Mỹ chi tới 7,2 tỷ USD để mua 'sát thủ diệt tăng' Javelin

Mỹ dự định chi số tiền cực lớn lên tới 7,8 tỷ USD để mua 'Sát thủ diệt tăng' Javelin. Trải qua thực chiến, Javelin được coi là một trong số những tên lửa chống tăng mạnh nhất thế giới.

Liên doanh Javelin (JJV), một sự hợp tác giữa hai nhà sản xuất vũ khí Raytheon Technologies và Lockheed Martin, đã giành được hợp đồng sản xuất tên lửa chống tăng Javelin cho quân đội Mỹ, trị giá tới 7,2 tỷ USD.

Hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa chống tăng Javelin và thiết bị liên quan kéo dài từ năm tài chính 2023 đến 2026.

Khoản tài trợ được ủy quyền ban đầu là 1,02 tỷ USD sẽ cho phép sản xuất 3.960 quả Javelin mỗi năm.

Hợp đồng cũng bao gồm dụng cụ, thiết bị thử nghiệm cần thiết để mở rộng năng lực sản xuất tên lửa Javelin tại các nhà máy của JJV và trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Đại diện JJV nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống tên lửa chống tăng Javelin nhằm đáp ứng nhu cầu của Mỹ cũng như khách hàng trên thế giới.

Cho đến nay, đã hơn 50.000 tên lửa và 12.000 bộ phận phóng của hệ thống tên lửa Javelin đã được sản xuất.

Tên lửa chống tăng Javelin dự kiến sẽ vẫn là một thành phần quan trọng trong kho vũ khí của Mỹ cho đến năm 2050.

"Sát thủ diệt tăng" Javelin đã chứng minh tính hiệu quả trong thực chiến, dòng tên lửa này của Mỹ này được đánh giá là một trong số những vũ khí chống tăng vác vai tốt nhất thế giới.

Javelin nổi bật với kiểu tấn công "đột nóc": chúng sẽ bay lên cao trên mục tiêu, rồi đột ngột lao xuống với tốc cực lớn để phá hủy phần nóc của xe tăng.

Đây là nơi có giáp mỏng nhất trên xe tăng.

Loại tên lửa diệt tăng này cực hiện đại khi có khả năng tự dẫn đến mục tiêu. Rất ít các loại tên lửa diệt tăng có thể làm được điều tương tự.

Javelin cũng được sử dụng để bắn thẳng vào các tòa nhà hay các công sự của đối phương.

Đầu đạn của tên lửa sử dụng loại nổ lõm cho sức hủy diệt lớn. Javelin được sử dụng lần đầu trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003.

Tên lửa chống tăng Javelin đã chứng minh được hiệu quả cao trong việc phá hủy các xe tăng T-72 và Type 69 của Iraq.

Tiếp đến chúng thể hiện xuất sắc tại chiến trường Syria khi Mỹ cung cấp một số lượng hạn chế cho đồng minh của mình tại đây.

Hệ thống tên lửa chống tăng vác vai Javelin có chiều dài ống phóng 1,2m; chiều dài tên lửa 1,1 m; đầu đạn nặng 8,4 kg; tầm bắn từ 75 m đến 2.500 m.

Chúng sử dụng công nghệ ảnh hồng ngoại để ngắm bắn. Khả năng xuyên thép của tên lửa chống tăng Javelin >600 mm

Khi ngắm bắn các thông số mục tiêu sẽ được nạp vào hệ thống ống phóng và tên lửa. Xạ thủ chỉ việc bấm nút bắn và rút lui.

Sau khi phóng đi, tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại, tự động bám theo mục tiêu mà không cần sự can thiệp hay dẫn hướng của người phóng.

Hệ thống phóng tên lửa vác vai này chỉ mất 30 giây để lắp đặt vào trạng thái sẵn sàng phóng tên lửa, và mất 20 giây cho quá trình nạp tên lửa mới.

Đối với trực thăng hoặc các mục tiêu khác xạ thủ sẽ dùng kiểu tấn công trực diện.

Đạn tên lửa của bệ phóng Javelin là loại tên lửa liều phóng kép (2 tầng đẩy), với một liều phóng phụ nhỏ có tác dụng đẩy quả đạn khỏi ống phóng sau đó động cơ chính mới hoạt động để đẩy tên lửa lao vút đi.

Cơ chế liều phóng kép này giúp bảo vệ xạ thủ đặc biệt là tác chiến trong môi trường tác chiến đô thị hoặc trong không gian chật hẹp.

Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 8,4 kg (loại chống tăng HEAT) cư ly tác chiến hiệu quả xa nhất là 2.500 m, tuy nhiên các biến thể mới nhất của loại tên lửa này đã được nâng tầm bắn.

Vào năm 2020 Mỹ tiếp tục cải tiến tên lửa Javelin được cải tiến về trọng lượng và kích thước để tối ưu hơn.

Ngoài ra hệ thống GPS kết nối mạng chiến đấu nội bộ, chế độ hoạt động quang-hồng ngoại cũng được nâng cấp giúp tối ưu khả năng tác chiến trong bóng tối.

Điểm yếu của loại tên lửa này là giá thành đắt đỏ. Bệ phóng tên lửa di động này thường có giá gần 200.000 USD, trong khi mỗi quả tên lửa có giá vào khoảng 100.000 USD tùy số lượng đặt mua.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-chi-toi-72-ty-usd-de-mua-sat-thu-diet-tang-javelin-post538891.antd