách rất xa.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-phai-san-lung-ban-thiet-ke-tiem-kich-yak-141-bang-moi-gia-post496102.antd